Phiếu khảo sát lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học Trả lời khảo sát ý kiến sửa đổi Thông tư 28
Phiếu khảo sát lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng đưa ra ý kiến cá nhân để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trong quá trình làm việc, giảng dạy thầy cô có khó khăn, vướng mắc gì thì hãy điền vào phiếu khảo sát, nhằm xây dựng Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ phổ thông, dự bị đại học sao cho hài hòa, đảm bảo lợi ích của các thầy cô. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Góp ý về dự thảo quy định chế độ làm việc đối với giáo viên.
Phiếu khảo sát lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học
PHẦN B
Câu 1:
Khi thực hiện các quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, có một số khó khăn và vướng mắc thường gặp như sau:
- Áp lực công việc cao:
+ Giáo viên phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ ngoài giảng dạy như chuẩn bị bài, chấm bài, họp hành, tập huấn, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức hoạt động ngoại khóa, vận động học sinh bỏ học để duy trì sĩ số học sinh đảm bảo phổ cập giáo dục THCS, phối kết hợp với cha mẹ học sinh và các bên liên quan để giải quyết kịp thời các vấn đề về học sinh lớp chủ nhiệm/được phân công giảng dạy,...
+ Giáo viên các môn Toán - Văn - Anh áp lực thanh kiểm tra, ôn thi vào 10.
+ Thời gian làm việc thực tế thường vượt quá quy định.
- Định mức giờ dạy chưa phù hợp:
+ Định mức giờ dạy của giáo viên THCS hiện nay đang nhiều nhất (so với giáo viên cấp Tiểu học và THPT).
- Khó khăn trong đánh giá, xếp loại:
+ Tiêu chí đánh giá còn chung chung, thiếu cụ thể.
+ Khó lượng hóa một số nhiệm vụ ngoài giảng dạy.
- Chế độ đãi ngộ chưa tương xứng:
+ Lương và phụ cấp chưa tương xứng với khối lượng công việc.
+ Thiếu chính sách khuyến khích giáo viên nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp,…
- Áp lực từ phía phụ huynh và xã hội:
+ Kỳ vọng cao về kết quả học tập của học sinh.
+ Yêu cầu giáo viên phải liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng.
- Khó khăn trong việc cân bằng công việc - cuộc sống:
+ Thời gian làm việc kéo dài ảnh hưởng đến đời sống cá nhân, gia đình.
+ Stress và áp lực tâm lý do công việc.
Câu 2: Không đồng ý
Đề xuất điều chỉnh cho giáo viên THCS dạy 17 tiết/tuần như giáo viên THPT. Vì:
2.1. Giáo viên ở cấp THCS đang phải dạy số tiết nhiều nhất và quy ra thời gian cũng nhiều nhất trong các cấp học phổ thông:
- Giáo viên Tiểu học dạy 23 tiết/tuần, thời gian mỗi tiết học ở cấp Tiểu học hiện nay là 35 phút/tiết. Tổng số thời gian giảng dạy mỗi tuần trên lớp của giáo viên Tiểu học sẽ bằng: 23 (tiết) x 35 (phút) = 805 phút.
- Giáo viên THPT dạy 17 tiết/tuần, thời gian mỗi tiết 45 phút nên tổng thời gian giảng dạy mỗi tuần là: 17 (tiết) x 45 (phút) = 765 phút.
- Giáo viên THCS dạy theo định mức là 19 tiết/tuần, mỗi tiết có thời gian là 45 phút nên thời gian giảng dạy hàng tuần là: 19 (tiết) x 45 (phút) = 855 phút.
So sánh, ta thấy thời gian và định mức giảng dạy của giáo viên THCS hiện nay đang nhiều nhất, hơn cấp THPT 90 phút (2 tiết dạy). Và, tất nhiên thời gian giảng dạy cũng nhiều hơn giáo viên cấp Tiểu học.
2.2. Giáo viên cấp THCS và THPT có nhiều điểm tương đồng về công việc, phụ cấp; tương đồng trong giảng dạy, đánh giá học trò,…
- Các môn học ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông cơ bản giống nhau (một số môn học khác nhau về tên gọi nhưng bản chất vẫn giống nhau).
- Phụ cấp ưu đãi (đứng lớp) dành cho giáo viên THCS và THPT đều đang hưởng 30% như nhau.
- Các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp THCS và THPT hiện nay đang khá giống nhau.
