Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về lòng trung thành Bài văn nghị luận xã hội lớp 9 hay nhất
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về lòng trung thành gồm 2 mẫu hay, độc đáo, kèm theo dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của lòng trung thành trong cuộc sống của con người.
Trung thành là luôn tận tâm, hết lòng giữ trọn niềm tin và tình cảm gắn bó với người khác. Lòng trung thành là một trong những đức tính quan trọng mà mỗi người cần có, hãy giữ gìn và phát huy phẩm chất đáng quý ấy. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Nghị luận xã hội về lòng trung thành
Dàn ý Nghị luận về lòng trung thành
1. Mở bài:
- Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận: lòng trung thành.
2. Thân bài:
a, Giải thích:
- Trung thành là đức tính tốt đẹp và cần thiết đối với con người.
- Trung thành là "một lòng một dạ", tận tâm, hết lòng giữ trọn niềm tin và tình cảm gắn bó với một người hoặc một điều cụ thể.
b, Biểu hiện của lòng trung thành:
- Thẳng thắn, thật thà, không gian dối, phản bội.
- Không suy diễn hay làm những điều trái với lương tâm, đạo đức.
- Sẵn sàng nhận lỗi, chịu trách nhiệm cho việc mình làm.
- Sống biết trước sau.
c, Ý nghĩa của lòng trung thành:
- Được mọi người yêu quý, tin tưởng, ủng hộ và tôn trọng.
- Tạo được giá trị riêng cho bản thân, có chính kiến riêng cho mình.
- Giúp các mối quan hệ trở nên gắn kết, bền vững hơn.
d, Liên hệ thực tế:
- Vẫn còn tồn tại sự phản bội trong cuộc sống.
- Có người trung thành một cách mù quáng.
e, Bài học nhận thức và hành động:
- Không ngừng rèn luyện bản thân.
- Nhận thức rõ tốt - xấu để đặt lòng trung thành đúng chỗ, phù hợp.
- Lên án những hành vi phản bội, bất nghĩa.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của lòng trung thành trong cuộc sống.
Nghị luận về lòng trung thành - Mẫu 1
Người xưa quan niệm lòng trung thành là một trong những yếu tố quan trọng làm nên người quân tử. Cho đến nay, điều này vẫn giữ nguyên được giá trị vốn có, trở thành thước đo để đánh giá phẩm chất đạo đức con người.
Lòng trung thành có thể được định nghĩa như sự tận tâm, "một lòng một dạ" tin tưởng, gắn bó với một người hoặc một điều gì đó cụ thể.
Một người có lòng trung thành luôn sống ơn nghĩa, biết trước sau. Quan niệm "trung" đã có từ rất lâu. Khi xưa, đó là sự trung thành trong mối quan hệ quân - thần, vua - tôi. Trong hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, điều này lại chuyển thành "một lòng một dạ" với lí tưởng cao cả của Đảng và Nhà nước. Có những người chiến sĩ dù bị tra tấn, hành hạ dã man, vẫn nhất quyết giữ nguyên lòng trung với cách mạng. Đó là những đồng chí như Phan Đăng Lưu, Võ Chí Công, Trần Đăng Ninh,... Cho đến nay, lòng trung thành với Tổ quốc vẫn giữ được trọn vẹn giá trị vốn có.
Sự trung thành mang ý nghĩa rất lớn với cuộc sống của mỗi người cũng như cả cộng đồng. Điều này không chỉ giúp loại bỏ sự phản bội mà còn giúp làm nên nhiều điều lớn lao. Đó là chiến thắng lẫy lừng, vang danh sử sách của cách mạng Việt Nam những năm chống Pháp, chống Mỹ; là sự thành công trong công cuộc tái tạo và xây dựng đất nước sau chiến tranh; là sự tiến bộ, phát triển không ngừng của xã hội hiện nay. Tất cả những điều đó có được là nhờ sự đồng lòng của cả dân tộc.
