QCVN 01: 2020/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện mới nhất theo quy định hiện hành được ban hành theo Thông tư 39/2020/TT-BCT. Quy chuẩn bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2021.

Theo đó, quy chuẩn kỹ thuật quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn khi thực hiện các công việc xây dựng, vận hành, kinh doanh, thí nghiệm, kiểm định, sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện và các công việc khác theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp mạch điện đã được cắt điện nằm gần hoặc giao chéo với mạch điện cao áp có điện phải kiểm tra điện áp cảm ứng bằng thiết bị kiểm tra điện áp. Vậy sau đây là nội dung chi tiết QCVN 01: 2020/BCT, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐIỆN

National technical regulation on Electric safety

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn khi thực hiện các công việc xây dựng, vận hành, kinh doanh, thí nghiệm, kiểm định, sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện và các công việc khác theo quy định của pháp luật.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện để sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam.

3, Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.1. Đơn vị quản lý vận hành là đơn vị trực tiếp thực hiện quản lý, vận hành các công trình điện lực.

3.2. Đơn vị công tác là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, kiểm định, xây dựng, kinh doanh và các công việc khác liên quan đến công trình điện lực.

3.3. Vùng làm việc an toàn là vùng đã được thiết lập các biện pháp an toàn cho người, thiết bị khi thực hiện công việc.

3.4. Người cấp phiếu công tác/ lệnh công tác là người viết phiếu công tác/ lệnh công tác cho đơn vị công tác và phải nắm rõ nội dung công việc, các điều kiện để đảm bảo an toàn về điện khi tiến hành công việc.

3.5. Người lãnh đạo công việc là người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện.

3.6. Người chỉ huy trực tiếp là người có trách nhiệm phân công công việc, chỉ huy và giám sát nhân viên đơn vị công tác trong suốt quá trình thực hiện công việc.

3.7. Người cho phép là người thực hiện thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc khi hiện trường công tác đã đảm bảo an toàn về điện.

3.8. Người giám sát an toàn điện là người có kiến thức về an toàn điện được chỉ định và thực hiện việc giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác.

3.9. Người cảnh giới là người được chỉ định và thực hiện việc theo dõi và cảnh báo an toàn liên quan đến nơi làm việc đối với cộng đồng.

3.10. Nhân viên đơn vị công tác là người của đơn vị công tác trực tiếp thực hiện công việc do Người chỉ huy trực tiếp phân công.

3.11. Người thi hành lệnh là người làm việc một mình theo Lệnh công tác.

3.12. Làm việc có điện là công việc làm ở phần đang có điện, có sử dụng các trang bị, dụng cụ chuyên dùng.

3.13. Làm việc không có điện là công việc làm ở phần đã được cắt điện từ mọi phía.

3.14. Làm việc trên cao là làm việc ở độ cao từ 02 (hai) mét trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc thấp nhất của người thực hiện công việc.

3.15. Cắt điện là cách ly phần đang có điện khỏi nguồn điện.

3.16. Công trình điện lực là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, mua bán điện; hệ thống bảo vệ công trình điện lực; hành lang bảo vệ an toàn lưới điện; đất sử dụng cho công trình điện lực và công trình phụ trợ khác.

3.17. Điện cao áp là điện áp từ 1000 V trở lên.

3.18. Điện hạ áp là điện áp dưới 1000 V.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

II.I. Làm việc với phần không có điện

4. Trình tự thực hiện các biện pháp an toàn trước khi thực hiện công việc

4.1. Cắt điện và thực hiện các biện pháp ngăn chặn có điện trở lại.

4.2. Kiểm tra xác định không còn điện.

4.3. Thực hiện nối đất (tiếp địa):

4.3.1. Đơn vị quản lý vận hành thực hiện nối đất tạo vùng làm việc an toàn trước khi bàn giao hiện trường.

4.3.2. Đơn vị công tác thực hiện bổ sung nối đất di động tại nơi làm việc nếu cần thiết khi thực hiện công việc.

4.4. Đặt rào chắn và treo biển báo an toàn.

4.5. Biện pháp an toàn cần thiết khác do đơn vị công tác quyết định.

5. Đánh số thiết bị

Các thiết bị, đường dây phải được đặt tên, đánh số chỉ dẫn rõ ràng.

6. Đóng, cắt thiết bị

6.1. Cấm sử dụng dao cách ly để đóng, cắt dòng điện phụ tải (trừ dao cách ly phụ tải được phép đóng cắt có tải theo quy định của nhà chế tạo).

6.2. Khi thao tác dao cách ly phải khẳng định chắc chắn đường dây đã hết tải.

6.3. Việc đóng, cắt các đường dây, thiết bị điện phải sử dụng thiết bị đóng cắt phù hợp.

7. Mạch liên động

Sau khi thực hiện cắt các thiết bị đóng cắt, người thao tác phải:

7.1. Khóa bộ truyền động và mạch điều khiển, mạch liên động của thiết bị đóng cắt.

7.2. Treo biển báo an toàn.

7.3. Bố trí Người cảnh giới (nếu cần thiết).

8. Phóng điện tích dư

8.1. Phải thực hiện việc phóng điện tích dư (nếu cần thiết) và đặt nối đất di động trước khi làm việc.

8.2. Khi phóng điện tích dư, phải tiến hành ở trạng thái như đang vận hành và sử dụng các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động.

9. Kiểm tra không còn điện

9.1. Khi tiến hành công việc đã được cắt điện phải kiểm tra xác định nơi làm việc không còn điện.

9.2. Trong trường hợp mạch điện đã được cắt điện nằm gần hoặc giao chéo với mạch điện cao áp có điện phải kiểm tra điện áp cảm ứng bằng thiết bị kiểm tra điện áp. Khi phát hiện điện áp cảm ứng, nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo với Người chỉ huy trực tiếp. Người chỉ huy trực tiếp phải đưa ra các biện pháp an toàn bổ sung, các chỉ dẫn thích hợp để đảm bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác như nối đất làm việc và không cho phép tiến hành công việc cho đến khi biện pháp an toàn bổ sung được thực hiện.

10. Chống điện cấp ngược

10.1. Phải đặt nối đất di động để chống điện cấp ngược đến nơi làm việc từ phía thứ cấp của máy biến áp hoặc các nguồn điện hạ áp khác.

10.2. Khi cắt điện đường dây hạ áp, phải có biện pháp chống điện cấp ngược lên đường dây từ các nguồn điện độc lập khác.

11. Một số quy định về đặt và tháo nối đất di động tại nơi làm việc

11.1. Đơn vị công tác thực hiện đặt và tháo nối đất di động theo chỉ đạo của Người chỉ huy trực tiếp.

11.2. Khi có nhiều đơn vị công tác cùng thực hiện công việc liên quan trực tiếp đến nhau thì mỗi đơn vị phải thực hiện nối đất di động độc lập.

11.3. Việc dỡ bỏ tạm thời nối đất di động để thực hiện các công việc cần thiết của đơn vị công tác chỉ được thực hiện theo lệnh của Người chỉ huy trực tiếp và phải được thực hiện nối đất lại ngay sau khi kết thúc công việc đó.

11.4. Khi đặt và tháo nối đất di động trên lưới điện cao áp nhân viên đơn vị công tác phải dùng sào và găng cách điện phù hợp; đặt và tháo nối đất di động tại lưới hạ áp phải đeo găng tay cách điện hạ áp.

11.5. Dây nối đất là dây đồng hoặc hợp kim mềm, nhiều sợi, tiết diện phải chịu được tác dụng lực điện động và nhiệt.

11.6. Khi đặt nối đất di động phải đặt đầu nối với đất trước, đầu nối với vật dẫn điện sau, khi tháo nối đất di động thì làm ngược lại.

12. Thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn khi nhiều đơn vị công tác cùng làm việc trên một công trình điện lực

12.1. Khi làm việc tại một công trình điện lực có nhiều đơn vị công tác khác nhau thì mỗi đơn vị công tác phải thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng biệt.

