Quyết định 3667/QĐ-BYT Chương trình đào tạo, bồi dưỡng về quản lý y tế cho trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn
Quyết định 3667/QĐ-BYT ngày 14/08/2017 phê duyệt Chương trình đào tạo, bồi dưỡng về quản lý y tế cho trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Quyết định 3667/QĐ-BYT - Chương trình đào tạo, bồi dưỡng về quản lý y tế cho trưởng trạm y tế
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3667/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VỀ QUẢN LÝ Y TẾ CHO
TRƯỞNG TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/08/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn đào tạo liên tục cho cán bộ y tế;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng về quản lý y tế cho Trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Chánh Văn phòng Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế Công cộng, Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
VỀ QUẢN LÝ Y TẾ CHO TRƯỞNG TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3667/QĐ-BYT ngày 14 tháng 08 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Căn cứ đề xuất nhu cầu về năng lực trưởng trạm y tế xã
1. Cơ sở pháp lý và các văn bản pháp quy
2. Tình hình hoạt động trạm y tế
3. Tổng quan về năng lực cho cán bộ quản lý trên thế giới
4. Điều tra nhanh
5. Hội thảo xây dựng Chương trình
6. Kết luận
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng về quản lý y tế cho trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn
1. Tên khóa học và giới thiệu chung về khóa học
2. Mục tiêu khóa học
3. Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với học viên
4. Chương trình chi tiết
5. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
6. Tên tài liệu dạy - học
7. Tiêu chuẩn giảng viên
8. Thiết bị, học liệu cho khóa học
9. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình
10. Đánh giá và cấp giấy chứng nhận/chứng chỉ đào tạo liên tục
1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT NHU CẦU VỀ NĂNG LỰC TRƯỞNG TRẠM Y TẾ XÃ
Trước công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, đặc biệt các chỉ số về sức khỏe của nhân dân có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, miền dẫn đến tình trạng mất công bằng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Nhằm đáp ứng sự phát triển của hệ thống y tế trong tình hình mới, khắc phục các tồn tại của hệ thống y tế hiện nay và để công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân phát triển nhanh và bền vững, Chính phủ Việt Nam đã có những chủ trương, chính sách chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa để giảm bớt sự chênh lệch về tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo nguyên tắc tiếp tục hoàn thiện, phát triển mạng lưới y tế cơ sở.
Mạng lưới y tế cơ sở hiện nay đã bao phủ toàn quốc. Hệ thống tổ chức y tế tại tuyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh đang được đổi mới toàn diện và đồng bộ để hội nhập và phát triển. Nhiều trạm y tế cũng được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn viện trợ. Hiện nay y tế cơ sở đã mở thêm nhiều dịch vụ hơn, bước đầu triển khai phòng chống một số bệnh không lây nhiễm dựa vào cộng đồng.
Trong hệ thống Y tế Việt Nam, trạm y tế giữ một vai trò quan trọng có chức năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân bao gồm sơ cứu, khám chữa bệnh ban đầu, y học cổ truyền, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, trạm y tế còn thực hiện các hoạt động về y tế dự phòng, cung ứng thuốc thiết yếu, quản lý sức khỏe cộng đồng, truyền thông giáo dục sức khỏe theo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên và quy định của pháp luật [1]. So với các đơn vị y tế khác, y tế xã, phường, thị trấn là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp cận với người dân nên giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Về cơ cấu tổ chức hoạt động, trạm y tế là đơn vị y tế thuộc Trung tâm y tế quận/huyện, chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Trung tâm y tế quận/huyện. Ngoài ra, về chính quyền, trạm y tế chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, trong công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Về các mối quan hệ với ban ngành đoàn thể, trạm y tế có mối quan hệ phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã và Trưởng thôn, bản trong việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, trạm y tế còn là đơn vị thường trực của Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân cấp xã trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân [2].
Chính bởi tầm quan trọng của trạm y tế trong việc nâng cao sức khỏe nhân dân nên việc tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế xã, phường, thị trấn cần được chú trọng. Theo đó, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý trạm y tế giữ một vai trò đặc biệt cần thiết, việc phát triển nguồn nhân lực y tế thích hợp, đáp ứng nhu cầu y tế của xã hội là yếu tố quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tại Việt Nam, Đảng và Chính phủ đã đưa ra các định hướng chính sách dài hạn cho hệ thống y tế, bao gồm cả chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế. Một trong những chính sách quan trọng đó là Nghị quyết 46/NQ-TW, ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới [3]. Nghị quyết 46/NQ-TW đã đặt ra các mục tiêu cho hệ thống y tế là “Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Ngoài ra, Nghị quyết đã đưa ra giải pháp chiến lược về nguồn nhân lực y tế, trong đó chú trọng đến việc đào tạo cán bộ quản lý y tế, đó là: “Kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, sắp xếp lại mạng lưới, mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu về cán bộ y tế phù hợp với quy hoạch phát triển ngành; chú trọng đào tạo cán bộ quản lý y tế, nhất là cán bộ quản lý bệnh viện; xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, nhân viên y tế; thực hiện việc luân chuyển cán bộ; khuyến khích thầy thuốc về công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn” [3].
Thực tế từ trước đến nay, tuy vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý y tế đã được chú trọng, nhưng so với đào tạo về chuyên môn y tế, thì việc đào tạo nâng cao năng lực quản lý vẫn chưa được quan tâm, các chương trình đào tạo quản lý y tế cũng chưa có sự thống nhất giữa các cơ sở đào tạo đồng thời chưa được chuẩn hóa và sử dụng cho cả nước. Đặc biệt là các chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý y tế tuyến xã.
Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh được Bộ Y tế giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý cơ bản cho cán bộ quản lý y tế tuyến xã. Để có thể xây dựng được chương trình đào tạo, Viện đã xây dựng các năng lực cần có của cán bộ quản lý y tế tuyến xã thông qua các căn cứ sau: (1) Cơ sở pháp lý và các văn bản pháp quy để xây dựng nhu cầu về năng lực hưởng trạm y tế, (2) Tình hình hoạt động trạm y tế, (3) Tổng quan về năng lực cho cán bộ quản lý y tế trên thế giới, (4) Điều tra nhanh về Năng lực quản lý cơ bản cán bộ quản lý tuyến xã, (5) Hội thảo xây dựng chương trình đào tạo dựa trên năng lực quản lý cơ bản cán bộ quản lý tuyến xã.
1. Cơ sở pháp lý và các văn bản pháp quy để xây dựng nhu cầu về năng lực trưởng trạm y tế [6]
Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính Phủ về Đào tạo, bồi dưỡng công chức
Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ quy định về Y tế xã, phường, thị trấn
Thông tư 07/2013/TT-BYT ngày 08/3/2013 của Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản
Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế về Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế
Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22/5/2014 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình
Thông tư số 27/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế về Quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện và xã
Thông tư 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 của Bộ nội vụ quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức
Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Thông tư 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
Quyết định 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới
Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã giai đoạn đến 2020.
Download file tài liệu để xem nội dung chi tiết.