Quyết định 282/QĐ-TTg Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
Ngày 08/03/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Theo đó, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội hoạt động nhân đạo; tập hợp mọi người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, không phân biệt thành Phần, dân tộc, tôn giáo, giới tính để làm nhân đạo. Mục đích cao cả của Hội là nhân đạo, hòa bình, hữu nghị, góp Phần xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 282/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hoạt động Chữ thập đỏ ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Xét đề nghị của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tại Tờ trình số 17/TTr-TƯHCTĐ, ngày 26 tháng 01 năm 2018 về việc phê duyệt Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, nhiệm kỳ 2017 - 2022 thông qua ngày 16 tháng 8 năm 2017. Điều lệ này thay thế Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, nhiệm kỳ 2012 - 2017 thông qua ngày 04 tháng 7 năm 2012.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1348/QĐ-BNV ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện các hoạt động nhân đạo, hoạt động chữ thập đỏ theo quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp luật.
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành các nội dung được quy định tại Điều lệ này./.
| THỦ TƯỚNG |
ĐIỀU LỆ
HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 282/QĐ-TTg ngày 08 tháng 03 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)
LỜI MỞ ĐẦU
Nhân đạo, sẻ chia, tương thân, tương ái là một trong những giá trị văn hóa, đạo lý truyền thống của con người Việt Nam, thấm sâu trong các gia đình, dòng họ, xóm làng, cộng đồng xã hội từ thế hệ này đến thế hệ khác. Tinh thần “Nhiễu Điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “thương người như thể thương thân” luôn là một sức mạnh to lớn trong nhân dân ta, đoàn kết, gắn bó để cùng nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn, thiên tai. Những bản sắc tốt đẹp và nhân văn sâu sắc này được chúng ta gìn giữ và phát huy mạnh mẽ trong thời đại Hồ Chí Minh ngày nay.
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập ngày 23 tháng 11 năm 1946, có vinh dự, tự hào được Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đặt nền móng, sáng lập và chính Người là Chủ tịch danh dự đầu tiên, liên tục trong 23 năm (1946-1969). Người dạy cán bộ, hội viên của Hội: “Phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp Phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”. Hơn 70 năm qua, Hội Chữ thập đỏ đã bám sát chức năng nhiệm vụ, tôn chỉ Mục đích, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao trong sự nghiệp nhân đạo cao cả, góp Phần tích cực cùng hệ thống chính trị thực hiện công tác bảo đảm an sinh xã hội và tham gia các hoạt động đối ngoại nhân dân.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua hơn 70 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, hội viên, thanh niên, thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam luôn chung sức, đồng lòng, xây dựng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ngày càng vững mạnh, chuyên nghiệp, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong thiên tai, thảm họa, Hội luôn là một trong các lực lượng có mặt sớm nhất, kịp thời trợ giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai và cũng là một trong các lực lượng gắn bó bền bỉ, lâu dài với nhân dân, tham gia hỗ trợ sinh kế, giúp người dân vùng thiên tai phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Các phong trào xã hội nhân đạo, các Chương trình khám chữa bệnh nhân đạo, vận động hiến máu tình nguyện, xây dựng mô hình cộng đồng an toàn, tham gia xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; hướng về biển đảo, trợ giúp ngư dân nghèo vươn khơi bám biển; cứu trợ đồng bào bị thiên tai, bão lũ... là những hoạt động rất thiết thực, những nghĩa cử cao đẹp, có tính nhân văn sâu sắc, thấm đẫm tình người trong xã hội. Đồng thời, hợp tác quốc tế về hoạt động nhân đạo được mở rộng. Hội có nhiều hoạt động đóng góp tích cực cho Phong trào Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và hoạt động nhân đạo tại các nước bạn. Những kết quả quan trọng mà Hội đạt được đã góp Phần tích cực vào việc thực hiện các Mục tiêu giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước và chăm lo ổn định cuộc sống người dân.
Bước vào thời kỳ mới, với hệ thống tổ chức 4 cấp, hoạt động trong phạm vi cả nước, tổ chức Hội tiếp tục phát huy bản chất tốt đẹp của tổ chức nhân đạo chuyên nghiệp, không ngừng đổi mới, nỗ lực vượt qua khó khăn, thực hiện vai trò nòng cốt, cầu nối, Điều phối trong sự nghiệp nhân đạo của đất nước, hết lòng vì lợi ích của những người có hoàn cảnh khó khăn, những người dễ bị tổn thương trong xã hội, vì Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có Điều kiện phát triển toàn diện”; tích cực đóng góp cho Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tên gọi, trụ sở, phạm vi hoạt động
1. Tên gọi:
a) Tên tiếng Việt: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
b) Tên tiếng Anh: Vietnam Red Cross Society (viết tắt là: VNRC).
2. Trụ sở của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đặt tại Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước.
Điều 2. Tôn chỉ, Mục đích, địa vị pháp lý
1. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (sau đây viết tắt là Hội) là tổ chức xã hội hoạt động nhân đạo; tập hợp mọi người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, không phân biệt thành Phần, dân tộc, tôn giáo, giới tính để làm nhân đạo.
2. Mục đích cao cả của Hội là nhân đạo, hòa bình, hữu nghị, góp Phần xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
3. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là Hội Chữ thập đỏ quốc gia duy nhất tại Việt Nam; hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài Khoản và biểu trưng riêng.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: hiệp thương dân chủ, thống nhất hành động; tự nguyện, không vụ lợi; công khai, minh bạch, đúng Mục đích, đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả; không phân biệt đối xử, phù hợp với truyền thống nhân ái của dân tộc; sử dụng Biểu tượng chữ thập đỏ; không được lợi dụng hoạt động Hội làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Quyền quyết định cao nhất của mỗi cấp Hội là đại hội Hội cấp đó; quyết định theo đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
3. Hội tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội, các Công ước Giơ-ne-vơ 1949, các Nghị định thư bổ sung năm 1977, các Điều ước quốc tế về nhân đạo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; 7 Nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu.
Điều 4. Tổ chức Hội
1. Tổ chức của Hội gồm:
a) Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;
b) Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
c) Hội Chữ thập đỏ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh và tương đương (gọi chung là cấp huyện);
d) Hội Chữ thập đỏ xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi chung là cấp xã).
Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đối với tổ chức Hội được thực hiện theo quy định của pháp luật,
2. Các loại hình tổ chức Hội khác:
a) Hội được thành lập các chi hội trực thuộc, hội đồng hoặc ban bảo trợ hoạt động Chữ thập đỏ, các đội ứng phó thảm họa, đội sơ cấp cứu Chữ thập đỏ, đội khám chữa bệnh Chữ thập đỏ lưu động, các câu lạc bộ và các loại hình hoạt động nhân đạo khác theo quy định của pháp luật.
b) Các loại hình tổ chức Hội quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này do cấp Hội thành lập, trực tiếp quản lý theo đúng tôn chỉ, Mục đích của Hội và quy định của pháp luật.
c) Ban Thường vụ Trung ương Hội hướng dẫn việc thành lập và tổ chức hoạt động của các loại hình tổ chức Hội quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này.
Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA HỘI
Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội
1. Chức năng của Hội:
a) Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội và cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ.
b) Nghiên cứu, tham mưu cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác nhân đạo; tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
2. Nhiệm vụ của Hội:
a) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ, hoạt động nhân đạo và các văn bản pháp luật có liên quan; phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin, tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ.
b) Vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước tham gia hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa; chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng; sơ cấp cứu ban đầu; vận động hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo.
c) Tham gia giám sát và phản biện xã hội các vấn đề liên quan đến hoạt động nhân đạo.
d) Tham mưu trình Chính phủ vận động, trợ giúp nhân dân nước khác khi thiên tai, thảm họa xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng; tham gia cứu trợ quốc tế.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác do Nhà nước giao.
3. Quyền hạn của Hội:
a) Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan đến nhân đạo.
b) Tham gia thực hiện một số dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
c) Tham gia xây dựng và thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện xã hội các chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội; tiếp nhận tài trợ, tổ chức các hoạt động gây quỹ theo quy định của pháp luật; được cấp kinh phí hoạt động và kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ do Nhà nước giao.
d) Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.
đ) Tập hợp, nghiên cứu ý kiến, kiến nghị của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ gửi tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.