Nghị định 15/2013/NĐ-CP Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Eballsviet.com xin giới thiệu Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng được ban hành ngày 06 tháng 02 năm 2013.
CHÍNH PHỦ --------- Số: 15/2013/NĐ-CP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------------------------- Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2013 |
NGHỊ ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng,
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng; quy định về quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác và sử dụng công trình xây dựng; quy định về bảo hành công trình xây dựng.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có những quy định khác với các quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo các quy định tại Điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng với chủ đầu tư, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng.
2. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt, trong đó thể hiện kích thước thực tế của công trình.
3. Hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư, xây dựng công trình gồm: Chủ trương đầu tư, dự án đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, báo cáo khảo sát xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng công trình, hồ sơ quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng công trình và tài liệu khác cần được lưu lại sau khi đưa công trình vào sử dụng.
Điều 4. Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng
1. Công tác khảo sát/thiết kế, thi công xây dựng công trình phải đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận; đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây dựng và tuân thủ các quy định của Nghị định này.
2. Công trình, hạng mục công trình chỉ được nghiệm thu để đưa vào sử dụng khi đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của chủ đầu tư theo nội dung của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc thực hiện, có hệ thống quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện trước chủ đầu tư và trước pháp luật.
Điều 5. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bắt buộc phải được tuân thủ trong hoạt động xây dựng.
2. Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, ngoại trừ các tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc có quy định bắt buộc phải áp dụng tại văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình phải được người quyết định đầu tư xem xét và chấp thuận trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình và chỉ được thay đổi khi có sự chấp thuận của người quyết định đầu tư.
Điều 6. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
1. Công trình xây dựng được phân thành các loại như sau:
a) Công trình dân dụng;
b) Công trình công nghiệp;
c) Công trình giao thông;
d) Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật.
2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý công trình chuyên ngành quy định tại Khoản 2 Điều 41 Nghị định này hướng dẫn phân cấp các loại công trình xây dựng nêu tại Khoản 1 Điều này để phục vụ công tác quản lý chất lượng công trình.
Điều 7. Chỉ dẫn kỹ thuật
1. Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để lập hồ sơ mời thầu, thực hiện giám sát, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt chỉ dẫn kỹ thuật cùng với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở.
2. Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng công trình.
3. Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II. Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng công trình.
Điều 8. Công khai thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình
1. Các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của mình gửi bằng đường bưu điện hoặc trực tiếp tới cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do cơ quan này quản lý.
2. Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin về năng lực hoạt động xây dựng do các tổ chức, cá nhân cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có trách nhiệm xem xét và quyết định đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử do mình quản lý.
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT XÂY DỰNG
Điều 12. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng khảo sát xây dựng
1. Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
2. Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.
3. Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
4. Thực hiện khảo sát xây dựng.
5. Giám sát công tác khảo sát xây dựng.
6. Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.
7. Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.
Điều 13. Trách nhiệm của chủ đầu tư
1. Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng đủ điều kiện năng lực theo quy định.
2. Tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng (nếu có).
3. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định trong hợp đồng xây dựng của nhà thầu khảo sát xây dựng trong quá trình thực hiện khảo sát.
4. Tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với loại hình khảo sát để thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng.
5. Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 17. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
1. Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.
2. Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.
3. Lập thiết kế xây dựng công trình.
Điều 18. Trách nhiệm của chủ đầu tư
1. Tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình trên cơ sở báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) hoặc chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Lựa chọn tổ chức, cá nhân đảm bảo điều kiện năng lực để lập thiết kế và thẩm tra thiết kế xây dựng công trình khi cần thiết.
3. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định trong hợp đồng xây dựng của nhà thầu thiết kế, nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có) trong quá trình thực hiện hợp đồng.
4. Kiểm tra và trình thiết kế cơ sở cho người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết.