Thông tư 16/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết 02/NQ-CP về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu

Thông tư 16/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết 02/NQ-CP về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

BỘ TÀI CHÍNH
--------
Số: 16/2013/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2013

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC GIA HẠN, GIẢM MỘT SỐ KHOẢN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 07 THÁNG 01 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO SẢN XUẤT KINH DOANH, HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG, GIẢI QUYẾT NỢ XẤU

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Đất đai số 13/2003/QH 11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm một số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu như sau:

Chương I
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Điều 1. Gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

1. Gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp quý I và 03 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp quý II và quý III năm 2013 cho các đối tượng sau:

a) Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, bao gồm cả chi nhánh, đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán độc lập, hợp tác xã (sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng) (sau đây gọi chung là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ).

b) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động (sử dụng trên 300 lao động) trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: Nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội (sau đây gọi chung là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động).

c) Doanh nghiệp đầu tư – kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở.

2. Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ được gia hạn nộp thuế quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về lao động và doanh thu, được xác định như sau:

a) Cách xác định tiêu chí về lao động:

Số lao động bình quân năm (không bao gồm số lao động làm việc toàn bộ thời gian của chi nhánh, đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán độc lập) làm căn cứ xác định doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ là tổng số lao động mà doanh nghiệp sử dụng thường xuyên bình quân trong năm 2012 dưới 200 lao động, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng

Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 40/2009/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 12 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cách tính số lao động sử dụng thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Đối với doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 01/01/2013 thì tổng số lao động, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng là số lao động sử dụng thường xuyên bình quân tính từ ngày thành lập đến thời điểm 31/3/2013 (nếu thành lập trong quý I năm 2013), đến thời điểm 30/06/2013 (nếu thành lập trong quý II năm 2013), đến thời điểm 30/09/2013 (nếu thành lập trong quý III năm 2013) dưới 200 lao động.

b) Cách xác định tiêu chí về doanh thu:

Doanh nghiệp có doanh thu tính thuế TNDN năm 2012 không quá 20 tỷ đồng được xác định căn cứ vào chỉ tiêu "doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ” mã số [01] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ tính thuế năm 2012 (kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN của năm 2012) – Mẫu số 03-1A/TNDN (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính).

Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2012 hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2012 không đủ 12 tháng thì tiêu chí doanh thu năm 2012 được xác định không vượt quá 1,66 tỷ đồng nhân với (x) số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh của năm.

Đối với doanh nghiệp mới thành lập năm 2013 thì doanh thu được xác định căn cứ vào chỉ tiêu "doanh thu phát sinh trong kỳ” mã số [21] trên Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính – Mẫu số 01A/TNDN hoặc Mẫu số 01B/TNDN (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính). Nếu doanh nghiệp thành lập trong quý I năm 2013 thì doanh thu được xác định trên tờ khai quý I năm 2013 không quá 1,66 tỷ đồng nhân (x) số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý, thành lập trong quý II năm 2013 thì doanh thu được xác định trên tờ khai quý II năm 2013 không quá không quá 1,66 tỷ đồng nhân (x) số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý, thành lập trong quý III năm 2013 thì doanh thu được xác định trên tờ khai quý III năm 2013 không quá không quá 1,66 tỷ đồng nhân (x) số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý.

c) Trường hợp doanh nghiệp là các công ty tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con mà các công ty này đáp ứng tiêu chí về lao động (sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian) và có doanh thu năm 2012 không quá 20 tỷ đồng và không kinh doanh trong các lĩnh vực không được gia hạn nộp thuế thì thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

d) Không áp dụng gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này đối với các đối tượng sau đây:

- Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: Tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; chứng khoán; xổ số; trò chơi có thưởng; kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trường hợp doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ không kinh doanh trong các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng nếu trong kỳ có thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh tài chính như: lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay thì được gia hạn nộp thuế bao gồm cả các khoản thu nhập nêu trên của doanh nghiệp.

- Tổ chức kinh tế là đơn vị sự nghiệp.

3. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động (bao gồm cả số lao động của chi nhánh và đơn vị trực thuộc) trong các lĩnh vực được gia hạn nộp thuế hướng dẫn tại điểm b Khoản 1 Điều này gồm:

a) Doanh nghiệp có tổng số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm 2012 trên 300 người, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2013.

Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 40/2009/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 12 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cách tính số lao động sử dụng thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Đối với doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 01/01/2013 thì tổng số lao động, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng là số lao động sử dụng thường xuyên bình quân tính từ ngày thành lập đến thời điểm 31/3/2013 (nếu thành lập trong quý I năm 2013), đến thời điểm 30/06/2013 (nếu thành lập trong quý II năm 2013), đến thời điểm 30/09/2013 (nếu thành lập trong quý III năm 2013) trên 300 lao động.

Trường hợp doanh nghiệp tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con thì số lao động làm căn cứ xác định công ty mẹ thuộc đối tượng gia hạn nộp thuế không bao gồm số lao động của công ty con và ngược lại.

b) Số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế là số thuế tính trên thu nhập của hoạt động sản xuất, gia công, chế biến: Nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử và từ hoạt động xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội.

c) Hoạt động sản xuất, gia công, chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày (bao gồm cả giày da, dép da các loại), linh kiện điện tử được xác định căn cứ theo quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

d) Hoạt động xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội bao gồm thi công, xây dựng, lắp đặt: Nhà máy nước, nhà máy điện, công trình truyền tải, phân phối điện; hệ thống cấp thoát nước; đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga, bến xe; xây dựng trường học, bệnh viện, nhà văn hoá, rạp chiếu phim, cơ sở biểu diễn nghệ thuật, cơ sở luyện tập, thi đấu thể thao; hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn; công trình thông tin liên lạc, công trình thuỷ lợi phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp.

4. Doanh nghiệp đầu tư – kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở được gia hạn nộp thuế đối với số thuế tính trên thu nhập từ hoạt động đầu tư – kinh doanh nhà ở, không phân biệt quy mô doanh nghiệp và số lao động sử dụng.

Điều 2. Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn

1. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp quý I, quý II và quý III năm 2013 của doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế là số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý I, quý II và quý III năm 2013.

2. Số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế được xác định theo kết quả hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh được gia hạn nộp thuế.

3. Trường hợp doanh nghiệp vừa có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được gia hạn nộp thuế vừa có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh không được gia hạn nộp thuế thì phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động kinh doanh được gia hạn nộp thuế và hoạt động kinh doanh không được gia hạn nộp thuế để kê khai nộp thuế riêng. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý I, quý II, quý III của các hoạt động sản xuất, kinh doanh được gia hạn xác định theo tỷ lệ giữa tổng doanh thu của các hoạt động sản xuất, kinh doanh được gia hạn với tổng doanh thu thực hiện của doanh nghiệp.

Điều 3. Thời gian gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp thực hiện kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý năm 2013 theo quy định của Luật Quản lý thuế. Thời gian gia hạn nộp thuế là 06 tháng kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp quý I năm 2013 và 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp quý II năm 2013 và quý III năm 2013 theo quy định của Luật Quản lý thuế như sau:

1. Thời gian gia hạn nộp thuế đối với số thuế tính tạm nộp của quý I năm 2013 được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến ngày 30 tháng 10 năm 2013.

2. Thời gian gia hạn nộp thuế đối với số thuế tính tạm nộp của quý II năm 2013 được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến ngày 30 tháng 10 năm 2013.

3. Thời gian gia hạn nộp thuế đối với số thuế tính tạm nộp của quý III năm 2013 được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến ngày 30 tháng 1 năm 2014.

4. Trường hợp ngày nộp thuế quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này là các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì thời gian gia hạn nộp thuế được tính vào ngày làm việc tiếp theo.

Điều 4. Điều kiện, trình tự và thủ tục gia hạn nộp thuế

1. Doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều 1 Thông tư này là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và nộp thuế theo kê khai.

2. Doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn theo quy định tại Điều 1 Thông tư này phải lập Phụ lục số 1 (ban hành kèm theo Thông tư này) và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp kèm theo tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý được gia hạn, trong đó xác định rõ: Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế.

3. Trong thời gian được gia hạn nộp thuế, doanh nghiệp không bị coi là vi phạm chậm nộp thuế và không bị phạt về hành vi chậm nộp tiền thuế đối với số thuế được gia hạn.

Chương II
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Điều 5. Gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng

1. Gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với số thuế GTGT phát sinh phải nộp của tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2013 (không bao gồm thuế GTGT ở khâu nhập khẩu) đối với các doanh nghiệp đang thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuộc các đối tượng sau đây:

a) Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, bao gồm cả hợp tác xã (sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng), không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, xổ số, trò chơi có thưởng, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (sau đây gọi chung là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ).

b) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động (sử dụng trên 300 lao động) trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội (sau đây gọi chung là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động).

c) Doanh nghiệp đầu tư – kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở và doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng: sắt, thép, xi măng, gạch, ngói.

2. Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này là doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về lao động và doanh thu được xác định như sau:

a) Cách xác định tiêu chí về lao động:

Số lao động bình quân năm (không bao gồm số lao động làm việc toàn bộ thời gian của chi nhánh, đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán độc lập) làm căn cứ xác định doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ là số lao động mà doanh nghiệp sử dụng thường xuyên bình quân trong năm 2012, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng.

Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 40/2009/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 12 năm 2009 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội hướng dẫn cách tính số lao động sử dụng thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Đối với doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 01/01/2013 thì tổng số lao động, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng, được tính từ ngày thành lập đến thời điểm 31/1/2013 (nếu thành lập trong tháng 1 năm 2013), đến thời điểm 28/2/2013 (nếu thành lập trong tháng 2/2013), đến thời điểm 31/3/2013 (nếu thành lập trong tháng 3/2013).

b) Cách xác định tiêu chí về doanh thu:

Doanh nghiệp có doanh thu năm 2012 không quá 20 tỷ đồng được xác định căn cứ vào tổng cộng chỉ tiêu [34] (Tổng doanh thu của HHDV bán ra, bao gồm cả doanh thu chịu thuế và không chịu thuế GTGT) trên Tờ khai thuế GTGT hàng tháng (mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011) từ tháng 1 đến hết tháng 12 năm 2012.

Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2012 hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2012 không đủ 12 tháng hoặc doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2013 thì tiêu chí doanh thu được xác định như sau: Tổng cộng chỉ tiêu [34] (Tổng doanh thu của HHDV bán ra, bao gồm cả doanh thu chịu thuế và không chịu thuế GTGT) trên Tờ khai thuế GTGT của các tháng hoạt động sản xuất kinh doanh không vượt quá 1,66 tỷ đồng nhân với (x) số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh.

c) Trường hợp doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ có các Chi nhánh, đơn vị trực thuộc ở địa phương cấp tỉnh khác nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính (không bao gồm đơn vị có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh khai thuế GTGT tạm tính theo tỷ lệ 1%, 2%) thực hiện khai thuế GTGT riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các Chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT.

Doanh nghiệp lập danh sách chi nhánh, đơn vị trực thuộc (trong đó ghi rõ tên, địa chỉ, mã số thuế, số lao động và lĩnh vực hoạt động của từng chi nhánh) và thông báo danh sách cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh, đơn vị trực thuộc. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác đối với danh sách Chi nhánh, đơn vị trực thuộc đã gửi cơ quan thuế.

d) Không áp dụng gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế GTGT đối với các đối tượng sau đây:

d.1) Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, xổ số, trò chơi có thưởng, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

d.2) Tổ chức kinh tế là đơn vị sự nghiệp.

3. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động (sử dụng trên 300 lao động) (bao gồm cả số lao động của chi nhánh và đơn vị trực thuộc) trong các lĩnh vực được gia hạn nộp thuế GTGT hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này gồm:

a) Doanh nghiệp có tổng số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm 2012 trên 300 người, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2013.

Đối với doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 01/01/2013 thì tổng số lao động, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng, được tính từ ngày thành lập đến thời điểm 31/1/2013 (nếu thành lập trong tháng 1 năm 2013), đến thời điểm 28/2/2013 (nếu thành lập trước tháng 2/2013), đến thời điểm 31/3/2013 (nếu thành lập trước tháng 3/2013).

Hoạt động sản xuất, gia công, chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày (bao gồm cả giày da, dép da các loại), linh kiện điện tử quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này được xác định căn cứ theo quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Hoạt động xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này bao gồm thi công, xây dựng, lắp đặt: nhà máy nước, nhà máy điện, công trình truyền tải, phân phối điện; hệ thống cấp thoát nước; đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga, bến xe; xây dựng trường học, bệnh viện, nhà văn hoá, rạp chiếu phim, cơ sở biểu diễn nghệ thuật, cơ sở tập luyện, thi đấu thể thao; hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn; công trình thông tin liên lạc, công trình thuỷ lợi phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp.

b) Trường hợp doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực không được gia hạn thì số thuế GTGT được gia hạn xác định như sau:

Thuế GTGT được gia hạn của tháng

=

Số thuế GTGT phải nộp theo Tờ khai của tháng được gia hạn

x

Doanh thu chịu thuế GTGT của lĩnh vực được gia hạn trong tháng

Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT trong tháng

c) Chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong các lĩnh vực ở địa phương cấp tỉnh khác nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thực hiện khai thuế GTGT riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc được gia hạn nộp thuế GTGT (không bao gồm đơn vị có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh khai thuế GTGT tạm tính theo tỷ lệ 1%, 2% ) nếu chi nhánh, đơn vị trực thuộc có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực được gia hạn.

Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực được gia hạn thì không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT.

Doanh nghiệp lập danh sách chi nhánh, đơn vị trực thuộc (trong đó ghi rõ tên, địa chỉ, mã số thuế, số lao động và lĩnh vực hoạt động của từng chi nhánh) và thông báo danh sách cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh, đơn vị trực thuộc. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của danh sách Chi nhánh, đơn vị trực thuộc đã gửi cơ quan thuế.

4. Doanh nghiệp đầu tư – kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở và doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng: sắt, thép, xi măng, gạch, ngói (không phân biệt theo quy mô doanh nghiệp và số lao động) được gia hạn nộp thuế GTGT hướng dẫn tại điểm c Khoản 1 Điều này được xác định như sau:

a) Số thuế GTGT được gia hạn là số thuế GTGT phải nộp đối với sản phẩm là nhà ở, sắt, thép, xi măng, gạch, ngói.

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh ngoài các sản phẩm được gia hạn thì số thuế GTGT được gia hạn của tháng được xác định như sau:

Thuế GTGT được gia hạn

=

Số thuế GTGT phát sinh phải nộp trên Tờ khai của tháng được gia hạn

x

Doanh thu chịu thuế GTGT của sản phẩm là nhà ở, sắt, thép, xi măng, gạch, ngói

Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT

b) Chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp đầu tư – kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở và doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng: sắt, thép, xi măng, gạch, ngói ở địa phương cấp tỉnh khác nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thực hiện khai thuế GTGT riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng xác định theo hướng dẫn tại điểm a khoản này để xác định số thuế GTGT phải nộp phát sinh đối với sản phẩm là nhà ở, sắt, thép, xi măng, gạch, ngói.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm