"Thực tế ảo" - Khi công nghệ mới lên ngôi
Thời gian gần đây, làng công nghệ Thế giới bỗng nhiên trở nên sôi động hơn khi hàng loạt các sản phẩm có liên quan tới "thực tế ảo" ra đời. Kính thực tế ảo, game thực tế ảo, video thực tế ảo... thậm chí, ở Việt Nam đây cũng đang là một trong từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất. Vậy "thực tế ảo", hay game VR, VR video nghĩa là gì?
Thực tế ảo là gì? VR là gì?
Thực tế ảo, hay thực tại ảo còn có tên tiếng Anh là Virtual Reality (viết tắt là VR), chính xác chỉ là một thuật ngữ miêu tả về môi trường mô phỏng được tạo ra bằng máy tính hoặc các thiết bị chuyên dụng khác. Phần lớn môi trường thực tế ảo này đều là những hình ảnh đa chiều, được tạo nên thông qua một thiết bị đặc biệt - kính thực tế ảo. Tuy nhiên, với một số trường hợp cao cấp hơn, một vài hệ thống VR có thể mô phỏng cả âm thanh, xúc giác hay thậm chí là mùi.
Các môi trường được tạo ra bởi VR sẽ có khả năng tương tác với người dùng theo thời gian thực. Nghĩa là, chỉ cần người dùng ra lệnh (bằng hành động, lời nói...) "thế giới nhân tạo" này sẽ biến đổi để phù hợp.
Kính thực tế ảo là gì?
Kính VR (VR Glass) là một công cụ đặc biệt, được sử dụng trong việc giúp người dùng cảm nhận và "giao tiếp" với môi trường ảo một cách chân thật và sống động nhất. Hiện trên thị trường có khá nhiều thiết bị này, như: Samsung Gear VR, IncrediSonic M700 VUE, Lenovo ANT VR hay Google Cardboard...
Tải Google Cardboard Camera miễn phí cho Android
Download free Google Cardboard cho iOS
Các ứng dụng của VR vào thực tiễn
Trên thực tế, công nghệ thực tế ảo này đã xuất hiện từ khoảng những năm 90, chỉ nổi lên khoảng vài năm trở lại đây, nhưng trên Thế, công nghệ VR đã được nghiên cứu và áp dụng vào rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như: công nghiệp, giáo dục và đào tạo, du lịch, dịch vụ bất động sản, thương mại và giải trí... đặc biệt là trong game để mang lại những trải nghiệm mới lạ hơn, độc đáo hơn cho người dùng.
Cơn sốt "thực tế ảo" tuy mới chỉ tràn vào Việt Nam trong thời gian ngắn, nhưng đã nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ phía người dùng, minh chứng là hàng loạt VR game, VR video, và các thiết bị hỗ trợ cho Virtual Reality đang trở nên phổ biến và khá đa dạng.
Các đặc điểm của công nghệ thực tại ảo
Như đã nói, thực tại ảo chính là một Thế giới nhân tạo, nơi người dùng có thể tương tác trực tiếp và thật nhất với các đối tượng trong đó, chính vì vậy, các hình ảnh đa chiều, các phản ứng của hệ thống mô phỏng và khả năng tạo ra sự "thực" nhất chính là mấu chốt. Cụ thể, một Thế giới thực tế ảo cần phải có:
Tương tác thời gian thực (real-time interactivity)
Có thể hiểu là khả năng phản ứng, tốc độ tạo ra sự thay đổi của máy tính, thiết bị trong môi trường mô phỏng so với "mong muốn" của người dùng. Phản ứng này càng nhanh, càng khiến người dùng cảm thấy thích thú và bị cuốn hút.
Cảm giác đắm chìm (immersion):
Đây chính là cách "giao tiếp" của người dùng với Thế giới ảo và ngược lại. Thông qua các hình ảnh đa chiều trong mô phỏng người dùng cảm thấy mình đang là một phần, đang tồn tại trong Thế giới ấy. Với một số hệ thống VR mạnh hơn, người dùng còn được tác động cả vào một số cảm giác khác để tăng mức độ "thực" của VR trong trải nghiệm của người dùng.
Ngoài ra, bạn còn có thể trải nghiệm các video theo kiểu 360 độ mà Youtube hỗ trợ cho Google Cardboard tại đây. Hoặc nếu là một game thủ thực sự, bạn cũng có thể biến màn hình máy tính của mình trở thành một VR với Virtual Desktop.
Về cơ bản thì Virtual Desktop sẽ "bẻ cong" màn hình máy tính, khiến chúng ta có cảm giác đang được bao quanh bởi những icon và biểu tượng trên màn hình, để hiểu rõ hơn, có thể xem qua video giới thiệu dưới đây:
Trên đây Eballsviet.com vừa giới thiệu qua với các bạn một vài khái niệm về "thực tế ảo VR". Chắc chắn trong tương lai sẽ còn có nhiều ứng dụng hỗ trợ cho sản phẩm này, vì Google đã tung ra bộ công cụ SDK cho các nhà phát triển. Trong những bài tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về công nghệ này.
Chúc các bạn có những giây phút giải trí vui vẻ!