- Nếu như giáo viên THPT áp lực khi học sinh thi tốt nghiệp THPT thì giáo viên THCS cũng áp lực khi học sinh thi tuyển vào 10 (kỳ thi tuyển vào 10 những năm gần đây ở nhiều nơi còn căng thẳng hơn kỳ thi tốt nghiệp THPT).
- Khi giảng dạy trên lớp, nếu như học sinh THPT đã định hình cơ bản về tâm sinh lý và trở thành những công dân đúng nghĩa khi đến lớp 12 các em đã bước sang tuổi 18 thì học sinh cấp THCS đang “dở dở ương ương” về tâm sinh lý nên giáo viên dạy cấp này rất vất vả trong việc uốn nắn, rèn luyện.
- Các trường THPT thường được xây dựng ở những nơi tập trung đông dân cư, đường sá đi lại khá thuận tiện. Còn các trường Tiểu học, các trường THCS thường ở các xã. Trong đó, rất nhiều xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh, đi lại rất khó khăn, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn,... về mặt này, giáo viên THPT đỡ vất vả hơn giáo viên THCS rất nhiều.
…
Vì vậy, tôi đề xuất xuất điều chỉnh cho giáo viên THCS dạy 17 tiết/tuần như giáo viên THPT.
Câu 3: Đồng ý
Câu 4: Đồng ý
Câu 5: Đồng ý
Câu 6: Đồng ý
Câu 7: Đồng ý
Câu 8: Đồng ý
Câu 9: Đồng ý
Câu 10: Đồng ý
Câu 11: Đồng ý
Câu 12: Đồng ý
Câu 13: Đồng ý
Câu 14: Đồng ý
Câu 15: Đồng ý
Câu 16: Đồng ý
Câu 17: Không đồng ý
Đề xuất như sau: Nếu giáo viên được điều động, phân công dạy tăng cường ở cơ sở giáo dục khác thì mỗi tiết dạy của giáo viên ở cơ sở giáo dục đó được tính bằng 1,5 tiết định mức.
Câu 18: Không đồng ý
Đề xuất như sau: Giáo viên tham gia các hoạt động trên thì 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) được quy đổi bằng 02 tiết định mức.
Câu 19: Không đồng ý
Đề xuất như sau: Giáo viên được phân công làm ban giám khảo trong các cuộc thi hoặc hội thi của giáo viên cấp trường nên được chi trả thù lao theo định mức giờ dạy của giáo viên đó chứ không quy đổi ra số tiết theo định mức.
Câu 20: Đồng ý
PHẦN C
Câu 1: Không
Câu 2: Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn; Tổng phụ trách Đội.
Câu 3:
3.1. Đề xuất điều chỉnh tăng phụ cấp đứng lớp cho giáo viên THCS bằng với phụ cấp đứng lớp của giáo viên Tiểu học và giáo viên THPT. Vì mỗi cấp học có cái khó cái khổ khác nhau.
- Giáo viên ở cấp THCS đang phải dạy số tiết nhiều nhất và quy ra thời gian cũng nhiều nhất trong các cấp học phổ thông:
+ Giáo viên Tiểu học dạy 23 tiết/tuần, thời gian mỗi tiết học ở cấp Tiểu học hiện nay là 35 phút/tiết. Tổng số thời gian giảng dạy mỗi tuần trên lớp của giáo viên Tiểu học sẽ bằng: 23 (tiết) x 35 (phút) = 805 phút.
+ Giáo viên THPT dạy 17 tiết/tuần, thời gian mỗi tiết 45 phút nên tổng thời gian giảng dạy mỗi tuần là: 17 (tiết) x 45 (phút) = 765 phút.
+ Giáo viên THCS dạy theo định mức là 19 tiết/tuần, mỗi tiết có thời gian là 45 phút nên thời gian giảng dạy hàng tuần là: 19 (tiết) x 45 (phút) = 855 phút.
So sánh, ta thấy thời gian và định mức giảng dạy của giáo viên THCS hiện nay đang nhiều nhất, hơn cấp THPT 90 phút (2 tiết dạy). Và, tất nhiên thời gian giảng dạy cũng nhiều hơn giáo viên cấp Tiểu học.
- Giáo viên cấp THCS và THPT có nhiều điểm tương đồng về công việc, tương đồng trong giảng dạy, đánh giá học trò,…
- Giáo viên THPT áp lực khi học sinh thi tốt nghiệp THPT thì giáo viên THCS cũng áp lực khi học sinh thi tuyển vào 10 (kỳ thi tuyển vào 10 những năm gần đây ở nhiều nơi còn căng thẳng hơn kỳ thi tốt nghiệp THPT).