Tuy vậy, trên thực tế vẫn còn tồn tại những kẻ phản bội, bất nghĩa. Họ chỉ biết quan tâm đến bản thân, chà đạp lên lợi ích của tập thể, sẵn sàng "lừa thầy phản bạn". Hoặc cũng có trường hợp trung thành một cách mù quáng, không phân biệt rõ phải - trái, từ đó dẫn đến những hành vi sai lệch, đi ngược lại với quy chuẩn đạo đức của xã hội.
Để loại bỏ được những tiêu cực kể trên, mỗi người cần cố gắng rèn luyện bản thân. Chỉ khi nâng cao nhận thức của chính mình, con người mới có được cái nhìn bao quát, toàn diện nhất về những vấn đề xảy ra xung quanh. Từ đó, ta sẽ có cơ sở để suy xét tính đúng - sai, quyết định nên đặt lòng trung thành của mình ở đó hay không. Đồng thời, mỗi cá nhân cũng cần lên án những trường hợp bất nghĩa, sống vô ơn, phản bội. Tất cả đều sẽ góp phần giúp cộng đồng phát triển ngày một tốt đẹp, văn minh hơn.
Lòng trung thành đã, đang và sẽ luôn là một trong những đức tính quan trọng mà mỗi người cần có. Hãy gìn giữ và phát huy phẩm chất đáng quý ấy, cùng chung tay duy trì sự phát triển bền vững của nước nhà.
Nghị luận về lòng trung thành - Mẫu 2
"Lòng trung thành là điều tốt đẹp nhất bạn có thể đem trao tặng một người. Sự thật, lòng tin cậy, tình bạn và tình yêu đều tùy thuộc vào điều đó cả" (Elviisresley). Thật vậy, bạn có lòng trung bạn sẽ được mọi người tin tưởng và trân trọng. Lòng trung thành đưa bạn đến với con đường thành công, đưa bạn đến với ước mơ, hạnh phúc mà bản thân hằng khao khát. Nhưng nếu bạn đi sai hướng, trung thành cũng có thể khiến bạn gặp khó khăn. Vì vậy, theo bạn điều đầu tiên, để xây dựng cho bạn là một con người trung thành đúng đắn là gì?
"Trung thành" là gì? "Trung thành" đó là một đức tính tốt đẹp của con người. Là sự trung thực, thẳng thắn, thật thà, là sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai. Người có cho mình đức tính trung thành là người không lừa dối người khác, không suy diễn, không những điều trái với lương tâm và sự thật. Và người trung thành là người luôn được tin tưởng, trân quý từ người khác. Như vậy, "trung thành" là một phẩm chất cao quý của mỗi con người. Và càng cao quý, may mắn hơn với những người biết hết mình gìn giữ, xây dựng lòng trung thành ấy cho bản thân và người khác.
"Trung thành là 'chương đầu tiên' trong cuốn sách về sự khôn ngoan" (Thomas Jefferson). Thật vậy, bạn có được sự trung thành, bạn sẽ có được sự tự tin vào bản thân và có được sự tin tưởng từ người khác. Và điều đó sẽ giúp cho chặng đường thành công của bạn luôn nhận được sự ủng hộ của mọi người. Trong cuộc sống của chúng ta, từ xưa đến nay, trung thành luôn là đức tính tốt đẹp, đáng trân trọng. Tục ngữ có câu: "Cây ngay không sợ chết đứng". Quả thật, nếu bạn là một người trung thực, thành thật trong mọi việc làm của mình, bạn sẽ không sợ điều gì đến với mình, dù đó là khó khăn, thử thách lớn tới đâu. Trong cuộc sống hiện tại của chúng ta, lòng trung thành càng đáng được tôn trọng. Bởi, giữa sự phát triển của công nghệ, con người giờ đây chỉ biết nhau qua tấm ảnh, qua tin nhắn,…họ không còn quan tâm tới những buổi họp mặt; những trẻ em không vui đùa cùng bạn bè mà đua nhau vào chiếc điện thoại. Thế giới dần chìm vào sự im lặng và giả dối. Họ có thể an ủi, vỗ về bạn trong tin nhắn, những khi buông bỏ, bạn sẽ trở thành kẻ làm phiền họ. Mọi sự lừa gạt dần chiếm ưu thế trong cuộc sống hiện tại. Vì vậy, việc chúng ta cần sự trung thành là một thiết yếu. Bởi trung thành sẽ chiếu sáng, khiến mọi sự lừa gạt phải rời bỏ. Vậy nhưng, lại chẳng mấy ai thực sự giữ cho mình được lòng tự trọng, lòng trung thành với người khác. Đặc biệt là ở hình ảnh của lứa tuổi học sinh, sinh viên. Ở lứa tuổi này, tâm lý của chúng ta chưa được hoàn thiện, dẫn đến nhũng cáu bẩn, những lời nói nặng nề, những lời nói sau lưng, những tranh giành về vị trí,…thật tồi tệ. Đó là hành vi xảy ra khi bên cạnh đó, vẫn là những người có lòng trung thành. Nếu một ngày trên thế giới không có lòng trung thành, liệu chúng ta sẽ ra sao? Xung quanh chỉ toàn những lời nói dối, chính bạn cũng sẽ rơi vào sự nói dối ấy. Vì vậy, hãy ngăn chặn sự phát triển của sự lừa dối; hãy để sự trung thành trở thẹn một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống của bạn. Để chúng ta được sống trong một thế giới của sự tin tưởng, tôn trọng nhau.
"Tôi ngay không thờ hai chúa" (Tục ngữ). Nhắc đến câu tục ngữ này, có lẽ sẽ không ai quên được hình ảnh của Chu Văn An. Chu Văn An (1292 – 1370) là nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần. Ông nổi tiếng cương trực, không hám lợi. Ra làm quan vào đời Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, mà ông đã quyết định dâng sớ xin chém bảy nịnh thần (thất trảm sớ) nhưng không được chấp nhận. Ông treo ấn từ quan về ở ẩn. Dạy học, viết sách cho các trò. Ông không vì trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những trò thiếu lễ độ. Như vậy, Chu Văn An là tấm gương của một người trung thành với đất nước, sẵn sàng khó khăn để loại bỏ những người không xứng đáng với đất nước. Đó còn alf hình ảnh của những người Công an, những Bác sĩ, những Viên chức này nước một lòng trung thực với công việc. Họ thanh đáng được xứng danh và được mọi người ngưỡng mộ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn là những người không trung thực. Những người nhận hối lộ, những người tham nhũng. Những người đút lót để leo lên vị trí cao. Hay rầm rộ thời gian vừa qua là vụ mua điểm của các tỉnh. Hành vi ấy thanh không xứng đáng. Nó sẽ hại chính những người hối lộ và càng hại hơn với những người chăm chỉ đèn sách mà bị gạch tên. Như vậy, mọi hành vi thiếu trung thành trong cuộc sống, đều đáng bị lên án, phê phán và trách phạt theo đúng luật. Để đất nước có thể đi lên, phát triển toàn diện và giàu mạnh, trước hết, mỗi con người cần có cho mình ý thức về lòng trung thành. Bởi nó chính là sức tính quan trọng tạo nên thành công, tin tưởng cho bạn. Muốn làm được như vậy, chúng ta cần tích cực học tạo, rèn luyện bản thân trở thành người trung thực, có ích. "Trung thành là bước đệm đầu tiên, thậm chí khi mà bạn không thấy thấy cả các bậc cầu thanh, nó vẫn sẽ giúp bạn bước đi" (Martin Luther King). Thật vậy, trung thực là cuốn sách mở đầu, là ngửi gác cổng cho tòa lâu đài của lương tâm. Bạn lỡ lầm nói dối bản thân lần đầu, bạn sẽ nói dối tiếp lần sau và sau nữa.
Vậy tại sao chúng ta không trung thành? Để có thể giúp bản thân là một người trung thực thật thà và nhận được sự tin tưởng từ người khác. Hãy chân thành với chính bạn; chỉ có như vậy, sau đó bạn mới chân thành với người khác được.