Thông tư quy định về phòng, chống tham nhũng trong ngành Thanh tra

Thông tư số 05/2011/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ: Quy định về phòng, chống tham nhũng trong ngành Thanh tra.

THANH TRA CHÍNH PHỦ
___________

Số: 05/2011/TT-TTCP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2011

THÔNG TƯ
Quy định về phòng, chống tham nhũng trong ngành Thanh tra
____________________

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005;

Căn cứ Luật Thanh tra năm 2004;

Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và các Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và 2005;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 65/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;

Thanh tra Chính phủ quy định về phòng, chống tham nhũng trong ngành Thanh tra như sau:

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các hoạt động khác của cơ quan thanh tra Nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan thanh tra Nhà nước và các đối tượng khác có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Cơ quan thanh tra Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý hành vi tham nhũng và tuân thủ các quy định tại Thông tư này.

2. Mọi hành vi tham nhũng, vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định tại Thông tư này phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa cơ quan thanh tra Nhà nước để vụ lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

1. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong cơ quan thanh tra Nhà nước

a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ động, phối hợp với các cơ quan hữu quan ban hành hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy trình, quy chế đối với các hoạt động của mình. Quy trình, quy chế phải quy định rõ trình tự, thủ tục, thời gian tiến hành, phân định rõ trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện phù hợp với yêu cầu, đặc điểm từng hoạt động và cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện, xử lý vi phạm; định kỳ phải có đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ từng thời kỳ;

b) Công khai, minh bạch các hoạt động theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này;

c) Tiếp nhận, xử lý kịp thời đơn, thư, tin tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị mình;

d) Kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.

2. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thanh tra Nhà nước

a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Chủ động tổ chức, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi tham nhũng;

c) Chấp hành và chịu sự đôn đốc, kiểm tra của Thủ trưởng cơ quan thanh tra cấp trên; thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Thủ trưởng cơ quan thanh tra cấp dưới về công tác phòng, chống tham nhũng và thực hiện các quy định tại Thông tư này;

d) Chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan thanh tra Nhà nước và các cá nhân có liên quan

a) Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; quy chế, quy trình công tác, nội quy của cơ quan và các quy định tại Thông tư này;

b) Chủ động phát hiện hành vi tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác; hợp tác với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng khi có yêu cầu.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Vũ Thị Chang
Liên kết tải về

Link Truy cập chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm