Phiếu bài tập cuối tuần lớp 5 môn Toán Kết nối tri thức Bài tập cuối tuần Toán 5 KNTT (Học kì 1)
Bài tập cuối tuần môn Toán 5 Kết nối tri thức Học kì 1, có đáp án kèm theo, mang tới 18 phiếu ôn tập theo từng tuần trong học kì 1, giúp thầy cô tham khảo để giao bài tập cuối tuần cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Bộ phiếu bài tập cuối tuần môn Toán 5 Kết nối tri thức, mang tới các dạng bài tập Toán lớp 5 bám sát chương trình học trên lớp theo từng tuần, giúp các em học sinh nắm chắc được toàn bộ nội dung chương trình học trên lớp, để ngày càng học tốt môn Toán 5 hơn. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:
Phiếu bài tập cuối tuần môn Toán 5 Kết nối tri thức
Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 1
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Số gồm 4 chục nghìn, 8 nghìn, 9 trăm được viết là:
A. 489 000
B. 4 890
C. 48 900
D. 40 980
Câu 2. Kết quả của phép tính 105 × 45 là:
A. 4 725
B. 4 625
C. 4 525
D. 4 825
Câu 3.
17 804 = 10 000 + 7 000 + ? + 4
Số thích hợp điền vào dấu hỏi chấm (?) là:
A. 80
B. 800
C. 8 000
D. 8
Câu 4. Phân số chỉ số phần đã tô màu trong hình vẽ dưới đây là:
A. \(\frac{5}{4}\)
B. \(\frac{5}{8}\)
C. \(\frac{3}{4}\)
D. \(\frac{3}{8}\)
Câu 5. Sắp xếp các phân số \(\frac{1}{2} ; \frac{1}{3} ; \frac{3}{4} ; \frac{1}{6}\) theo thứ tự tăng dần là:
A. \(\frac{3}{4} ; \frac{1}{6} ; \frac{1}{2} ; \frac{1}{3}\)
B. \(\frac{1}{2} ; \frac{1}{3} ; \frac{3}{4} ; \frac{1}{6}\)
C. \(\frac{1}{6} ; \frac{1}{3} ; \frac{1}{2} ; \frac{3}{4}\)
D. \(\frac{1}{6} ; \frac{1}{2} ; \frac{1}{3} ; \frac{3}{4}\)
Câu 6. Giá trị của biểu thức 2641 - 356 x 5 là:
A. 861
B. 11575
C. 961
D. 1001
Câu 7. Bác Mai chia 300 kg vào các bao, mỗi bao 20 kg. Bác Mai đã bán đi \(\frac{1}{3}\)số bao gạo với giá mỗi bao là 240 000 đồng. Hỏi bác Mai thu được bao nhiêu tiền bán gạo?
A. 1 680 đồng
B. 960 000 đồng
C. 1 440 000 đồng
D. 1 200 000 đồng
Câu 8. Trong các phân số \(\frac{12}{15} ; \frac{3}{9} ; \frac{6}{11} ; \frac{14}{25} ; \frac{34}{19}\) có bao nhiêu phân số tối giản?
A. 2 phân số
B. 3 phân số
C. 4 phân số
D. 1 phân số
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
Bài 2. Tính giá trị của biểu thức:
a) 24 514 - 356 × 24
= ………………………………….
= ………………………………….
= ………………………………….
b) 145 780 + (25 461 - 4 961) × 2
= ………………………………….
= ………………………………….
= ………………………………….
Bài 3. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
Bài 4. Quy đồng mẫu số các phân số sau rồi so sánh:
a) \(\frac{6}{7}\) và \(\frac{4}{9}\)
b) \(\frac{5}{3}\) và \(\frac{9}{5}\)
c) \(\frac{11}{25}\) và \(\frac{5}{4}\)
Bài 5. Hoàn thành bảng sau:
Số gồm | Viết số | Đọc số |
1 triệu, 4 chục nghìn, 7 trăm, 3 chục, 9 đơn vị | 1 040 739 | Một triệu không trăm bốn mươi nghìn bảy trăm ba mươi chín |
2 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 2 trăm, 9 đơn vị | ||
8 chục triệu,9 trăm, 4 chục | ||
5 trăm nghìn, 3 nghìn, 8 chục, 6 đơn vị |
Bài 6. Một mảnh vườn hình chữ nhật chu vi bằng với chu vi hình vuông cạnh 5m. Biết chiều dài hơn chiều rộng 4 m.
a) Tính chiều dài, chiều rộng của mảnh vườn đó.
b) Người ta để \(\frac{2}{3}\) diện tích mảnh vườn để trồng rau. Cứ 1 m2 thu hoạch được 5 kg rau. Hỏi người ta thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam rau trên mảnh vườn đó.
Bài 7. Đố em?
ĐÁP ÁN
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
Đáp án | C | A | B | A | C | A | D | B |
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
Bài 2.
a) 24 514 – 356 × 24 = 24 514 – 8 544 = 15 970 | b) 145 780 + (25 461 – 4 961) × 2 = 145 780 + 20 500 × 2 = 145 780 + 41 000 = 186 780 |
Bài 3.
Bài 4.
a) \(\frac{6}{7}\) và \(\frac{4}{9}\)
Quy đồng mẫu số:
\(\begin{aligned} & \frac{6}{7}=\frac{6 \times 9}{7 \times 9}=\frac{54}{63} \\ & \frac{4}{9}=\frac{4 \times 7}{9 \times 7}=\frac{28}{63} \end{aligned}\)
So sánh:
Vì: \(\frac{54}{63}>\frac{28}{63}\) nên \(\frac{6}{7}>\frac{4}{9}\)
b) \(\frac{5}{3}\) và \(\frac{9}{5}\)
Quy đồng mẫu số:
\(\begin{aligned} & \frac{5}{3}=\frac{5 \times 5}{3 \times 5}=\frac{25}{15} \\ & \frac{9}{5}=\frac{9 \times 3}{5 \times 3}=\frac{27}{15} \end{aligned}\)
So sánh:
Vì: \(\frac{25}{15}<\frac{27}{15}\) nên: \(\frac{5}{3}<\frac{9}{5}\)
c) \(\frac{11}{25}\) và \(\frac{5}{4}\)\(\frac{5}{4}\)
Quy đồng mẫu số:
\(\begin{aligned} & \frac{11}{25}=\frac{11 \times 4}{25 \times 4}=\frac{44}{100} \\ & \frac{5}{4}=\frac{5 \times 25}{4 \times 25}=\frac{125}{100} \end{aligned}\)
So sánh:
Vì: \(\frac{44}{100}<\frac{125}{100}\) nên: \(\frac{11}{25}<\frac{5}{4}\)
Bài 5.
Số gồm | Viết số | Đọc số |
1 triệu, 4 chục nghìn, 7 trăm, 3 chục, 9 đơn vị | 1 040 739 | Một triệu không trăm bốn mươi nghìn bảy trăm ba mươi chín |
2 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 2 trăm, 9 đơn vị | 250 209 | Hai trăm năm mươi nghìn hai trăm linh chín |
8 chục triệu,9 trăm, 4 chục | 80 000 940 | Tám mươi triệu chín trăm bốn mươi |
5 trăm nghìn, 3 nghìn, 8 chục, 6 đơn vị | 503 086 | Năm trăm linh ba nghìn không trăm tám mươi sáu |
Bài 6.
a) Chu vi của mảnh vườn hình chữ nhật đó là:
5 × 4 = 20 (m)
Nửa chu vi mảnh vườn đó là:
20 : 2 = 10 (m)
Chiều dài của mảnh vườn đó là:
(10 + 4) : 2 = 7 (m)
Chiều rộng của mảnh vườn đó là:
10 – 7 = 3 (m)
Đáp số: Chiều dài: 7 m
Chiều rộng: 3m
b) Diện tích của mảnh vườn đó là:
7 × 3 = 21 (m2)
Diện tích trồng rau là:
21 × \(\frac{2}{3}\)= 14 (m2)
Người ta thu hoạch được số ki-lô-gam rau là:
14 × 5 = 70 (kg)
Đáp số: 70 kg
Bài 7.
Hiệu mới là:
102 – 35 – 14 = 53
Đáp số: 53
Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 2
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Phân số nào dưới đây là phân số thập phân?
A. \(\frac{10}{15}\)
B.\(\frac{41}{125}\)
C. \(\frac{5}{70}\)
D. \(\frac{21}{10}\)
Câu 2. Phân số nào dưới đây không phải phân số thập phân?
A. \(\frac{25}{100}\)
B. \(\frac{3}{5}\)
C. \(\frac{38}{1000}\)
D. \(\frac{7}{10}\)
Câu 3. Điền số thích hợp vào dấu hỏi chấm (?)
\(\frac{2}{5}+\frac{3}{10}=\frac{?}{10}\)
A. 8
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 4. Phân số nào dưới đây có thể được viết thành phân số thập phân?
A. \(\frac{3}{7}\)
B. \(\frac{7}{25}\)
C. \(\frac{8}{15}\)
D. \(\frac{14}{95}\)
Câu 5. Phân số nào dưới đây lớn hơn 1?
A. \(\frac{2}{5}\)
B. \(\frac{6}{7}\)
C. \(\frac{4}{4}\)
D. \(\frac{3}{2}\)
Câu 6. Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm:
\(\frac{8}{9} \ldots \ldots \ldots . \frac{43}{54}\)
A. >
B. <
C. =
Câu 7. Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều dài \(\frac{5}{2}\)m, chiều rộng \(\frac{4}{3}\)m. Người ta chia miếng bìa thành 4 phần bằng nhau. Vậy diện tích của mỗi miếng bìa đó là:
A. \(\frac{10}{3} \mathrm{~m}^2\)
B. \(\frac{5}{3} \mathrm{~m}^2\)
C. \(\frac{5}{6} \mathrm{~m}^2\)
D. \(\frac{11}{6} \mathrm{~m}^2\)
Câu 8. Trong các phân số: \(\frac{2}{5} ; \frac{4}{125} ; \frac{3}{14} ; \frac{6}{45} ; \frac{9}{8}\). Có bao nhiêu phân số có thể viết được thành phân số thập phân.
A. 3 phân số
B. 2 phân số
C. 4 phân số
D. 1 phân số
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1. Trong các phân số: \(\frac{3}{70} ; \frac{59}{100} ; \frac{7}{200} ; \frac{3}{10} ; \frac{4}{1000} ; \frac{67}{120}\). Phân số nào là phân số thập phân?
Bài 2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) \(\frac{2}{5}=\frac{2 \times \ldots \ldots \ldots \ldots}{5 \times \ldots \ldots \ldots \ldots}=\frac{\ldots \ldots \ldots}{10}\)
b) \(\frac{7}{125}=\frac{7 \times \ldots \ldots \ldots}{125 \times \ldots \ldots \ldots \ldots}=\frac{\ldots \ldots}{1000}\)
c) \(\frac{35}{5000}=\frac{35: \ldots \ldots \ldots}{5000: \ldots \ldots}=\frac{\ldots \ldots}{1000}\)
d) \(\frac{48}{800}=\frac{48: \ldots \ldots \ldots}{800: \ldots \ldots}=\frac{\ldots \ldots}{100}\)
Bài 3. Viết các phân số \(\frac{2}{5} ; \frac{3}{8} ; \frac{7}{125} ; \frac{7}{4} ; \frac{49}{50}\) thành phân số thập phân
Bài 4: Cho các phân số: \(\frac{2}{3} ; \frac{3}{4} ; \frac{7}{6} ; \frac{11}{12} ; \frac{17}{24}\)
a) Sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn:
………………………………………………………………………………………
b) Sắp xếp các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé:
………………………………………………………………………………………
Bài 5. Em hãy nối các phép tính có cùng kết quả:
Bài 6. Tính giá trị của biểu thức:
a) \(\frac{4}{5}+\frac{5}{9}-\frac{4}{45}\)
b) \(\frac{7}{18}-\left(\frac{1}{9}+\frac{1}{6}\right)\)
c) \(3-\frac{4}{9}+\frac{1}{3}\)
ĐÁP ÁN
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
Đáp án | D | B | D | B | D | A | C | A |
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
Vì: Các phân số thập phân có mẫu là 10, 100, 100, ......
Nên: Trong các phân số đã cho, phân số thập phân là: \(\frac{59}{100} ; \frac{3}{10} ; \frac{4}{1000}\)
Bài 2.
a) \(\frac{2}{5}=\frac{2 \times 2}{5 \times 2}=\frac{4}{10}\)
b) \(\frac{7}{125}=\frac{7 \times 8}{125 \times 8}=\frac{56}{1000}\)
c) \(\frac{35}{5000}=\frac{35: 5}{5000: 5}=\frac{7}{1000}\)
d) \(\frac{48}{800}=\frac{48: 8}{800: 8}=\frac{6}{100}\)
Bài 3.
\(\begin{aligned} & \frac{2}{5}=\frac{2 \times 2}{5 \times 2}=\frac{4}{10} \\ & \frac{3}{8}=\frac{3 \times 125}{8 \times 125}=\frac{375}{1000} \\ & \frac{7}{125}=\frac{7 \times 8}{125 \times 8}=\frac{56}{1000} \end{aligned}\)
\(\begin{aligned} & \frac{7}{4}=\frac{7 \times 25}{4 \times 25}=\frac{175}{100} \\ & \frac{49}{50}=\frac{49 \times 2}{50 \times 2}=\frac{98}{100} \end{aligned}\)
Bài 4.
Quy đồng mẫu số các phân số:
\(\frac{2}{3}=\frac{2 \times 8}{3 \times 8}=\frac{16}{24}\)
\(\frac{3}{4}=\frac{3 \times 6}{4 \times 6}=\frac{18}{24}\)
\(\frac{7}{6}=\frac{7 \times 4}{6 \times 4}=\frac{28}{24}\)
\(\frac{11}{12}=\frac{11 \times 2}{12 \times 2}=\frac{22}{24}\)
Giữ nguyên \(\frac{17}{24}\)
So sánh các phân số: \(\frac{16}{24}<\frac{17}{24}<\frac{18}{24}<\frac{22}{24}<\frac{28}{24}\)
a) Sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\frac{2}{3} ; \frac{17}{24} ; \frac{3}{4} ; \frac{11}{12} ; \frac{7}{6}\)
b) Sắp xếp các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé là: \(\frac{7}{6} ; \frac{11}{12} ; \frac{3}{4} ; \frac{17}{24} ; \frac{2}{3}\)
Bài 5:
Bài 6:
a) \(\frac{4}{5}+\frac{5}{9}-\frac{4}{45}=\frac{36}{45}+\frac{25}{45}-\frac{4}{45}=\frac{57}{45}\)
b) \(\frac{7}{18}-\left(\frac{1}{9}+\frac{1}{6}\right)=\frac{7}{18}-\left(\frac{2}{18}+\frac{3}{18}\right)=\frac{7}{18}-\frac{5}{18}=\frac{2}{18}=\frac{1}{9}\)
c)