Trả lời câu hỏi Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Trả lời câu hỏi SGK Lịch sử lớp 6 (Bài 1 - Bài 20)
Trả lời câu hỏi Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kinh nghiệm để nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Qua đó, còn giúp các em trả lời toàn bộ các câu hỏi trong SGK Lịch sử 6 KNTT theo bài thật thành thạo, nhằm củng cố kiến thức Lịch sử 6 thật tốt, để ôn thi hiệu quả. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Trả lời câu hỏi SGK Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
BÀI 1. LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
Phần mở đầu
Quan sát hình 1, em hãy chỉ ra những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử. Theo em sự thay đổi theo thời gian như vậy được hiểu là gì?
Hướng dẫn giải:
Những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử: Từ những chiếc máy cũ kĩ, nhiều chi tiết linh kiện đến những chiếc máy hiện đại.
Sự thay đổi theo thời gian được gọi là Lịch sử.
1. Lịch sử là gì?
Khái niệm lịch sử được hiểu như thế nào? Nêu ví dụ cụ thể.
Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra và lịch sử còn được hiểu là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.
Ví dụ:
Quá trình hình thành và phát triển của loài người (từ vượn thành người)
Lịch sử xây dựng và phát triển của đất nước Việt Nam
Các triều đại nhà Triệu, Đinh, Lý, Trần
2. Vì sao phải học lịch sử?
1/ Nêu ý nghĩa hai câu thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh "Dân ta phải biết sử ta / Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"
2/ Theo em, việc biên soạn các tác phẩm như hình 2 có tác dụng gì?
3/ Vì sao phải học lịch sử?
Hướng dẫn giải:
1/ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
“Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.
2/ Việc biên soạn như hình 2 giúp làm phong phú hơn về số lượng các tác phẩm liên quan đến lịch sử. Giúp dễ dàng tiếp nhận kiến thức, tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho độc giả.
3/ Học lịch sử giúp:
Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ, tìm về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ,... và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.
Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
Phần luyện tập và vận dụng
1. Nhà chính trị nổi tiếng của La Mã cổ đại Xi-xe-rông đã nói: "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống". Em có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao?
2. Các bạn trong hình bên đang làm gì? Theo em, việc làm đó có ý nghĩa như thể nào?
3. Hãy chia sẻ với thầy/cô giáo và các bạn các hình thức học lịch sử mà em biết; cách học lịch sử nào giúp em hứng thú và đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Em hãy điều tra xem trong lớp có bao nhiêu bạn thích học môn Toán, môn Ngữ văn và môn Lịch sử. Theo em, các bạn thích học những môn khác có cần biết lịch sử không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
1/ Đồng ý với ý kiến vì:
Lịch sử cho ta biết về quá khứ của một dân tộc, nền văn hóa và truyền thống của một dân tộc, chủ quyền của đất nước. Qua đó nhắc nhở ta hãy nhớ về quá khứ của dân tộc mình, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và hơn hết nhắc nhở ta đấu tranh bảo vệ đất nước.
Lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai
=> Chính vì vậy lịch sử xứng đáng được coi là thầy dạy của cuộc sống.
2/ Các bạn hình bên đang lau dọn lại các phần mộ. Đây là hành động thể hiện sự nhớ ơn và trân trọng những người đã khuất.
3/ Một số cách học lịch sử:
- Đọc sách giáo khoa sau đó tự tóm tắt kiến thức chính vào vở
- Đọc sách trước khi lên lớp và đọc lại vào buổi tối
- Ghi các sự kiện vào giấy nhớ và dán lên khu vực bàn học
- Vẽ sơ đồ tư duy, chỉ ghi ý chính, có thể mô tả bằng hình ảnh
- Học cùng bạn bè trong giờ ra chơi
4/ Ai cũng cần biết lịch sử bởi tầm quan trọng và ý nghĩa của lịch sử trong cuộc sống, đặc biệt đối với học sinh. Lịch sử giúp ta nhìn lại quá khứ, biết ơn người đi trước và phấn đấu cho tương lai.
BÀI 2 DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ
1. Tư liệu hiện vật
Thế nào là tư liệu hiện vật? Từ hình 2 và 3, em hãy kể thêm một số tư liệu hiện vật mà em biết.
Hướng dẫn giải:
Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật, ... của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất. Tuy đây chỉ là những hiện vật "câm", nhưng nếu biết khai thác, chúng có thể nói cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.
Một số tư liệu hiện vật:
- Nhóm hiện vật lợp mái cung điện thời Lý được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long
- Ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long
- Xe tăng, máy bay, khẩu pháo và một số súng thần công còn được lưu giữ tại bảo tàng lịch sử Thừa Thiên - Huế
- Rìu đá, công cụ bằng đá
2. Tư liệu chữ viết
1/ Đoạn tư liệu trên cho em biết thông tin gì về thời đại Hùng Vương
2/ Em hiểu thế nào là tư liệu chữ viết? Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu (hình 4) cũng được coi là tư liệu chữ viết?
Hướng dẫn giải:
1/ Đoạn thông tin này cho ta biết thông tin về tổ chức hành chính, tên gọi của người đứng đầu các bộ... Cụ thể: quốc hiệu là Văn Lang, đất nước chia làm 15 bộ, tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng, con gái vua là Mị Nương, con trai vua là Quan lang, hình thức nối ngôi: cha truyền con nối - Phụ đạo. Vua các đời đều gọi là Hùng Vương.
2/ Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ. Các nguồn tài liệu này kể cho ta biết tương đối đầy đủ về các mặt của đời sống con người. Tuy nhiên, tư liệu chữ viết thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.
3. Tư liệu truyền miệng
1/ Thế nào là tư liệu truyền miệng
2. Hình 5 khiến em liên hệ đến truyền thuyết nào trong dân gian
Hướng dẫn giải:
1/ Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian, truyền thuyết được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác gọi là tư liệu truyền miệng. Loại tư liệu này thường không cho biết chính xác về thời gian và địa điểm, nhưng phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.
2/ Hình 5 khiến ta nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng
4. Tư liệu gốc
Em hiểu như nào là tư liệu gốc? Nêu ví dụ cụ thể.
Hướng dẫn giải:
Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện lịch sử. Đây là nguồn tài liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
Ví dụ:
- Cố đô Huế
- Đại Việt sử kí toàn thư
- Trống đồng Đông Sơn
Phần luyện tập và vận dụng
1/ Theo em, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết, tư liệu truyền miệng và tư liệu gốc có ý nghĩa gì và giá trị gì?
2/ Khai thác hình 2, 3, 4 và 5 trong bài học, hãy cho biết hình ảnh nào thuộc tư liệu gốc?
3/ Hãy kể tên một số truyền thuyết có liện quan đến lịch sử mà em biết.
4/ Ở nhà em hoặc nơi em sinh sống có những hiện vật nào ó thể giúp tìm hiểu lịch sử. Hãy giới thiệu ngắn gọn một nhân vật mà em thích nhất.
Hướng dẫn giải:
1/ Ý nghĩa và giá trị của sử liệu:
Sử liệu chính là phương tiện mà thông qua đó nhà sử học có thể nhận thức được những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Các nguồn sử liệu là bằng chứng giúp các nhà sử học "dựng lại lịch sử" một cách chính xác và khách quan nhất.
Các nguồn tư liệu còn giúp ta hình dung về cuộc sống tinh thần và vật chất của cuộc sống con người, giúp lí giải một số hiện tượng, sự việc dựa trên những chứng cứ khoa học.
2/ Tư liệu gốc gồm hình: 1, 2, 3, 4
3/ Một số truyền thuyết liên quan đến lịch sử:
- Phù Đổng Thiên Vương – Thánh Gióng
- Sơn Tinh – Thuỷ Tinh
- Bọc trăm trứng
- Bánh Dày – Bánh Chưng
- Sự tích dưa hấu
- Sự tích Chử Đồng Tử
- Sự tích về Cột đá thề
- Mị Châu - Trọng Thủy
....
>> Tải file để tham khảo toàn bộ tài liệu!