Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 8 Cánh diều (Có đáp án) Hệ tuần hoàn ở động vật
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 8 Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích tổng hợp 15 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức về Hệ tuần hoàn ở động vật với các mức độ: vận dụng, thông hiểu và vận dụng cao.
Câu hỏi trắc nghiệm Hệ tuần hoàn ở động vật có đáp án giải chi tiết kèm theo sẽ giúp các bạn học sinh lớp 11 làm quen với các dạng bài tập. Qua đó có định hướng học tập, ôn luyện đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Vậy dưới đây là 15 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 8 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi.
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 8 Cánh diều (Có đáp án)
I. Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 8 Cánh diều
Câu 1: Hệ tuần hoàn bao gồm
A. Tim
B. Hệ thống mạch máu
C. Dịch tuần hoàn
D. Cả ba ý trên
Câu 2: HTH của động vật được cấu tạo từ những bộ phận :
A. tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn
B. hồng cầu
C. máu và nước mô
D. bạch cầu
Câu 3: Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận:
A. hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
B. tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
C. máu và dịch mô
D. tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn.
Câu 4: Hệ tuần hoàn có chức năng
A. Vận chuyển các chất vào cơ thể
B. Vận chuyển các chất từ ra khỏi cơ thể
C. Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể
D. Dẫn máu từ tim đến các mao mạch
Câu 5: Hệ tuần hoàn có vai trò:
A. Chuyển hóa năng lượng trong cơ thể
B. Chuyển hóa vật chất trong cơ thể
C. Vận chuyển các chất trong nội bộ cơ thể
D. Đem chất dinh dưỡng và oxi cung cấp cho toàn cơ thể và lấy các sản phẩm không cần thiết đến cơ quan bài tiết
Câu 6: Nhóm động vật nào chưa có hệ tuần hoàn?
A. Chim
B. Động vật đa bào cơ thể nhỏ dẹp
C. Động vật đơn bào
D. Cả B và C
Câu 7: Các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và khí với môi trường bên ngoài, xảy ra qua.
A. Hệ tuần hoàn kín
B. Màng tế bào một cách trực tiếp
C. Qua dịch mô quanh tế bào
D. Hệ tuần hoàn hở
Câu 8: Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm
A. Vì tốc độ máu chảy chậm.
B. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.
C. Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối
D. Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô - máu.
Câu 9: Điền vào chỗ trống: Sơ đồ sau mô tả vòng tuần hoàn ….. và cấu trúc số 1 là …..
A. …hở,.. xoang cơ thể
B. …nhỏ…phế nang phổi
C. …kín…xoang cơ thể
D. …kín…phế nang phổi
Câu 10: Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở?
A.Vì không có mao mạch
B. Vì có mao mạch
C. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn
D. Vì tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 11: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có:
A. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim)
B. Tốc độ máu chảy chậm, máu không đi được xa.
C. Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp.
D. Máu đến các cơ quan chậm.
Câu 12: Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm nào sau đây:
A. Máu chảy ra khỏi hệ mạch và hòa vào dịch mô.
B. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín
C. Máu không chảy trong hệ mạch.
D. Máu chảy chậm.
Câu 13: Đường đi của hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?
A. Tim → Động mạch → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch → Tim.
B. Tim → Động mạch → Trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Tĩnh mạch → Tim.
C. Tim → Động mạch → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Trao đổi chất với tế bào → Tĩnh mạch → Tim.
D. Tim → Động mạch → Khoang máu → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch →Tim
Câu 14: Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở?
A. Tim => khoang cơ thể => động mạch => tĩnh mạch.
B. Tim => tĩnh mạch => khoang cơ thể => động mạch.
C. Tim -> động mạch => tĩnh mạch => khoang cơ thể
D. Tim => động mạch => khoang cơ thề => tĩnh mạch.
Câu 15: Hệ mạch máu gồm:
I. Máu từ tim,
II, động mạch,
III, khoang cơ thể;
IV. tĩnh mạch;
V. máu về tim;
VI. Mao mạch. Đường đi của máu ở hệ tuần hoàn hở là
A. I→II→III→IV→V.
B. I→II→VI→IV→V.
C. I→II→IV→III→V.
D. I→IV→III→I→V .
Câu 16: Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?
A. Tim -> Động Mạch ->Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Tim.
B. Tim -> Động Mạch -> Mao mạch -> Tĩnh mạch -> Tim.
C. Tim -> Mao mạch ->Động Mạch -> Tĩnh mạch -> Tim.
D. Tim ->Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Động Mạch -> Tim.
Câu 17: Mỗi chu kì hoạt động của hệ tuần hoàn kín đơn diễn ra theo trật tự nào?
A. Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ
B. Tâm nhĩ → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm thất
C. Tâm thất → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ
D. Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ
Câu 18: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
Câu 19: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở có những đặc điểm nào sau đây?
1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp
2. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao
3. Tốc độ máu chảy nhanh.
4. Tốc độ máu chảy chậm.
A. 1, 4
B. 1, 3
C. 2, 4
D. 2, 3
Câu 20: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
II. Đáp án trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 8
1D | 2A | 3D | 4C | 5C |
6D | 7B | 8C | 9A | 10A |
11A | 12B | 13D | 14D | 15A |
16B | 17A | 18B | 19A | 20D |