Quyết định 977/2013/QĐ-BNN-TCCB Điều lệ Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội
Quyết định 977/2013/QĐ-BNN-TCCB phê duyệt Điều lệ Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 977/QĐ-BNN-TCCB | Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 cua Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Ban hành Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề; Quyết định số 1990/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc thành lập Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội;
Trên cơ sở Quyết định số 198/QĐ-BNN-TCCB ngày 24/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội;
Xét đề nghị của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Điều lệ Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội, gồm 09 Chương, 41 Điều.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐIỀU LỆ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 977/QĐ-BNN-TCCB ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng
1. Điều lệ này quy định nhiệm vụ và quyền hạn; cơ cấu tổ chức và quản lý trường; tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và hợp tác quốc tế; tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của giảng viên, giáo viên, công chức, viên chức; nhiệm vụ và quyền của người học nghề; tài chính và tài sản; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong phạm vi nhà trường của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội.
2. Điều lệ này áp dụng cho các tổ chức, đơn vị, công chức, viên chức, người hợp đồng lao động, học sinh, sinh viên nhà trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội
Điều 2. Vị trí pháp lý
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội là cơ sở dạy nghề công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập theo Quyết định số 1990/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Tên trường: Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội.
- Tên tiếng Anh: HaNoi Vocational College for Electromechanics
- Trụ sở trường: Gồm 03 cơ sở đào tạo
Cơ sở 1: Trụ sở chính của trường, số 160 Mai Dịch, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội:
Cơ sở 2: Thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội
Cơ sở 3: P. Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
Trường là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có tư cách pháp nhân, có con dấu (kể cả dấu nổi) và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quản lý nhà nước
1. Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quản lý nhà nước về dạy nghề của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
2. Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội hoạt động theo Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề (ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 05/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; theo Điều lệ này; các quy chế, quy định ban hành theo quyết định của Hiệu trưởng và các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 4. Sứ mạng và Tầm nhìn
1. Sứ mạng
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội là cơ sở đào tạo nghề đảm bảo chất lượng và uy tín đối với xã hội, thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, có đủ năng lực để hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Tầm nhìn
Phấn đấu xây dựng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội trở thành trường trọng điểm Quốc gia và tầm nhìn đến năm 2015 trở thành trường Đại học Cơ điện trong đó có 02 nghề quy hoạch đạt cấp độ khu vực ASEAN và 04 nghề đạt cấp độ Quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao, đa cấp, đa ngành, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, trong đó đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Cơ khí, Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, Cơ điện tử, Vận hành và quản lý trạm bơm làm trọng điểm. Tạo dựng được thương hiệu, mở rộng quan hệ hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các trường trong cả nước, khu vực và quốc tế.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM
Điều 5. Nhiệm vụ
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội có nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Đào tạo nhân lực ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ xây dựng nông thôn mới; Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động; Tham gia phổ cập nghề cho người lao động, dạy kỹ thuật cho học sinh phổ thông.
3. Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng các tiến bộ khoa học-công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ; Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; Thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
4. Liên doanh, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, kinh doanh trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề; phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội trong việc đào tạo nhân lực cho địa phương và cho vùng.
5. Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình đào tạo, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.
6. Tổ chức tuyển sinh, dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
7. Đăng ký, tổ chức triển khai kiểm định chất lượng đào tạo và chịu sự quản lý chất lượng của cơ quan kiểm định chất lượng đào tạo.
8. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, tài sản, đất đai và các nguồn lực khác của Trường theo qui định của pháp luật và phân cấp thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
9. Công khai cam kết của trường về chất lượng đào tạo, chất lượng đào tạo thực tế của trường và các điều kiện đảm bảo chất lượng, về thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và thu, chi tài chính hàng năm.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Quyền hạn và trách nhiệm
1. Được chủ động xác định sứ mạng và tầm nhìn; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển nhà trường từng giai đoạn, kế hoạch hoạt động hàng năm phù hợp với chiến lược phát triển dạy nghề và quy hoạch phát triển mạng lưới các trường cao đẳng nghề.
2. Được phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, lập kế hoạch giảng dạy và học tập phù hợp với trình độ và hình thức đào tạo với từng nghề đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành.
3. Đăng ký, tham gia tuyển chọn, ký kết và thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ góp phần xây dựng, phát triển khoa học-công nghệ của đất nước và hội nhập quốc tế.
4. Được huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu dạy nghề; hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn dạy nghề với nghiên cứu khoa học, sản xuất, việc làm và thị trường lao động phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội.
5. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng và công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động dạy nghề, khoa học và công nghệ của Trường.
6. Được Nhà nước giao quyền sử dụng đất; được thuê đất, vay vốn và được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.
7. Được nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất của trường; Tài trợ cho các hoạt động thực hiện chính sách ưu đãi đối với con, em gia đình thuộc diện chính sách, các hoạt động xã hội nhân đạo và từ thiện.
8. Quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt trong Điều lệ này; quyết định bổ nhiệm các chức danh từ cấp trưởng phòng, khoa và tương đương trở xuống; tuyển dụng đội ngũ giảng viên, công chức, viên chức; thành lập và giải thể các tổ chức khoa học và công nghệ và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Trường theo quy định pháp luật.
9. Tổ chức các hoạt động của trường tại các cơ sở đã đăng ký và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Chương III
TỔ CHỨC, BỘ MÁY
Mục 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG
Điều 7. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức cụ thể của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội gồm:
1. Hội đồng trường
2. Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng; các Phó Hiệu trưởng)
3. Các phòng chức năng
a) Phòng Đào tạo;
b) Phòng Tổ chức, Hành chính;
c) Phòng Tài chính, Kế toán;
d) Phòng Công tác học sinh, sinh viên;
đ) Phòng Kiểm định và Đảm bảo chất lượng;
e) Phòng Quản trị, Đời sống.
4. Các Khoa, Bộ môn trực thuộc
a) Khoa Khoa học cơ bản;
b) Khoa Cơ khí;
c) Khoa Điện;
d) Khoa Động lực;
đ) Khoa Kinh tế;
e) Khoa Công nghệ thông tin;
g) Khoa Sư phạm dạy nghề;
h) Khoa Giáo dục thể chất và Quốc phòng;
i) Bộ môn Mác-Lênin.
5. Trung tâm Tư vấn tuyển sinh và Giới thiệu việc làm
Khi có nhu cầu và đủ điều kiện, Hiệu trưởng trình Bộ quyết định thành lập các đơn vị sản xuất, dịch vụ và triển khai công nghệ khác.
6. Các Hội đồng tư vấn
a) Hội đồng Khoa học và Đào tạo;
b) Các Hội đồng tư vấn khác.
7. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam
8. Các Đoàn thể.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
Link Download chính thức:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Tập làm văn lớp 4: Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc thứ quả mà em thích
-
Dẫn chứng về lòng kiên trì, nhẫn nại
-
Tập làm văn lớp 5: Tả người bà yêu quý của em
-
Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT
100+ -
Luật cán bộ, công chức
10.000+ -
Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH
100.000+ -
Luật Giáo Dục 2019
50.000+ -
Phụ lục Công văn 2345/BGDĐT-GDTH
10.000+ -
Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT
50.000+ -
Quyết định 3277/QĐ-BGDĐT
50.000+ -
Điều lệ Trường Tiểu học năm 2025
10.000+ -
Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH
50.000+ -
Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp
50.000+