Thông tư số 27/2014/TT-BGTVT Quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI --------------- Số: 27/2014/TT-BGTVT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------------------------ Hà Nội, ngày 28 tháng 07 năm 2014 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU NHỰA ĐƯỜNG SỬ DỤNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về việc quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cung ứng và sử dụng vật liệu nhựa đường trong xây dựng công trình giao thông, bao gồm:
1. Đơn vị cung ứng nhựa đường cho công trình giao thông;
2. Chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế, nhà thầu giám sát, nhà thầu thi công xây dựng công trình giao thông;
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Nhựa đường (còn gọi là bitum) là sản phẩm cuối cùng thu được từ công nghệ lọc dầu mỏ, bao gồm các hợp chất hydrocacbua cao phân tử như: CnH2n+2, CnH2n, hydrocacbua thơm mạch vòng (CnH2n-6) và một số dị vòng có chứa O, S, N; ở trạng thái tự nhiên, có dạng đặc quánh, màu đen.
Chương II
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Điều 4. Quy định về chất lượng nhựa đường
1. Nhựa đường phải đồng nhất, không chứa nước và không tạo bọt khi gia nhiệt đến 175°C. Ngoài các hợp chất ở trạng thái tự nhiên theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này, trong nhựa đường không được chứa bất kỳ lượng hóa chất nào phối trộn thêm.
2. Dựa vào độ kim lún, nhựa đường được chia thành các mác: 20-30; 40-50; 60-70; 85-100; 120-150 và 200-300. Các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa đường được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Phương pháp lấy mẫu và phương pháp thử
1. Phương pháp lấy mẫu
Mẫu nhựa đường để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được lấy theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7494:2005 (ASTM D 140)Bitum - Phương pháp lấy mẫu.
2. Phương pháp thử
Phương pháp thử ứng với từng chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa đường quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích bài thơ Tiếng đàn mưa
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về tình yêu của tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa dân tộc
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cơn mưa rào mùa hạ
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về sự trưởng thành
-
Tập làm văn lớp 4: Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc thứ quả mà em thích
-
Dẫn chứng về lòng kiên trì, nhẫn nại
-
Tập làm văn lớp 5: Tả người bà yêu quý của em
-
Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
Mới nhất trong tuần
-
QCVN 41:2019/BGTVT
50.000+ -
Thông tư 24/2023/TT-BCA
1.000+ -
Thông tư 08/2023/TT-BGTVT
100+ -
Thông tư 2/2023/TT-BGTVT
100+ -
Thông tư 17/2022/TT-BGTVT
100+ -
Nghị định 47/2022/NĐ-CP
100+ -
Thông tư 16/2022/TT-BGTVT
100+ -
Thông tư 12/2022/TT-BGTVT
100+ -
Thông tư 09/2022/TT-BGTVT
100+ -
Thông tư 08/2022/TT-BGTVT
100+