12.2. Giữa các đơn vị công tác phải có dấu hiệu nhận biết để phân biệt người của từng đơn vị theo phạm vi làm việc.

II.II. Làm việc gần phần có điện

13. Khoảng cách an toàn về điện

13.1. Khi không có rào chắn tạm thời, khoảng cách an toàn về điện không nhỏ hơn quy định tại bảng sau:

Cấp điện áp (kV)Khoảng cách an toàn về điện (m)
Từ 01 đến 150,70
Trên 15 đến 351,00
Trên 35 đến 1101,50
2202,50
5004,50

13.2. Khi có rào chắn tạm thời, khoảng cách an toàn từ rào chắn đến phần có điện không nhỏ hơn quy định tại bảng sau:

Cấp điện áp (kV)Khoảng cách an toàn về điện (m)
Từ 01 đến 150,35
Trên 15 đến 350,60
Trên 35 đến 1101,50
2202,50
5004,50

13.3. Nếu không bảo đảm được khoảng cách quy định tại khoản 13.1 hoặc không thể đặt rào chắn quy định tại khoản 13.2 thì phải cắt điện để làm việc.

14. Yêu cầu đối với rào chắn tạm thời

14.1. Việc đặt rào chắn tạm thời phải được quyết định trước khi thực hiện công việc.

14.2. Yêu cầu đối với rào chắn tạm thời:

14.2.1. Phải làm bằng vật liệu chắc chắn.

14.2.2. Không được đổ về phía phần có điện.

14.2.3. Phải bảo đảm khoảng cách theo quy định tại khoản 13.2 của Quy chuẩn này.

14.2.4. Không cản trở người tham gia thực hiện công việc rời khỏi vị trí làm việc khi xảy ra tai nạn, sự cố.

15. Thiết lập vùng làm việc an toàn

Trước khi làm việc gần phần có điện, đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm tạo vùng làm việc cho đơn vị công tác theo quy định sau:

15.1. Yêu cầu đối với tạo vùng làm việc an toàn:

15.1.1. Không được ảnh hưởng đến vận hành của các phần có điện gần vùng làm việc an toàn.

15.1.2. Không cản trở hoặc gây khó khăn cho đơn vị công tác trong việc thoát nạn khi xảy ra tai nạn, sự cố.

15.2. Đơn vị quản lý vận hành và đơn vị công tác phối hợp xác định ranh giới vùng làm việc an toàn.

15.3. Lập rào chắn tạm thời hoặc áp dụng biện pháp phù hợp để đơn vị công tác xác định được ranh giới vùng làm việc an toàn bằng trực quan.

15.4. Bàn giao vùng làm việc cho đơn vị công tác.

16. Tiếp nhận, làm việc trong vùng làm việc an toàn

16.1. Khi tiếp nhận, Người chỉ huy trực tiếp và Người cho phép phải kiểm tra vùng làm việc an toàn.

16.2. Trong quá trình làm việc đơn vị công tác không được:

16.2.1. Vượt qua ranh giới vùng làm việc an toàn do đơn vị quản lý vận hành lập và bàn giao cho đơn vị công tác.

16.2.2. Dịch chuyển, dỡ bỏ rào chắn, biển báo, tín hiệu xác định vùng làm việc an toàn và các biện pháp an toàn do đơn vị quản lý vận hành lập.

17. Cảnh báo

Tại các khu vực nguy hiểm và khu vực lắp đặt thiết bị điện phải bố trí hệ thống rào chắn, biển báo, tín hiệu phù hợp để cảnh báo nguy hiểm.

18. Thiết bị điện lắp đặt ngoài trời

Đối với thiết bị điện cao áp lắp đặt ngoài trời phải thực hiện các biện pháp để những người không có nhiệm vụ không được vào vùng đã giới hạn:

18.1. Rào chắn, khoanh vùng hoặc các biện pháp an toàn khác.

18.2. Biển báo, tín hiệu cảnh báo “cấm vào” được đặt ở lối vào, ra.

18.3. Khóa cửa hoặc các biện pháp ngăn chặn khác được bố trí ở cửa vào, ra.

19. Thiết bị điện lắp đặt trong nhà

Đối với thiết bị điện cao áp lắp đặt trong nhà phải thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn những người không có nhiệm vụ đến gần các thiết bị.

20. Chiếu sáng vị trí làm việc

Vị trí làm việc phải duy trì cường độ chiếu sáng phù hợp theo quy định hiện hành.

21. Cảnh báo tại nơi làm việc

Đơn vị công tác phải đặt các tín hiệu cảnh báo an toàn tại những vùng nguy hiểm trong quá trình thực hiện công việc để đảm bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác và cộng đồng.

II.III. Làm việc với phần có điện

22, Điều kiện khi làm việc có điện

22.1. Những công việc làm việc có điện phải được người có thẩm quyền phê duyệt.

22.2. Những người làm việc với công việc có điện phải được đào tạo, huấn luyện phù hợp với thiết bị, quy trình, công nghệ được trang bị.

