Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

---------------

Số: 45/2014/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

...

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đối tượng chịu phí, không chịu phí

1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối vi nước thải sinh hoạt là nước thải ra môi trường từ:

a) Hộ gia đình;

b) Cơ quan nhà nước;

c) Đơn vị vũ trang nhân dân (trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các đơn vị vũ trang nhân dân);

d) Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân không gắn liền với địa điểm sản xuất, chế biến;

đ) Cơ sở: rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy;

e) Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác

g) Các tổ chức, cá nhân và đối tượng khác có nước thải không phải là nước thải công nghiệp được quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15 ngày 5 năm 2013.

Các đối tượng quy định tại điểm đ và e, nước thải phát sinh có chứa thành phần nguy hại theo Danh mục tại phụ lục 8, Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại phải được thu gom riêng biệt và quản lý, xử lý theo đúng quy định Thông tư 12/2011/TT-BTNMT.

2. Đối tượng không chịu phí

a. Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá đcó giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;

b. Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;

c. Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình không kinh doanh tự khai thác nước đsử dụng ở những nơi có hệ thống cung cấp nước sạch.

d. Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn, bao gồm: miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa (theo quy định của Chính phủ về xã biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa);

e. Các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2013, sử dụng nguồn nước từ đơn vị cung cấp nước sạch hoặc dưới đất, nước mặt phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, phí thoát nước theo Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp thì không nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.

Điều 2. Người nộp phí

1. Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là hộ gia đình, đơn vị, tổ chức, cá nhân có nước thải sinh hoạt thải ra môi trường thuộc đối tượng chịu phí.

2. Trường hợp các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống thoát nước, đã nộp phí thoát nước thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tiếp nhận được và thải ra môi trường.

Điều 3. Mức thu phí; công thức tính phí

1. Đối với đối tượng nộp phí sử dụng nước của đơn vị cung cấp nước sạch:

a. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính bằng 10% trên giá bán nước sạch sinh hoạt(chưa bao gồm thuế GTGT).

b. Công thức tính phí:

Số phí bảo vệ môi trường đi với nước thải sinh hoạt phải nộp
(đồng)

=

Số lượng nước sạch sử dụng của người nộp phí
(m3)

x

Giá bán nước sạch chưa bao gm thuếgiá trị gia tăng
(đồng/m3)

x

Mức thu phí
(10%)

2. Đối với đối tượng nộp phí sử dụng nước tự khai thác:

a. Mức thu phí:

TT

Đối với người nộp phí

Đơn vị tính

Mức thu phí

Đến 30/9/2015

Từ 01/10/2015

1

Đi tượng là cơ quan nhà nước; Đơn vị vũ trang nhân dân (trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các đơn vị vũ trang nhân dân);Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân không gắn liền với địa điểm sản xuất, chế biến;

Đồng/người/tháng

500

600

2

Đi tượng là bệnh viện, phòng khám chữa bệnh; cơ sở đào tạo, nghiên cứu;

Đồng/m3

900

1.000

3

Đi tượng là cơ sở rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy

Đồng/m3

1.000

1.500

4

Đi tượng là khách sạn, nhà hàng; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác (có nước thải không phải là nước thải công nghiệp

Đồng/m3

2.000

2.500

b. Công thức tính phí:

* Đối tượng 1 tại biểu trên

Số phí bảo vệ môi trường đi với nước thải sinh hoạt phải nộp
(đồng/tháng)

=

Số lao động (người) / tổ chức, cơ quan
(người)

x

Mức thu phí
ng/người/tháng)

Số lao động (người) được xác định căn cứ bảng chấm công, bảng lương, hợp đồng lao động (đối với tổ chức không sản xuất, chế biến).

* Đối tượng 2, 3, 4 tại biểu trên

Số phí bảo vệ môi trường đi với nước thải sinh hoạt phải nộp
(đồng/tháng)

=

Số lượng nước sử dụng (m3)

x

Mức thu phí
(đồng/m3)

Số lượng nước sử dụng được xác định như sau:

- Trường hợp đối tượng đã được cấp phép khai thác nước dưới đất không lắp đồng hồ đo lưu lượng nước khai thác: số lượng nước sử dụng để tính phí sẽ được tính theo giấy phép khai thác nước dưới đất.

- Trường hợp đối tượng đã được cấp phép khai thác nước dưới đất hoặc chưa được cấp phép khai thác nước dưới đất, có lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước khai thác: số lượng nước sử dụng để tính phí sẽ được tính theo đồng hồ đo lưu lượng nước khai thác.

- Trường hợp không có giấy phép khai thác nước dưới đất; không lắp đồng hồ đo lưu lượng nước: các đối tượng tự kê khai số lượng nước sử dụng để tính phí theo công suất máy bơm: lưu lượng nước tính phí (m3) = công suất bơm (m3/h) x thời gian bơm (h)) hoặc căn cứ vào quy mô hoạt động kinh doanh, dịch vụ.

+ Các đối tượng thực hiện tự kê khai lưu lượng nước sử dụng để tính phí; UBND các xã, phường, thị trấn thẩm định và xác định số phí phải nộp.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Huyền Trang
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm