Phân tích bài thơ Cuối thu của Hàn Mặc Tử Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ lớp 10
Phân tích bài thơ Cuối thu của Hàn Mặc Tử mang đến bài văn mẫu cực hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao kỹ năng viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ hay.
Cuối thu của Hàn Mặc Tử là bài thơ rất hay mang đến cho người đọc một giá trị nội dung sâu sắc. Để hiểu rõ hơn về bài thơ mời các bạn cùng theo dõi bài văn mẫu phân tích Cuối thu trong bài viết dưới đây. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn mẫu: phân tích bài thơ Vịnh năm canh, phân tích bài thơ Chỉ có thể là mẹ của Đặng Minh Mai.
Phân tích Cuối thu của Hàn Mặc Tử
Là người đặt nền móng cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, bài thơ Cuối thu là bài thơ mà ông viết tặng Chế Lan Viên - người bạn ông rất trân quý và dành nhiều tình cảm. Với lời thơ nhẹ nhàng, tình tứ nhưng cũng đầy bí ẩn, thêm chút kinh dị, bài thơ đã mang lại cho người đọc sự tò mò và những cảm xúc khác nhau khi đọc bài thơ.
Lụa trời ai dệt với ai căng,
Ai thả chim bay đến Quảng Hàn,
Và ai gánh máu đi trên tuyết,
Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.
Câu thơ mở đầu bài thơ là câu thơ rất thú vị với câu hỏi tu từ đầy tính nghệ thuật. Bầu trời cuối thu trong xanh và cao rộng, trời mịn không một gợn mây được tác giả ví như tấm lụa được ai dệt và kéo căng. Liên tiếp ba câu thơ đầu sử dụng câu hỏi tu từ đã cho thấy sự tò mò của tác giả với thiên nhiên cuối thu. Quảng Hàn tượng trưng cho cung trăng. Nếu cuối thu, đàn chim sẽ phải bay về phương Nam tránh rét nhưng đây nó lại bay về Quảng Hàn lạnh lẽo như chính cài tên của nó. Điều đó không phải ngẫu nhiên mà nó chính là dụng ý của tác giả về việc phá vỡ mọi rào cản, trái với quy luật của tự nhiên. Hình ảnh quỷ dị, ma quái đã gắn liền với nhiều câu thơ trong thơ Hàn Mặc Tử. Câu thơ “Và ai gánh máu đi trên tuyết” đã cho thấy sự kinh dị đó với hai hình ảnh đối lập tuyết vào máu. Thường khi nhắc đến tuyết, người ta sẽ nghĩ đến ngay sự trong trắng tinh khiết và máu thì ngược lại. Hình ảnh “ai” gánh máu đi trên tuyết đã cho thấy sự đau khổ cả trong tinh thần và thể xác của người đó.
Mây vẽ hằng hà sa số lệ,
Là nguồn ly biệt giữa cô đơn.
Sao không tô điểm nên sương khói,
Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn.
Sự đau thương, ly biệt và xa cách được thể hiện rõ hơn ở bốn câu tiếp ở khổ thơ hai. Bầu trời không còn trong xanh, căng mịn nữa mà đã có sự tham gia của những đám mây mang đau thương kéo tới. Mang trong mình hàng ngàn giọt lệ trút xuống trần gian. Lệ ở đây vừa là để giải thoát gánh nặng trong mây, vừa nhấn mạnh được nỗi buồn của con người nơi nhân thế. Hàng loạt các từ ngữ như ly biệt, cô đơn đã càng nhấn mạnh thêm nỗi buồn cô đơn ấy. Những giọt lệ chính là thứ khởi nguồn cho sự cô đơn. Sao không tô điểm nên sương khói là câu hỏi tu từ đã cho thấy nhưng mịt mù trong sương khói từ lâu đã có trong lòng tác giả, không chỉ khi lệ rơi mà còn trước đó.
Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ,
Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ.
Cây gì mảnh khảnh run cầm cập,
Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.
Cảm giác cô đơn lạnh lẽo từ khổ thơ hai lan tỏa và bao trùm sang toàn bộ khổ thơ thứ ba. Hàng loạt các từ ngữ lạnh, hững hờ, buồn, trơ vơ, mảnh khảnh, run cầm cập, gầy, xác xơ, héo, nấc, khô… xuất hiện đã làm nổi bật lên nỗi buồn cô đơn đó. Sự lạnh lùng, hững hờ, xơ xác của thiên nhiên đã bao trùm lên tâm trạng và cảm xúc của tác giả. Điềm báo về những cành cây mảnh khảnh, run cầm cập hay xơ xác của thiên nhiên cây cối cũng như điềm báo về chính con người về cái chết cận kề.
Thu héo nấc thành những tiếng khô.
Một vì sao lạ mọc phương mô?
Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?
Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ?
Thu héo được tác giả dùng để miêu tả những hình ảnh thu cuối với những tiếng khô, không chỉ là của lá mà còn là trong lòng tác giả đã khô héo. Giữa những nỗi đau ấy, tư mọc xuất hiện như một điểm sáng. Một vì sao mọc trên trời là dấu hiệu của một người vừa qua đời cũng có thể là một vị thần giáng thế theo quan niệm của Hy Lạp. Khổ thơ trước nói về cái chết, khổ thơ này cũng vậy. Cái chết có thể là sự kết thúc cho cuộc đời cũng có thể là sự mở đầu cho cuộc đời mới. Vì sao mọc có thể là sự tái sinh cho người thơ. Tuy nhiên người đó chưa thấy xuất hiện và sự trinh bạch vẫn bị giam giữ dưới đáy mồ sâu trong lòng đất.
Bài thơ đã mang lại cho người đọc những cảm xúc về thiên nhiên và con người những ngày cuối thu từ những thứ trong sáng, thuần khiết nhất đến những gì quái dị, u ám và buồn nhất. Qua đây có thể thấy được sự độc đáo trong cách viết của Hàn Mặc Tử và tài năng của ông.