22.3. Phương án thi công và biện pháp an toàn phải được phê duyệt trước khi thực hiện.

22.4. Có các quy trình thực hiện công việc theo công nghệ áp dụng.

23. An toàn khi làm việc có điện

23.1. Khi làm việc với phần có điện, phải sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp.

23.2. Kiểm tra các kết cấu kim loại tại nơi làm việc có khả năng tiếp xúc phải đảm bảo không có điện.

23.3. Khi làm việc trên hoặc gần phần có điện, nhân viên đơn vị công tác không được mang theo đồ trang sức hoặc vật dụng cá nhân bằng kim loại.

23.4. Khi làm việc có điện, tại vị trí làm việc nhân viên đơn vị công tác phải xác định phần có điện gần nhất.

24 Các biện pháp làm việc với điện hạ áp

Yêu cầu nhân viên đơn vị công tác:

24.1. Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp khi thực hiện công việc.

24.2. Che phủ các phần có điện để loại bỏ nguy cơ dẫn đến nguy hiểm (nếu cần thiết).

25. Các biện pháp làm việc với điện cao áp

25.1. Khi làm việc với điện cao áp như kiểm tra, sửa chữa và vệ sinh phần có điện hoặc sứ cách điện (vật liệu cách điện khác), nhân viên đơn vị công tác sử dụng các trang bị, dụng cụ cho làm việc có điện, trong trường hợp này khoảng cách cho phép nhỏ nhất đối với các phần có điện xung quanh khác (nếu chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm tương ứng theo cấp điện áp công tác của mạch điện quy định ở bảng sau:

Cấp điện áp đường dây (kV)Khoảng cách cho phép nhỏ nhất (m)
Từ 01 đến 350,6
Trên 35 đến 1101,0
2202,0
5004,0

25.2. Khi chuyển các dụng cụ hoặc chi tiết bằng kim loại lên cột phải bảo đảm cho chúng không đến gần dây dẫn với khoảng quy định tại khoản 25.1.

26. Sử dụng tấm che

Trên đường dây điện áp đến 35 kV, khi khoảng cách giữa dây dẫn và cột điện nhỏ hơn theo quy định tại khoản 25.1, cho phép tiến hành các công việc ở trên thân cột nhưng phải dùng các tấm che bằng vật liệu cách điện.

27. Gia cố trước khi làm việc có điện

Việc sửa chữa đường dây không cắt điện chỉ được phép tiến hành khi hoàn toàn tin tưởng là dây dẫn và cột điện bền chắc. Trường hợp phát hiện cột không đảm bảo an toàn phải gia cố trước khi làm việc.

28. Làm việc đẳng thế

28.1. Khi đứng trên các trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm chạm vào đầu sứ hoặc các chi tiết khác có điện áp khác với điện áp của dây dẫn.

28.2. Khi đang ở trên trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm trao cho nhau bất cứ vật gì có thể làm mất đẳng thế.

28.3. Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi người đó đã đẳng thế với dây dẫn. Chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc của trang bị cách điện sau khi nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách nhỏ nhất ghi trong bảng và sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn.

Cấp điện áp (kV)Khoảng cách nhỏ nhất (m)
Đến 1100,5
2201,0
5002,5

III. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

III.I. Đơn vị quản lý vận hành

29. Quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành

29.1. Quản lý và vận hành an toàn công trình điện lực theo quy định.

29.2. Cho phép đơn vị công tác vào làm việc.

29.3. Kiểm tra, giám sát phát hiện các hiện tượng mất an toàn để kịp thời xử lý.

29.4. Được phép dừng công việc của đơn vị công tác nếu có nguy cơ gây mất an toàn.

III.II. Đơn vị công tác

30. Tổ chức đơn vị công tác

30.1. Một đơn vị công tác phải có tối thiểu hai người, trong đó phải có một Người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm chung, trừ công việc quy định tại khoản 30.3.

30.2. Người của đơn vị công tác có thể thuộc nhiều tổ chức khác nhau nhưng phải có một tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm chính và có thỏa thuận giữa các bên.

30.3. Những công việc đơn giản và không phải chuẩn bị biện pháp an toàn thì được phép thực hiện một người.

31. Cử Người chỉ huy trực tiếp và nhân viên đơn vị công tác

Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm cử Người chỉ huy trực tiếp và nhân viên đơn vị công tác phù hợp với công việc, có trình độ và khả năng thực hiện công việc an toàn.

32. Cử Người giám sát an toàn điện

32.1. Đơn vị quản lý vận hành chịu trách nhiệm cử Người giám sát an toàn điện khi đơn vị công tác không có chuyên môn về điện, không đủ trình độ về an toàn điện.

32.2. Đơn vị công tác chịu trách nhiệm cử Người giám sát an toàn điện đối với công việc đặc biệt nguy hiểm về điện (công việc sửa chữa điện nóng).

32.3. Các trường hợp khác, đơn vị công tác thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành cử Người giám sát an toàn điện.

33. Cử Người lãnh đạo công việc

Khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức thực hiện thì phải cử Người lãnh đạo công việc.

III.III. Khảo sát hiện trường công tác

34. Những công việc phải khảo sát hiện trường công tác

34.1. Việc khảo sát hiện trường công tác được áp dụng đối với những công việc bao gồm nhưng không giới hạn đủ hai yếu tố sau:

34.1.1. Được thực hiện theo kế hoạch.

34.1.2. Hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm, có thể gây tai nạn cho người tham gia thực hiện công việc hoặc cho cộng đồng.

34.2. Đối với công việc không nêu tại khoản 34.1 đơn vị quản lý vận hành/đơn vị công tác quyết định việc khảo sát hiện trường.

35. Trách nhiệm, nội dung, kết quả khảo sát hiện trường công tác

Đơn vị công tác có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với đơn vị quản lý vận hành thực hiện.

III.IV. Lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công

36. Những công việc phải lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công

Những công việc phải khảo sát hiện trường công tác theo quy định tại Điều 34 Quy chuẩn này.

37. Trách nhiệm lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công

Đơn vị công tác có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với đơn vị quản lý vận hành thực hiện việc lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công.

38. Nội dung chính của biện pháp an toàn điện trong phương án thi công

Các nội dung chính của biện pháp an toàn điện trong phương án thi công bao gồm (nhưng không hạn chế) các nội dung sau:

38.1. Tên công việc.

38.2. Phạm vi được phép làm việc.

38.3. Các yếu tố nguy hiểm tại hiện trường công tác, biện pháp phòng tránh và bảo đảm an toàn cho người tham gia thực hiện công việc và cho cộng đồng tại nơi làm việc; trường hợp công việc thực hiện nhiều ngày thì các bên liên quan thống nhất thỏa thuận.

38.4. Bố trí nguồn nhân lực thực hiện.

38.5. Trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công tác để thực hiện công việc đúng tiến độ, bảo đảm an toàn.

39. Phê duyệt và sửa đổi, bổ sung biện pháp an toàn điện trong phương án thi công

39.1. Biện pháp an toàn điện trong phương án thi công phải được đơn vị quản lý vận hành phê duyệt trước khi thi công.

39.2. Sửa đổi, bổ sung biện pháp an toàn điện trong phương án thi công (nhưng không thay đổi nội dung chính) phải được hai bên thỏa thuận, thông báo đến các đơn vị liên quan.

III.V. Đăng ký công tác

40. Kế hoạch, đăng ký công tác

40.1. Đơn vị công tác phải phối hợp với các đơn vị liên quan (đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công tác khác) lập kế hoạch công tác phù hợp với nội dung và trình tự công việc.

40.2. Đơn vị công tác phải đăng ký kế hoạch công tác với đơn vị quản lý vận hành theo quy định.

40.3. Đơn vị quản lý vận hành đăng ký cắt điện theo quy định và thông báo cho đơn vị công tác.

41. Hủy hoặc điều chỉnh thời gian thực hiện công việc do thời tiết

41.1. Trường hợp mưa to, gió mạnh, sấm chớp, sét hoặc sương mù dày đặc, các công việc tiến hành với các thiết bị ngoài trời có thể hủy hoặc điều chỉnh thời gian thực hiện công việc tùy thuộc vào tình hình cụ thể.

41.2. Trường hợp trời mưa hoặc sương mù nước chảy thành dòng, cấm thực hiện công việc ngoài trời.

.....................

Mời các bạn tải File về để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Thảo Nhi
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm