Thông tư 05/2017/TT-BNG Hướng dẫn đón, tiếp khách mời nước ngoài của Lãnh đạo cấp cao

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư 05/2017/TT-BNG ngày 17/10/2017 hướng dẫn về nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương. Thông tư bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2017. Theo đó, quy định nguyên tắc về tổ chức nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương như sau:

- Nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương phải phù hợp với yêu cầu chính trị, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm góp phần tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác của Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế.

- Mức độ và nghi lễ tổ chức đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương phù hợp với quy định về thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước; trên cơ sở yêu cầu, mục đích của chuyến thăm; nguyên tắc đối đẳng trong quan hệ quốc tế; trọng thị, chu đáo, an toàn, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm, không lãng phí, không phô trương hình thức và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2017/TT-BNG

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2017

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ NGHI LỄ ĐỐI NGOẠI VÀ ĐÓN, TIẾP KHÁCH
NƯỚC NGOÀI THĂM ĐỊA PHƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 26/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;

Căn cứ Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Ngoại vụ và Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư hướng dẫn về nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn về nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh hay địa phương).

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là đoàn thể); các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân tại địa phương thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương.

Điều 2. Nguyên tắc về tổ chức nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương

1. Nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương phải phù hợp với yêu cầu chính trị, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm góp phần tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác của Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế.

2. Mức độ và nghi lễ tổ chức đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương phù hợp với quy định về thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước; trên cơ sở yêu cầu, mục đích của chuyến thăm; nguyên tắc đối đẳng trong quan hệ quốc tế; trọng thị, chu đáo, an toàn, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm, không lãng phí, không phô trương hình thức và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Điều 3. Đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương theo lời mời của Lãnh đạo cấp cao và các cơ quan Trung ương

1. Khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội và lãnh đạo cơ quan Trung ương các đoàn thể trong chương trình thăm Việt Nam có chương trình thăm địa phương: Nghi lễ tổ chức đón, tiếp các khách này tại địa phương thực hiện theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài (sau đây gọi tắt là Nghị định số 145/2013/NĐ-CP) và hướng dẫn trực tiếp của cơ quan Trung ương chủ trì đón tiếp.

2. Khách nước ngoài thăm Việt Nam (chương trình khách chỉ thăm địa phương) trên danh nghĩa theo lời mời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội và cơ quan Trung ương các đoàn thể mà lãnh đạo tỉnh hay lãnh đạo đoàn thể cấp tỉnh được ủy quyền thay mặt chủ trì đón tiếp: Tùy theo cấp bậc, chức vụ của khách và danh nghĩa chuyến thăm, mức độ và nghi lễ tổ chức đón, tiếp theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP hoặc quy định của Thông tư này và chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Trung ương liên quan, cụ thể như sau:

a) Ban Đối ngoại Trung ương: Nếu là khách mời của Lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng.

b) Bộ Ngoại giao: Nếu là khách mời của Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Ngoại giao.

c) Văn phòng Quốc hội: Nếu là khách mời của Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, lãnh đạo các Ủy ban và ban của Quốc hội.

d) Tương ứng với bộ, ngành và cơ quan Trung ương các đoàn thể: Nếu là khách mời của lãnh đạo bộ, ngành và cơ quan Trung ương các đoàn thể.

Điều 4. Đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương theo quan hệ đảng và lực lượng vũ trang

1. Khách là lãnh đạo Đảng cầm quyền nước ngoài hoặc tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài có quan hệ chính thức với Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi tắt là Đảng cầm quyền) thăm địa phương theo lời mời của Tỉnh ủy, lãnh đạo Tỉnh ủy và Đảng ủy các cấp, lãnh đạo các cấp ủy Đảng của địa phương theo quan hệ đảng, nghi lễ và tổ chức đón, tiếp theo quy định của Đảng và hướng dẫn của Ban Đối ngoại Trung ương.

2. Khách nước ngoài là quân đội, cảnh sát, công an, an ninh nước ngoài thăm địa phương theo lời mời của các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân tại địa phương (quân đội và công an), nghi lễ tổ chức đón tiếp theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.

Điều 5. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. “Địa phương nước ngoài” là một chủ thể trực thuộc Trung ương nước ngoài, tùy theo tổ chức hành chính của mỗi nước có thể là nước cộng hòa, bang, khu tự trị, tỉnh, thành phố hay vùng lãnh thổ tương đương với cấp tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.

2. “Lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài” là Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Chính quyền hay Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền hay lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền tại địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Chính quyền địa phương nước ngoài, Người đứng đầu Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài và là đối tác của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh (sau đây gọi tắt là lãnh đạo cao cấp tỉnh).

3. “Đoàn thể cấp tỉnh” là cơ quan cấp tỉnh của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế. “Đoàn thể cấp huyện” là cơ quan cấp huyện, quận, thị và tương đương các tổ chức trên.

4. “Lãnh đạo huyện địa phương nước ngoài” là Người đứng đầu tổ chức Đảng cầm quyền cấp huyện, Người đứng đầu Chính quyền cấp huyện hay Người đứng đầu Cơ quan dân cử cấp huyện đồng thời là lãnh đạo tổ chức Đảng cầm quyền, Người đứng đầu Chính quyền cấp huyện, Người đứng đầu Cơ quan dân cử cấp huyện và cấp hành chính tương đương của nước ngoài và các cấp phó, là đối tác đồng cấp của Bí thư và Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện và lãnh đạo cấp hành chính tương đương trực thuộc tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam (sau đây gọi tắt là lãnh đạo huyện).