- Khi giảng dạy trên lớp, nếu như học sinh THPT đã định hình cơ bản về tâm sinh lý và trở thành những công dân đúng nghĩa khi đến lớp 12 các em đã bước sang tuổi 18 thì học sinh cấp THCS đang “dở dở ương ương” về tâm sinh lý nên giáo viên dạy cấp này rất vất vả trong việc uốn nắn, rèn luyện.
- Các trường THPT thường được xây dựng ở những nơi tập trung đông dân cư, đường sá đi lại khá thuận tiện. Còn các trường Tiểu học, các trường THCS thường ở các xã. Trong đó, rất nhiều xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh, đi lại rất khó khăn, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn,... về mặt này, giáo viên THPT đỡ vất vả hơn giáo viên THCS rất nhiều.
3.2. Đối với giáo viên chuyên trách Tin học cũng cần được tính 3 tiết/1 tuần/năm học về quản lý phòng máy, vì giáo viên chuyên trách mới biết phải quản lý và cài đặt như thế nào hơn người không chuyên trách.
- Như hiện này rất nhiều các trường THCS chưa có giáo viên CHUYÊN TRÁCH Tin học mà các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn TIN HỌC vẫn phải kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ quản lý phòng máy thì cần được tính 3 TIẾT/ TUẦN/ NĂM HỌC về việc quản lý phòng máy.
- Ngoài ra, như hiện nay với thời đại 4.0 trong các trường có RẤT NHIỀU các phần mềm được đưa vào ứng dụng trong các trường học nên cần TÍNH SỐ TIẾT cho các giáo viên thực hiện công việc KIÊM NHIỆM quản lý công nghệ thông tin (quản trị các phần mềm SMAS, CSDL, TEMIS, điều tra phổ cập giáo dục, học bạ số, quản lý và cập nhật tuyển sinh, EDOC kế hoạch bài giảng điện tử,… của nhà trường cũng như quản trị Fanpage của trường)
- Bên cạnh đó, giáo viên dạy tin học (trong phòng máy tính) cần được tính chế độ độc hại vì giáo viên làm việc trong môi trường bức xạ của máy tính cao.
3.3. Tiếp tục duy trì phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
3.4. Do áp lực công việc trong thời buổi áp dụng Công nghệ thông tin vào trường học như hiện nay thì các thầy cô giáo cao tuổi sẽ không theo kịp sự thay đổi của Công nghệ số nên giảm độ tuổi nghỉ hưu cho giáo viên như sau:
- Nữ 55 tuổi;
- Nam 60 tuổi.
3.5. Tổ chức thực hiện xét thăng hạng cho giáo viên theo định kì hằng năm khi họ có đủ điều kiện theo tiêu chuẩn quy định (giống như xét nâng lương trước thời hạn chẳng hạn). Bời vì có nhiều giáo viên có bằng đại học từ rất lâu, có nhiều cống hiến, có rất nhiều thành tích (thậm chí là giáo viên cốt cán) vậy mà bao lâu nay họ vẫn hưởng lương hạng III rất thiệt thòi cho họ.
Tham khảo thêm:
Link Download chính thức:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Tập làm văn lớp 4: Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc thứ quả mà em thích
-
Dẫn chứng về lòng kiên trì, nhẫn nại
-
Tập làm văn lớp 5: Tả người bà yêu quý của em
-
Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
PowerPoint Tìm hiểu tem Bưu chính
100+ -
Mẫu nhận xét năng lực, phẩm chất theo Thông tư 27
100.000+ -
Bộ đề thi viết chữ đẹp cấp Tiểu học
100.000+ -
Mẫu nhận xét môn Khoa học theo Thông tư 27
10.000+ -
Bài thuyết trình Hội thi giáo viên giỏi Tiểu học (11 mẫu)
100.000+ -
Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 năm 2024 - 2025 (7 mẫu)
100.000+ -
Kịch bản họp phụ huynh cuối học kì 1 trường Mầm non
100+ -
Kịch bản họp phụ huynh cuối học kì 1 trường Tiểu học
1.000+ -
Mẫu PowerPoint Họp phụ huynh học kì 1 năm 2024 - 2025
50.000+ 1 -
Nhận xét học bạ lớp 4 theo Thông tư 27
5.000+