5. “Thăm chính thức tỉnh/thành phố (tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)” “Thăm làm việc tỉnh/thành phố (tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)” và “Thăm tỉnh/thành phố (tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)” là danh nghĩa chuyến thăm, chỉ tính chất của chuyến thăm dành cho khách nước ngoài thăm địa phương theo lời mời của địa phương, trong đó thăm chính thức là chuyến thăm được địa phương tổ chức đón, tiếp với mức độ lễ tân cao nhất.

“Thăm cá nhân” là chuyến thăm Việt Nam của khách nước ngoài với tư cách cá nhân và với mục đích là thăm quan, du lịch, chữa bệnh hay nghỉ dưỡng.

6. “Khách mời tham dự sự kiện tại địa phương” là khách nước ngoài được địa phương mời tham dự các sự kiện do địa phương tổ chức: Lễ kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước, ngày lễ của địa phương; Tết; hội chợ; hội nghị, hội thảo quốc tế; lễ hội; thi đấu thể thao quốc tế; lễ khởi công, lễ khánh thành công trình, dự án.

7. “Đoàn Lãnh sự” là tập thể các vị đứng đầu các Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự quán nước ngoài (sau đây gọi tắt là Cơ quan Lãnh sự) đóng tại một địa phương Việt Nam.

8. “Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam” là Đại sứ quán; Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự quán và Văn phòng đại diện các tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc hay liên chính phủ tại Việt Nam.

Chương II

ĐÓN TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI THĂM THEO LỜI MỜI CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Điều 6. Khách nước ngoài thăm theo lời mời địa phương

Khách nước ngoài thăm theo lời mời của địa phương, bao gồm:

1. Nguyên lãnh đạo cấp cao nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo địa phương nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc; lãnh đạo các cơ quan thuộc bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo các cơ quan thuộc tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc và cấp tương đương.

2. Lãnh đạo sở, ngành của địa phương nước ngoài; lãnh đạo huyện địa phương nước ngoài; lãnh đạo các đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo các đoàn thể cấp huyện của địa phương nước ngoài và cấp tương đương.

3. Người đứng đầu và thành viên các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

4. Đại diện các tổ chức kinh tế, thương mại, phi chính phủ nước ngoài và các tổ chức, cá nhân nước ngoài khác.

Điều 7. Danh nghĩa khách nước ngoài thăm địa phương

1. “Thăm chính thức tỉnh/thành phố (tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)” là danh nghĩa chuyến thăm dành cho khách nước ngoài là lãnh đạo bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; thành viên Hoàng gia nước ngoài; lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc; lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài và cấp tương đương, thăm địa phương theo lời mời chính thức của lãnh đạo cao cấp tỉnh (Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh).

2. “Thăm làm việc tỉnh/thành phố (tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)” là danh nghĩa chuyến thăm dành cho khách nước ngoài là cấp phó của “lãnh đạo cao cấp địa phương nước ngoài”; lãnh đạo các cơ quan thuộc bộ, ban, ngành, Ủy ban của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo các cơ quan thuộc tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc và cấp tương đương, thăm địa phương theo lời mời chính thức của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.

3. “Thăm tỉnh/thành phố (tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)” là danh nghĩa chuyến thăm đối với khách nước ngoài là lãnh đạo sở, ngành địa phương nước ngoài; lãnh đạo huyện địa phương nước ngoài; lãnh đạo các đoàn thể cấp tỉnh và cấp huyện địa phương nước ngoài và các khách nước ngoài khác thăm địa phương theo lời mời của lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo sở, ngành; lãnh đạo huyện; lãnh đạo các đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo các đoàn thể cấp huyện của địa phương Việt Nam.

Điều 8. Phối hợp với cơ quan Trung ương khi mời và đón, tiếp khách nước ngoài nguyên là lãnh đạo cấp cao nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo bộ, ban, ngành và Ủy ban Quốc hội nước ngoài; thành viên của Hoàng gia nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên nghị viện, tổ chức thuộc Liên hợp quốc và cấp tương đương, thăm địa phương theo lời mời của lãnh đạo tỉnh

1. Bộ Ngoại giao: Xin ý kiến chính thức trước khi mời và tham khảo ý kiến về đề án tổ chức đón tiếp đối với khách mời là: Thành viên của Hoàng gia nước ngoài; nguyên Nguyên thủ Quốc gia, nguyên Người đứng đầu Chính phủ, nguyên Phó Nguyên thủ Quốc gia, nguyên phó của Người đứng đầu Chính phủ nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc.

2. Ban Đối ngoại Trung ương: Xin ý kiến chính thức trước khi mời và tham khảo ý kiến về đề án tổ chức đón tiếp đối với khách mời là: Lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng cầm quyền nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các ban và cấp tương đương của Đảng cầm quyền nước ngoài.

3. Văn phòng Quốc hội: Xin ý kiến chính thức trước khi mời và tham khảo ý kiến về đề án tổ chức đón tiếp đối với khách mời là: Nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các Ủy ban và cấp tương đương của Quốc hội nước ngoài; lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các tổ chức nghị viện quốc tế.

4. Bộ, ngành tương ứng: Xin ý kiến chính thức trước khi mời và tham khảo ý kiến về đề án tổ chức đón tiếp đối với khách mời là: Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của bộ, ngành nước ngoài và cấp tương đương.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨

    Tài liệu tham khảo khác

    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm