Báo cáo kết quả ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 Báo cáo kết quả ngày đại đoàn kết khu dân cư 2024

Báo cáo kết quả ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 gồm 3 mẫu, kèm theo 2 đề cương giúp các bạn tham khảo, dễ dàng báo cáo tổng kết cuộc vận động cho ngày hội toàn dân 18/11.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc diễn ra vào ngày 18/11, còn giúp người dân thắt chặt tình đoàn kết toàn dân tộc, để mọi người có cơ hội ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm những mẫu lời dẫn chương trình, bài phát biểu Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Đề cương xây dựng báo cáo Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG BÁO CÁO
Tổng kết 20 năm tổ chức Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc" giai đoạn.....

Phần thứ nhất: Kết quả 20 năm tổ chức Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc" giai đoạn .....

I. Đặc điểm tình hình

- Đặc điểm về địa lý; hệ thống chính trị; nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội.

- Đặc điểm về công tác Mặt trận, dân tộc, tôn giáo.

II. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tổ chức Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc”

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các tổ chức đảng đối với Ngày hội.

- Công tác phối hợp với hệ thống chính quyền, các tổ chức thành viên tổ chức Ngày hội.

III. Những kết quả đạt được qua 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc giai đoạn.....

1. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cơ sở để củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giáo dục truyền thống yêu nước; tăng cường đồng thuận xã hội góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

2. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục và tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong mỗi cộng đồng.

3. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc giải pháp để phát huy vai trò tự quản của mỗi cộng đồng, từng cá nhân, hộ gia đình trong thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.

4. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc kết quả của đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công tác Mặt trận từ mỗi địa bàn cơ sở.

5. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cơ sở huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vai trò làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể Nhân dân ngày càng vững mạnh.

IV. Đánh giá chung và những bài học kinh nghiệm

1. Kết quả đạt được

2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

3. Hạn chế, tồn tại

4. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

5. Những bài học kinh nghiệm trong tổ chức Ngày hội

Phần thứ hai: Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng tổ chức Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc" trong giai đoạn mới

I. Phương hướng và mục tiêu

II. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

1. Nhiệm vụ:

Nâng cao chất lượng Ngày hội đại đoàn kết đáp ứng với tình hình mới nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và nâng cao đời sống của Nhân dân.

2. Giải pháp thực hiện

a) Giải pháp chung:

b) Giải pháp cụ thể:

- Giải pháp về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các tổ chức đảng; nội dung nhiệm vụ phối hợp của cấp chính quyền và các tổ chức thành viên Mặt trận trong tổ chức Ngày hội.

- Giải pháp nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong tổ chức Ngày hội.

- Giải pháp về đổi mới nội dung, hình thức tổ chức Ngày hội.

- Giải pháp phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, tính sáng tạo của mỗi địa phương trong tổ chức Ngày hội.

- Giải pháp đảm bảo và huy động nguồn lực trong tổ chức Ngày hội.

III. Một số kiến nghị, đề xuất.

ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM
Xã, phường, thị trấn……………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

DANH SÁCH
Hộ nghèo đề nghị tặng quà nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2022) và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

STTHọ và tênChỗ ở hiện nayTrị giá suất quà (đồng)Ghi chú
1 500.000
2 500.000
3 500.000
4 500.000
5 500.000
6 500.000
7 500.000
8 500.000
9 500.000
10 500.000
11 500.000
12 500.000
13 500.000
14 500.000
15 500.000
16 500.000
17 500.000
18 500.000
19 500.000
20 500.000
Tổng cộng: 10.000.000
Số tiền bằng chữ: Mười triệu đồng chẵn
Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)
Xác nhận của UBND xã………., ngày……. tháng …… năm 2022

TM. BAN THƯỜNG TRỰC
ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM…………
(Ký tên, đóng dấu)

Đề cương báo cáo kết quả Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

I. CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Tham mưu Công văn cho huyện ủy, thành ủy chỉ đạo triển khai thực hiện.

2. Xây dựng kế hoạch và Hướng dẫn MTTQ cấp xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện.

3. Phối hợp với chính quyền, các ban, ngành liên quan tổ chức Ngày hội.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Hoạt động của các đồng chí lãnh đạo huyện và các Ban, ngành tham dự Ngày hội (nêu rõ hoạt động của lãnh đạo từng cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã)

2. Các hoạt động Ngày hội ở khu dân cư (nêu rõ những điểm mới trong tổ chức Ngày hội)

- Chủ đề Ngày hội (nếu có);

- Các hoạt động tuyên truyền;

- Các hoạt động tổ chức trước, trong và sau Ngày hội (trao đổi, đối thoại nhân dân, tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian...).

- Các hoạt động thăm hỏi gia đình chính sách, gia đình lão thành cách mạng...

- Các hoạt động trồng cây bảo vệ môi trường, xây dựng các công trình phúc lợi, công trình dân sinh, nhà ở cho hộ nghèo tại khu dân cư…

3. Tổng số khu dân cư được khen thưởng trong Ngày hội

- Số khu dân cư tiêu biểu được khen thưởng trong Ngày hội;

- Số gia đình tiêu biểu được khen thưởng trong Ngày hội;

- Số cá nhân tiêu biểu được khen thưởng trong Ngày hội.

4. Một số hoạt động tiêu biểu trong Ngày hội (nêu rõ nội dung, hình thức và hiệu quả một số hoạt động tiêu biểu trong dịp tổ chức Ngày hội)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Mặt được

2. Hạn chế, tồn tại

3. Kiến nghị, đề xuất

Mẫu báo cáo ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

BÁO CÁO
Tổng kết 05 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Đề án “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nông thôn” trên địa bàn xã ....... giai đoạn 20...-20....

Phần thứ I

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” (GỌI TẮT LÀ PHONG TRÀO) VÀ ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN (GỌI TẮT LÀ ĐẾ ÁN) GIAI ĐOẠN 20... - 20...

A. Tình hình triển khai và kết quả thực hiện Phong trào

I. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện Phong trào

Thực hiện Quyết định số ..../QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 20...-20..., định hướng đến năm 20...; Quyết định số .../QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển văn hóa nông thôn đến năm 20...., định hướng đến năm 20...; căn cứ theo kế hoạch, hướng dẫn của các cấp, các ngành, ngay từ đầu năm, UBND xã đã ban hành Kế hoạch về việc triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tiến hành củng cố, kiện toàn lại Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo); ban hành Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ, địa bàn phụ trách cho các thành viên Ban chỉ đạo. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo xã đã chủ động lồng ghép việc tổ chức, thực hiện các nội dung, chỉ tiêu phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vào công tác chuyên môn; phối hợp với Ban chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai thực hiện tốt các văn bản của cấp trên đến cơ sở.

Phổ biến, quán triệt sâu rộng việc triển khai các hoạt động của Phong trào đến các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp huyện và địa phương; hướng dẫn cơ sở kịp thời sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư; công tác quản lý và tổ chức lễ hội từng bước đi vào nề nếp, tạo không khí vui tươi, phấn khởi. Việc cưới, việc tang tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Nhiều tấm gương điển hình trong văn hóa ứng xử ở các lĩnh vực đã được lan tỏa và nhân rộng. Trong quá trình triển khai thực hiện, Ban chỉ đạo đã bám sát các văn bản, hướng dẫn của cấp trên về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “thôn văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” để làm cơ sở kiểm tra, phúc tra cơ quan, đơn vị, làng, thôn. Thường xuyên triển khai và đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của phong trào đến tận cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức để người dân nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng thôn, gia đình văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa trong đời sống xã hội, nhất là trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Nhiều nội dung hoạt động của Phong trào được lồng ghép, kết hợp triển khai sâu rộng trong xã hội nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp nhân dân.

II. Kết quả thực hiện

1. Xây dựng “Người tốt, việc tốt” và các điển hình tiên tiến

Trong những năm qua, cùng với việc phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa; thôn văn hóa; xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, phong trào xây dựng gương “Người tốt, việc tốt” và các điển hình tiên tiến trên địa bàn xã được chú trọng triển khai thực hiện, từ đó đã xuất hiện ngày càng nhiều gương “Người tốt, việc tốt” được các cấp, các ngành tuyên dương, khen thưởng.

Nhiều phong trào thi đua được phát động ở các cấp, các ngành trong toàn xã như: Phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc” của ngành Công an; cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm”, phong trào “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành Giáo dục và Đào tạo; phong trào “Nông dân sản xuất giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo”; phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; phong trào “Người cao tuổi làm kinh tế giỏi”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”... đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn xã tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện.

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo xã cũng như Ban chỉ đạo cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến làm lan tỏa, cổ vũ mọi người tham gia thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Qua các phong trào, đã xuất hiện nhiều cá nhân và tập thể điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực sản xuất kinh tế, công tác, hoạt động xã hội, điển hình như: cơ sở vật liệu xây dựng Trần Trọng (thôn Trằm Ngang); cơ sở vật liệu xây dựng Phan Duy Cường (thôn Tây Hoàng); cơ sở mộc mỹ nghệ Thanh Hoài (thôn Đông Hồ) được cấp trên tặng giấy khen về gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và giảm nghèo bền vững, là những điển hình trong việc giúp đỡ các hội viên khác ở địa phương phát triển kinh tế... Qua đó, đã tạo nên làn sóng thi đua sôi nổi, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất cũng như đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.

Ngoài ra, từ năm 20.... đến nay, toàn xã có nhiều tập thể và cá nhân đạt thành tích cao được UBND huyện tặng giấy khen, nhiều cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và nhiều chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, giáo viên dạy giỏi các cấp, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; có 05 thôn đạt danh hiệu văn hóa liên tục trong 3 năm, trong đó có 02 thôn đạt danh hiệu văn hóa liên tục 05 năm trở lên.

2. Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”

Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong xã đã phát huy vai trò nòng cốt, tích cực thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động, nhất là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và thực hiện thắng lợi chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội đề ra.

Mặt trận và Đoàn thể các cấp trong xã luôn gắn các phong trào thi đua yêu nước với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đặc biệt thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XI, các Nghị quyết của Đảng ủy, Nghị quyết của HĐND xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở địa phương.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tiếp tục thực hiện có hiệu quả 02 cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với phong trào thi đua “Đoàn kết, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”; phát động các phong trào hiến đất, cây cối, ngày công để xây dựng các công trình phục vụ cho sản xuất và dân sinh,… Từ năm 20.... đến nay, nhân dân toàn xã đã tự nguyện hiến hơn 85.000m2 đất; chặt bỏ hơn 1230 cây xanh các loại; đóng góp hơn 12.000 ngày công, hơn 08 tỷ đồng tiền mặt và nhiều khoản đóng góp khác góp phần cùng Nhà nước mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn. Bên cạnh đó, Mặt trận các cấp đã phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội phát động, nhân rộng nhiều mô hình hay, thiết thực với đời sống nhân dân như xây dựng các tuyến đường “sáng, xanh, sạch, đẹp, trật tự trị an”, “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” gắn với phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” do Chủ tịch UBND tỉnh phát động.

Gần đây, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã triển khai, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài xã ủng hộ được tiền và gạo đã nộp lên Mặt trận huyện theo hướng dẫn.

Những kết quả trên sẽ là động lực để tiếp tục vận động nhân dân trên địa bàn xã tích cực tham gia các phong trào thi đua, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

3. Phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”

Trong 05 năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp và được triển khai đồng bộ trên địa bàn xã. Phong trào xây dựng các danh hiệu văn hóa nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Thông qua Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân ở các khu dân cư, Ban chỉ đạo huyện đã tích cực chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình đăng ký xây dựng “Gia đình văn hóa” và thực hiện phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa” gắn với phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ, hạn chế tình trạng bạo lực gia đình. Bằng nhiều hình thức vận động, tuyên truyền, mỗi gia đình đã tự ý thức và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực lao động sản xuất để ổn định cuộc sống. Mỗi thành viên trong gia đình ý thức được việc xây dựng gia đình văn hóa là nền tảng cốt lõi xây dựng một xã hội, một cộng đồng tốt đẹp hơn. Tính đến nay, toàn xã có 1.420 hộ gia đình đăng ký xây dựng “Gia đình văn hóa”, đạt tỷ lệ 88% và đã có 1194 hộ gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, đạt tỷ lệ 94.83%.

Song song với xây dựng Gia đình văn hóa, việc xây dựng thôn văn hóa ngày càng được các cấp, ngành, tổ chức chính trị, xã hội và tầng lớp nhân dân trong toàn xã đồng tình hưởng ứng, nhờ đó đã phát huy tác dụng thiết thực trong cuộc sống và trở thành những chuẩn mực về nếp sống, lối sống, quan hệ văn hóa cộng đồng. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân được thực hiện dưới nhiều hình thức đã mang lại hiệu quả thiết thực. Ý thức chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước của người dân ngày càng cao, góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại cơ sở. Chính vì vậy, trong những năm qua, phong trào xây dựng làng, thôn văn hóa đã có những chuyển biến đáng kể. Đến nay, toàn huyện có 7/7 thôn đăng ký xây dựng thôn văn hóa, đạt tỷ lệ 100%; có 7/7 thôn đến thời hạn công nhận lại danh hiệu thôn văn hóa năm 2019 và đã có 7/7 thôn, tổ dân phố được công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa” năm 2019, đạt tỷ lệ 100%.

Hiện nay, 100% thôn đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Quy ước xây dựng “Thôn” trên địa bàn theo Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước trên cơ sở kế thừa giá trị văn hoá tốt đẹp của các bản hương ước cũ, có đổi mới theo các yêu cầu xây dựng nếp sống văn hóa trong tình hình mới, đúng pháp luật và đã được UBND xã ra quyết định phê duyệt.

Bên cạnh đó nhiều thôn đã đầu tư ngân sách, vận động xã hội hóa xây dựng nhà văn hóa, mua sắm trang thiết bị, bổ sung cơ sở vật chất tại nhà văn hóa thôn. Đến nay 7/7 thôn đều có nhà văn hóa địa điểm sinh hoạt đảm bảo. Bên cạnh việc sử dụng hội trường và khuôn viên nhà văn hóa để tổ chức hội họp, sinh hoạt của các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, một số đơn vị đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo nhằm phát huy giá trị của các nhà văn hóa thôn, xã như: tổ hội nghị, tập huấn… Nhờ vậy, đã góp phần sử dụng và phát huy có hiệu quả cơ sở vật chất văn hóa tại địa phương.

4. Xây dựng, công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Những năm qua, phong trào xây dựng cơ quan,đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đã nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, xây dựng nếp sống văn hóa công sở văn minh, hiện đại.

Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa đã được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức chấp hành nghiêm túc thông qua các hoạt động cụ thể như: thực hiện tốt các tiêu chí, nội dung Quy ước, gìn giữ vệ sinh cơ quan, đơn vị sạch đẹp; cải thiện điều kiện môi trường làm việc, văn minh trong ứng xử, khoa học trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn… Chính vì thế, phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, đem lại nhiều kết quả thiết thực.

Tính đến đầu năm 20..., toàn xã có 4/4 cơ quan, đơn vị đến thời hạn công nhận, công nhận lại danh hiệu “Cơ quan, đơn vị văn hóa”; có 4/4 cơ quan, đơn vị làm hồ sơ đề nghị kiểm tra, phúc tra công nhận; kết quả có 4 cơ quan, đơn vị được công nhận văn hóa năm 2019, đạt tỷ lệ 100%.

Với những kết quả đạt được, phong trào thật sự đã khơi dậy và phát huy mạnh mẽ ý thức, trách nhiệm, tinh thần sáng tạo, trình độ năng lực ứng dụng, sáng tạo công nghệ khoa học vào thực tiễn để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ chính trị được giao; đồng thời làm cơ sở, động lực để phát triển sâu rộng và từng bước biến nội dung thi đua thực hiện phong trào trở thành hiện thực trong tư duy, hành động của mỗi cán bộ, công chức, viên chức.

5. Xây dựng, công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”

Căn cứ Thông tư 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; Thông tư số 02/20.../TT-BVHTTDL ngày 24/01/20... của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”, “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”, thời gian qua, công tác tuyên truyền và vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh đô thị được các ngành, các cấp quan tâm. Phong trào đã huy động được nội lực trong cộng đồng đóng góp tiền, công sức, hiến đất góp phần thay đổi diện mạo các làng quê, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững an ninh chính trị, môi trường trong sạch, vững mạnh; từng bước hình thành đời sống văn hóa mới, nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư. Việc chỉnh trang, xây dựng văn hóa nông thôn mới gắn với việc bảo vệ môi trường được thực hiện đồng bộ nên bộ mặt văn hóa nông thôn từng bước được cải thiện rõ nét, cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện đáng kể, đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa khang trang, nhiều tuyến đường chính có hệ thống điện chiếu sáng.

6. Phong trào “Toàn dân rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại”

Trong những năm qua, phong trào thể dục, thể thao trên địa bàn xã không ngừng phát triển. Đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã phát triển mạnh mẽ, đi vào chiều sâu. Các thiết chế văn hóa, thể thao được quan tâm đầu tư, nâng cấp, từng bước đáp ứng nhu cầu tập luyện thể dục, thể thao của nhân dân trên địa bàn.

Ngoài các hoạt động thể thao lớn như Đại hội Thể dục, thể thao xã, thông qua các ngày lễ, ngày hội của quê hương đất nước, nhiều thôn đã tổ chức các hoạt động thể thao mang tính truyền thống như: đua ghe, bóng đá, bóng chuyền thanh niên nông thôn... được mọi người hưởng ứng tích cực. Hiện nay, đã duy trì tốt hoạt động 01 câu lạc bộ Võ thuật, 01 sân bóng đá. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động thể thao mang tính tự phát như đi bộ, đạp xe đạp… thu hút khá đông người dân, góp phần đưa phong trào “Rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” ngày càng phát triển. Đã tổ chức nhiều giải thể thao quần chúng chào mừng các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước như: Giải Bóng đá, bóng chuyền mừng Đảng - mừng Xuân, đua ghe thu hút sự tham gia đông đảo của bà con nhân dân, góp phần tăng cường sức khỏe cho nhân dân, tăng cường tinh thần đoàn kết toàn dân, tạo tinh thần phấn khởi thi đua lao động sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra, đưa huyện nhà ngày một phát triển toàn diện.

7. Thực hiện các cuộc vận động, phong trào và nội dung văn hóa gắn với thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ

Đã chỉ đạo lồng ghép thực hiện các cuộc vận động, phong trào hiện có; bổ sung các nội dung văn hóa phù hợp với thực tiễn; gắn kết chặt chẽ văn hóa với các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy vai trò của các yếu tố văn hóa và nhân tố con người trở thành nội sinh quan trọng của sự phát triển kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ.

Gắn với các cuộc vận động xã hội rộng lớn: “Ngày vì người nghèo”; xây dựng nông thôn mới; xây dựng đô thị văn minh; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; xây dựng văn hóa giao thông; toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại…

Gắn thực hiện các nhiệm vụ của các ngành, đoàn thể với các phong trào: “Học tập, lao động, sáng tạo trong cán bộ, công nhân viên chức”; “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; “Cựu Chiến binh gương mẫu”; “Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các đơn vị lực lượng vũ trang”; “Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân”.

B. Tình hình triển khai và kết quả thực hiện Đề án

I. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện

Trong 02 năm qua, để cụ thể hóa Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang; Quyết định số 1544/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 20... về việc ban hành Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 20... - 20...., định hướng đến năm 20...; Quyết định số ..../20..../QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành quy định một số vấn đề trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20....-20..., Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện đã ban hành các văn bản để hướng dẫn, chỉ đạo các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị, thôn, tổ dân phố, cá nhân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn; đã chỉ đạo triển khai có hiệu quả các mô hình về thực hiện tốt quy ước văn hóa gắn với xây dựng nếp sống văn minh nông thôn, thực hiện tốt quy ước văn hóa gắn với xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang, thực hiện nếp sống văn minh đô thị và đã đạt được một số kết quả nhất định, tạo sự chuyển biến lớn trong nhận thức cũng như hành động của bà con nhân dân tại địa phương.

II. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, mọi tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn

Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, quán triệt văn bản chỉ đạo của cấp trên; chủ động triển khai theo chỉ đạo của Trung ương, tỉnh đến các cấp, các ngành, mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời hướng dẫn cơ sở tổ chức thực hiện có hiệu quả việc thực hiện tốt nếp sống văn minh đô thị và nông thôn.

Mặt khác, Ban chỉ đạo huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, địa phương lồng ghép nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang với phong trào thi đua của từng ngành; thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và hội viên, đoàn viên trong tổ chức, đoàn thể quần chúng, cơ quan, đơn vị thực hiện tốt quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Ngoài ra, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang đã được quy định rõ trong các hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố; công tác tuyên truyền, nêu gương người tốt việc tốt, phê phán những vi phạm về nếp sống văn minh được triển khai thường xuyên, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân địa phương; hoạt động kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang được gắn kết trong quá trình bình xét các danh hiệu văn hóa hàng năm.

Với những biện pháp đồng bộ đó, tình hình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực. Ý thức của người dân về xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang ngày càng được nâng cao. Các giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống của bà con nhân dân được khơi dậy, phát huy mạnh mẽ; tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, được hạn chế, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang đã từng bước đi vào nề nếp, góp phần chuyển biến nhận thức của đại bộ phận Nhân dân trong toàn xã.

III. Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định liên quan một số vấn đề trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn xã

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, gắn với việc xây dựng gia đình văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa; Chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang phù hợp với điều kiện, đặc điểm, phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.

Thời gian qua, Ban chỉ đạo xã đã chỉ đạo các xã hướng dẫn các thôn trên địa bàn tổ chức sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước cho thôn, tổ dân phố, trong đó chú trọng những nội dung như: Việc cưới tổ chức với tinh thần vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm phù hợp với truyền thống của dân tộc; không tổ chức cưới nhiều lần, nhiều ngày hoặc nhiều địa điểm khác nhau; việc tang phải chu đáo, đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc; không tổ chức ăn uống linh đình, uống rượu, bia trong quá trình tang lễ; khuyến khích bà con dùng băng nhạc hiếu, không rải tiền các loại, vàng mã dọc tuyến đường cấm rải vàng mã khi đưa tang, thời gian sử dụng karaoke di động.

Qua hơn 02 năm triển khai, nhiều mô hình ở địa phương đã triển khai có hiệu quả. Các đám tang được tổ chức trang nghiêm, văn hóa, thời gian tổ chức tang lễ được rút ngắn hơn (từ 03 - 05 ngày). Có bố trí bàn tiếp lễ, người bưng lễ, âm thanh mời khách viếng. Trong tiếp khách chỉ có dùng nước chè, mứt gừng và hạt dưa, không ăn uống linh đình, tiếp bia, rượu, thuốc lá khi khách đến thăm viếng. Tình trạng đốt, rải vàng mã trong đám tang và khi đưa tang có phần hạn chế, không còn tổ chức các nghi lễ có tính chất mê tín dị đoan trong đám tang… Tiêu biểu một số địa phương thực hiện tốt các mô hình như: Mô hình “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang” ở thôn Tây Hoàng, Nam Giảng; mô hình “Thực hiện nếp sống văn minh nông thôn” ở thôn Nam Giảng; mô hình “Tuyến đường văn minh không rải vàng mã khi đưa tang” trên địa bàn xã… đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của bà con nhân dân, góp phần thực hiện tốt quy ước và các tiêu chí xây dựng “Thôn văn hóa”. Đồng thời, từng bước nâng cao nhận thức và chuyển biến trong hành động của người dân về thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, góp phần đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn xã ngày càng đi vào chiều sâu.

C. Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định đó là:

1. Nhận thức của một bộ phận nhân dân về mục đích, yêu cầu, nội dung và tầm quan trọng của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới” còn chưa đầy đủ, sâu sắc.

2. Chưa có những giải pháp, mô hình mới để đẩy mạnh phong trào phát triển về chiều sâu; ở nhiều nơi phong trào được triển khai thực hiện chưa đồng đều, thiếu bền vững. Ban chỉ đạo ở các xã, thị trấn cũng như Ban vận động các thôn hoạt động chưa thường xuyên, chưa có những giải pháp thiết thực, cụ thể để chỉ đạo phong trào; trong quá trình thực hiện thiếu kiểm tra, đôn đốc nên chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình, do đó hiệu quả chưa cao.

3. Việc bình xét và công nhận, trao giấy chứng nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” thực hiện chưa thường xuyên, thống nhất. Ở một số địa phương, việc họp và bình xét danh hiệu gia đình văn hóa vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào thực chất, kết quả bình xét đôi lúc chưa khách quan và sát với tình hình thực tế nên không phát huy được ý thức tự giác, tinh thần, trách nhiệm cũng như sự phấn đấu của nhân dân trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa cũng như xây dựng làng, thôn, tổ dân phố văn hóa.

4. Công tác triển khai rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy ước “Thôn, tổ dân phố văn hóa” theo Quyết định 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ở một số địa phương vẫn còn chậm, còn rập khuôn, sao chép; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung trong quy ước chưa tốt, do đó, tình trạng vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình đang có chiều hướng gia tăng.

5. Nhiều địa phương chưa xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của nhà văn hóa xã, thôn. Việc xây dựng và tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cũng như những hoạt động cho người già, trẻ em còn hạn chế, chưa thường xuyên. Bên cạnh một số thôn thực hiện tốt thì vẫn còn nhiều thôn, tổ dân phố chưa chưa thực sự có hiệu quả nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang như: đám tang để dài ngày, tổ chức ăn uống khi đưa tang, tiệc cưới tổ chức linh đình…

6. Phong trào tuy đã phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu song vẫn chưa xây dựng được nhiều mô hình điểm hoạt động có chất lượng để nhân ra diện rộng; nhận thức về nội dung, tầm quan trọng của phong trào ở một số cấp ủy, chính quyền địa phương và một bộ phận nhân dân còn hạn chế, dẫn đến chưa quyết liệt trong công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện; sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia hưởng ứng phong trào; công tác kiểm tra, đôn đốc cơ sở chưa thường xuyên, liên tục.

7. Công tác tuyên truyền tại cơ sở có triển khai nhưng thiếu liên tục và cụ thể, do vậy người dân chưa nắm hết được nội dung các quy định về xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn để thực hiện.

8. Đối với việc tang, quan niệm về ngày tốt, giờ tốt và các nghi lễ rườm rà, việc đốt, rải vàng mã quá nhiều khi đưa tang đang là một hủ tục tồn tại quá nặng nề trong đời sống của người dân.

9. Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa tuy có sự chuyển biến song còn chậm, việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng các thiết chế văn hóa- thể thao, nhất là xây dựng Nhà văn hóa thôn ở một số địa phương còn gặp khó khăn; năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ làm công tác văn hóa chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; kinh phí bố trí cho các hoạt động phong trào còn hạn chế.

D. Bài học kinh nghiệm

Qua quá trình triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Đề án “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn” trên địa bàn huyện giai đoạn 20... - 20..., có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

1. Cần bám sát chủ trương, Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, các đề án, kế hoạch của cấp trên nhằm xây dựng chương trình cụ thể, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các thành viên trong Ban chỉ đạo các cấp và sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong huyện để xây dựng phong trào. Làm tốt công tác tuyên truyền, phát huy vai trò vận động của các tổ chức quần chúng, mặt trận đoàn thể, lồng ghép các cuộc vận động, các phong trào thi đua hiện có trong xã hội để cùng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương; phát huy tốt nội lực của mỗi người dân, mỗi gia đình, trong dòng họ và cộng đồng dân cư, nêu cao vai trò tự quản, tích cực, sáng tạo của nhân dân để đẩy mạnh phong trào phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

2. Thường xuyên củng cố hoạt động của các Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư cũng như phối hợp đồng bộ giữa chính quyền, Mặt trận, đoàn thể với các ngành, các cấp. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu để duy trì, phát triển cuộc vận động, thực tế nơi nào cán bộ Mặt trận xã, thị trấn và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư năng động, sáng tạo, tuyên truyền, áp dụng và nhân rộng các mô hình tốt để duy trì và đảm bảo tính bền vững của cuộc vận động và phối hợp tốt thì nơi đó, phong trào phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng

3. Chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình hay, các điển hình tiên tiến trong quá trình thực hiện để tạo sức lan tỏa trong cộng đồng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức về tầm quan trọng, ý nhĩa của phong trào đến tận người dân, kết hợp một cách linh hoạt, phù hợp với phong trào xây dựng nông thôn mới, thi đua yêu nước… để thực hiện một cách đồng bộ.

4. Phải có cơ chế thực hiện phù hợp, đồng bộ từ khâu điều hành, phối hợp đến việc tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động, phải coi trọng chất lượng các danh hiệu văn hóa, việc công nhận danh hiệu văn hóa phải thực hiện một cách nghiêm túc, có như vậy mới đánh giá đúng chất lượng phong trào; chú trọng công tác kiểm tra, đôn đốc, bám sát cơ sở; tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào; đề ra mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu phù hợp, đồng thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng để góp phần thúc đẩy cuộc vận động phát triển đồng bộ, khuyến khích kịp thời, đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu và phát triển bền vững.

5. Vận động nhân dân thực hiện tổ chức việc cưới, việc tang đúng quy định. Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành gương mẫu thực hiện các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong việc cưới, việc tang và lễ hội; triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, không phô trương hình thức. Bên canh đó, cần duy trì và phát huy hiệu quả, không chạy theo số lượng việc xây dựng điểm các mô hình, điển hình trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

6. Cần bố trí kinh phí cho hoạt động chỉ đạo, sơ kết, tổng kết và thi đua khen thưởng hàng năm của Ban chỉ đạo. Tăng cường công tác xã hội hóa, kêu gọi đầu tư, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân để sửa chữa, xây dựng các thiết chế văn hóa, phục dựng các lễ hội truyền thống.

Phần thứ II

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” VÀ ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRONG GIAI ĐOẠN 20...-20...

I. Mục tiêu, chỉ tiêu

1. Mục tiêu

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tiếp tục làm chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể về vị trí và vai trò của phong trào; đưa phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu thực hiện phong trào vào nghị quyết của các cấp ủy Đảng để tập trung lãnh đạo thực hiện. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động làm cho mọi người dân, từng gia đình, từng cộng đồng dân cư tự nguyện, tự giác thực hiện phong trào.

- Gắn phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, phòng chống tệ nạn xã hội, văn hóa giao thông.

- Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Tạo sự chuyển biến về giáo dục nhân cách các thành viên trong gia đình, gìn giữ và phát huy các giá trị gia đình truyền thống, tạo môi trường tốt đẹp cho việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Tổ chức tốt việc bình xét, công nhận, biểu dương, khen thưởng gia đình văn hóa đảm bảo công khai, dân chủ; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng thôn, tổ dân phố văn hóa, xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Nâng cao tính tự quản và ý thức trách nhiệm cộng đồng trong việc giữ vững các danh hiệu văn hóa.

- Tranh thủ các nguồn lực, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa để xây dựng các thiết chế văn hóa, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Văn hóa thông tin. Nghiên cứu xây dựng các mô hình và nhân rộng các điển hình tiên tiến trên lĩnh vực văn hóa - xã hội nói chung và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nói riêng.

2. Chỉ tiêu

- Trên 90% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

- Trên 95% thôn đạt chuẩn văn hóa.

- 85% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.

- Trên 80% hộ gia đình nghiêm túc thực hiện nếp sống văn minh nông thôn.

- Trên 80% hộ gia đình nghiêm túc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;

- Có từ 25 - 30% số dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao, rèn luyện sức khỏe.

II. Nhiệm vụ và giải pháp

1. Đưa nội dung hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vào nghị quyết các cấp ủy và các chương trình phát triển văn hóa xã hội của địa phương, các ngành. Tăng cường sự chỉ đạo và điều hành của cấp ủy, chính quyền các địa phương đối với phong trào, không buông lỏng hoặc phó mặc cho Ban chỉ đạo, Ban vận động khu dân cư trong quá trình triển khai thực hiện. Cấp ủy và chính quyền các địa phương cần xem đây là một nội dung quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

2. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ ở cơ sở để làm nòng cốt trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của phong trào. Đổi mới phương thức hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp; quan tâm chỉ đạo một cách sâu sát, thường xuyên đến phong trào; phân công nhiệm vụ, địa bàn phụ trách cho các thành viên Ban chỉ đạo cấp xã; thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện phong trào ở các cụm dân cư (1-2 lần/năm).

3. Nhân rộng các mô hình điểm về xây dựng cơ quan văn hóa, thôn văn hóa gắn với nếp sống văn minh đô thị và nông thôn mới.

4. Đưa danh hiệu “Cơ quan, đơn vị văn hóa”, “Làng, thôn văn hóa” vào tiêu chí xét thi đua, khen thưởng hàng năm. Nếu đơn vị, địa phương nào không được công nhận văn hóa sẽ không được xem xét khen thưởng và bình chọn các danh hiệu thi đua đối với tập thể đơn vị trong năm đó. Công tác này cần sự chỉ đạo chặt chẽ và sự triển khai quyết liệt của Đảng ủy (đối với khen thưởng các Chi, Đảng bộ), UBND xã (đối với khen thưởng các cơ quan, đơn vị).

5. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức; thực hiện xã hội hóa, huy động nguồn lực trong nhân dân để xây dựng, phát triển phong trào và xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao.

6. Duy trì việc kiểm tra công nhận mới và phúc tra công nhận lại danh hiệu “Cơ quan, đơn vị văn hóa”, “Làng, thôn văn hóa” theo năm, theo giai đoạn, nâng cao chất lượng của phong trào. Bố trí kinh phí để tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn xã, kịp thời khen thưởng, động viên gương người tốt, việc tốt và nhân rộng mô hình, góp phần thúc đẩy phong trào phát triển một cách sâu rộng và toàn diện hơn.

Báo cáo kết quả ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc - Mẫu 1

UBMT XÃ ..............

BCTMT KDC ...........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

................, ngày...tháng...năm....

BÁO CÁO TỔNG KẾT CUỘC VẬN ĐỘNG
TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XDĐSVH Ở KHU DÂN CƯ VÀ DỰ THẢO PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM ............

Thực hiện chương trình thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện .............. và chương trình công tác Mặt trận năm ........ của UBMT xã .......... Ban công tác Mặt trận khu dân cư Bắc Bình, báo cáo thành tích 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với việc chung sức xây dựng nông thôn mới

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Làng văn hóa ............có lịch sử hình thành từ năm ......... ban đầu chỉ có .......... hộ sinh sống, trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử đến nay toàn thôn có ........ hộ gia đình với tổng số ......... nhân khẩu. Trong đó có ....... hộ thuộc diện chính sách, ....... liệt sĩ và ........ thương binh, có ........... họ tộc. Tổng diện tích ......... ha trong đó đất nông nghiệp .......... ha, đất thổ cư ........ ha, đất lâm nghiệp ........... ha. Bình quân đất nông nghiệp ............ m2/ khẩu. ............... là vùng đất ẩm thấp, thời tiết mưa nắng thất thường, mặt khác giá cả các loại vật tư phân bón, một số mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, đời sống tăng cao làm ảnh hưởng không ít đến việc sản xuất của bà con nhân dân. Nhưng dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của mặt trận cấp trên, sự lãnh đạo trực tiếp của Cấp ủy chi bộ, Ban công tác mặt trận đã phát huy trách nhiệm của mình, phối kết hợp với chính quyền thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ở khu dân cư tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước các cuộc vận động. Bà con nhân dân ở khu dân cư đã đoàn kết, phát huy đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa bàn, khắc phục khó khăn để vươn lên, xây dựng khu dân cư ổn định và ngày càng phát triển khá về mọi mặt

B. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

I. Phong trào đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, chung sức xây dựng nông thôn mới

Trong 5 năm qua thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ và các kế hoạch của HĐND, UBND xã và của Chi bộ về phát triển kinh tế xã hội, Ban công tác MT KDC đã cụ thể thành các chỉ tiêu nội dung phù hợp với tình hình để ký cam kết và tuyên truyền vận động bà con nhân dân thực hiện. Chủ động phát triển các mô hình kinh tế, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, đầu tư thâm canh tăng năng suất sản lượng cây trồng vật nuôi

1. Về trồng trọt

- Tổng diện tích lúa cả năm ........... ha, tăng so với các năm ....... ha, riêng năm .......... tăng đến .......... ha. Năng suất bình quân ........ tạ/ha/ năm. Tăng so với các năm trước ............ tạ/ha

- Thực hiện đề án nâng cao hiệu quả vùng lạc của Huyện, đồng thời thôn áp dụng Công nghệ sinh học vào sản xuất được Huyện và Tỉnh chọn làm điểm nên diện tích đất trồng ......... đến nay có .............. ha năng suất bình quân ............. tạ/ha tăng so với các năm trước ...... tạ/ha. Đặc biệt hai năm ....................... gieo trồng .......... ha .............. có phủ bạt nilong cho năng suất cao ............ tạ/ha tăng so với năng suất........... thường ....... tạ/ha.

Cây ............hiện có ................ ha đang đi vào chăm sóc năm thứ 4 phát triển tốt

Là một thôn áp dụng Công nghệ sinh học lại có thêm lợi thế bãi bồi ven sông nên bà con đầu tư phát triển các loại rau màu cho năng suất rất cao. Đặc biệt như cây ................… bà con đã chuyển dịch bố trí hợp lí cơ cấu đúng thời vụ, phù hợp với chất đất mang lại thu nhập bình quân 2,5 – 3 triệu đồng/sào. Có nhiều hộ trồng 5 – 7 sào/vụ

2.Về lâm nghiệp

Đã ổn định diện tích, đi vào chăm sóc 80 ha rừng của dự án Việt - Đức, nhờ vào phát triển trồng rừng nên có nhiều hộ có thu nhập khá, đã tu sửa nhà cửa khang trang sạch đẹp, mua sắm các phương tiện sinh hoạt đắt tiền

3. Về chăn nuôi

Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy về cải tạo và phát triển chăn nuôi bò, vừa qua bà con thay đổi đàn bò cỏ địa phương bằng bò lai có năng suất cao, đến nay tổng đàn Bò có 145 con vượt so năm trước 38 con, trong đó bò lai có 32 con. Tỉ lệ tiêm phòng hàng năm đạt 80%.

Năm ............ trồng 2,5 ha cỏ các loại, năm ................. đã mở rộng diện tích trồng cỏ lên đến 3 ha. Đặc biệt trong năm 2013 thành lập được một Câu lạc bộ chăn nuôi Bò gồm 30 hộ, nhờ sự quan tâm của Phòng Nông Nghiệp Huyện và sự kết hợp giúp đỡ về kỉ thuật của trường Đại học Nông Nghiệp 2 - Huế, hướng dẫn có 21 hộ nuôi 29 con bò vỗ béo trong thời gian 3 tháng, tăng bình quân 30kg/con/tháng. Đây là một mô hình đem lại kết quả tốt cần nhân rộng

Các ngành nghề dịch vụ như: Nề, Mộc, rèn, thợ may, vận chuyển, dịch vụ buôn bán nhỏ trên địa bàn khu dân cư từng bước được phát triển, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho gia đình.

Thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo, bà con nhân dân trong thôn đã đoàn kết quyên góp tiền để giúp đỡ khi có người bị tai nạn rủi ro đau ốm. Các tổ chức đoàn thể đã xây dựng nguồn quỹ để giúp nhau phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo

Nhờ làm tốt công tác phát triển kinh tế nên đời sống của bà con trong thôn từng bước được ổn định, thu nhập bình quân đầu người hiện nay ước đạt 13 triệu đồng/khẩu/năm, so năm ................ là 11 triệu đồng/khẩu/năm. Hộ làm ăn khá ngày càng tăng, hộ nghèo năm ........ giảm còn 10,8%. So năm ........ = 12,6%

II. Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình

Ban công tác Mặt trận khu dân cư hàng năm đã tổ chức tốt việc đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, tuyên dương gia đình văn hoá trong dịp Ngày hội đại đoàn kết 18/11, đồng thời thường xuyên tuyên truyền vận động bà con tích cực thực hiện nên chất lượng xây dựng khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa được nâng cao. Qua bình xét chất lượng hàng năm đạt trên 85% hộ đạt gia đình văn hoá. Phối hợp với các đoàn thể vận động nhân dân ở khu dân cư tích cực tham gia xây dựng cơ sở vật chất và các thiết chế văn hoá cộng đồng, các công trình phục vụ sản xuất với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Bê tông hóa 350m kênh mương thủy lợi, 750m giao thông nội đồng, bà con đã hiến 1830m2 và trên 200 công lao động

Thực hiện tốt nếp sống văn hoá văn minh trong đám cưới, đám tang và trong các lễ hội theo chỉ thị 27 của Bộ Chính trị và Quyết định số ............. của UBND tỉnh ............. Văn hóa tâm linh luôn được tôn trọng và quan tâm, thôn đã quy hoạch 3,5 ha nghĩa địa nhân dân để an táng người qua đời. Đặc biệt đã xây dựng Đàn âm hồn trị giá gần 50 triệu đồng từ nguồn vốn do bà con trong thôn và những người xa quê đóng góp. Quan hệ xóm làng gần gũi thân thiết, giao tiếp ứng xử với nhau trong cộng đồng dân cư hòa nhã, cởi mở, tình làng nghĩa xóm ngày càng được thắt chặt hơn; con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ; đặc biệt là có nét đẹp truyền thống khi trong thôn có tang gia, tai nạn rủi ro bà con đã đóng góp ngày công củng như tiền của để ủng hộ động viên giúp đỡ.

Phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao luôn được tổ chức sôi nổi ở khu dân cư, tham gia Đại hội thể dục thể thao do Xã tổ chức đạt được nhiều giải thưởng đáng khích lệ, các trò chơi dân gian truyền thống được duy trì và tổ chức vào các dịp lễ hội. Ngoài ra khu dân cư còn tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ đón xuân nhân dịp tết cổ truyền và những ngày lễ lớn của quê hương đất nước, mang ý nghĩa thiết thực, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong cán bộ và nhân dân

Phong trào xây dựng xã hội học tập, xã hội hoá giáo dục được phát động sâu rộng trong địa bàn dân cư. Trẻ đúng tuổi đi học được đưa đến trường. Hội khuyến học thôn và các ban khuyến học dòng họ duy trì hoạt động có hiệu quả. Các mô hình “Gia đình hiếu học” được phát triển và nhân rộng. Quỹ khuyến học hàng năm có từ 2,5 - 3 triệu đồng, số tiền này là do bà con trong thôn tự nguyện đóng góp. Nhờ có sự cổ vũ động viên trong việc học tập nên các cháu tiến bộ vượt khó vươn lên rõ rệt

Công tác dân số KHHGĐ thường xuyên được vận động, trẻ em trong độ tuổi đều được tiêm chủng đủ các mũi vắc xin phòng dịch, công tác khám sức khỏe cho nhân dân được duy trì, đặc biệt là chị em phụ nữ và hội người cao tuổi

III. Đoàn kết xây dựng cảnh quan môi trường sạch đẹp

Công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng được thường xuyên chú trọng, có 100% hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh, không để phát sinh lây lan các loại dịch bệnh trên địa bàn. Đã phân chia cho các hộ đảm nhận 3200m đường bê tông và đường đất nội thôn vệ sinh quét dọn, có 01 điểm thu gom rác thải, trên 95% số hộ có hố xí hợp vệ sinh, trong đó có 65 hộ có hố xí tự hoại kết hợp với phòng tắm chiếm 68,4%. Đã trồng cây lâu năm trong khuôn viên khu vui chơi để tạo cảnh quan môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, đường làng ngõ xóm luôn được phát quang sạch sẽ, hiện nay đang vận động bà con mở rộng đường nội thôn trên 5m theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới

IV. Đoàn kết phát huy dân chủ, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh

Bà con đã chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Hướng dẫn cho nhân dân tham gia góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 và Luật đất đai sửa đổi. Thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường thị trấn, các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đều được tuyên truyền phổ biến đến tận người dân, những nội dung công việc có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân đều được đưa ra bàn bạc, lấy ý kiến đóng góp

Tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp để phản ánh những tâm tư nguyện vọng và những bức xúc trong nhân dân đến các cấp chính quyền giải quyết

Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và công tác quốc phòng luôn được nhân dân tham gia tích cực, làm tốt công tác động viên con em lên đường làm nghĩa vụ quân sự, thanh niên đến tuổi được đi khám tuyển và tham gia nghĩa vụ quân sự đầy đủ, không có người đào bỏ ngũ. Tổ chức lực lượng dân quân và An ninh thôn được củng cố, thường xuyên làm tốt nhiệm vụ tuần tra canh gác bảo vệ ANCT trật tự an toàn xã hội trên địa bàn khu dân cư. Nhờ vậy tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững, các tệ nạn xã hội được đẩy lùi, không có người vi phạm pháp luật, các mâu thuẫn nảy sinh trong nhân dân được tập trung giải quyết kịp thời, không để xảy ra tình trạng khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp

Các tổ chức trong hệ thống chính trị ở khu dân cư được thường xuyên củng cố và hoạt động có hiệu quả:

Chi bộ Đảng có 6 đảng viên, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ được nâng cao, thể hiện được vai trò hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Công tác phát triển đảng viên luôn được quan tâm

Công tác điều hành hoạt động của Ban thôn có hiệu quả, kịp thời triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đến tận người dân

Ban mặt trận và các chi hội đoàn thể đều hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được phân công

V. Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Tương thân, tương ái”

Hưởng ứng cuộc vận động ngày vì người nghèo do Mặt trận các cấp phát động, 5 năm qua khu dân cư đã vận động bà con đóng góp quỹ người nghèo và quỹ tình nghĩa đạt và vượt chỉ tiêu vận động. Thường xuyên thăm hỏi, động viên giúp đỡ các gia đình chính sách, thương binh liệt sỹ nhân các dịp lễ tết.

Ngoài ra bà con ở khu dân cư đã tham gia đóng góp các nghĩa vụ đối với nhà nước và địa phương đầy đủ

* Đánh giá chung

Trong năm qua, mặc dù có những khó khăn nhất định, nhưng cán bộ và bà con khu dân cư đã nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện có hiệu quả 5 nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Đời sống của bà con nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao, bộ mặt nông thôn từng bước được khởi sắc, tình hình an ninh chính trị, trật tự ATXH được ổn định, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở khu dân cư được củng cố kiện toàn và đi vào hoạt động có nề nếp

C. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những mặt tồn tại hạn chế. Trên cơ sở bám sát các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và nhà nước, các chỉ tiêu thực hiện phong trào thi đua do MT các cấp phát động. Trong thời gian tới KDC cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng con nuôi, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi; mở mang các ngành nghề, dịch vụ nhằm thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã và các đề án phát triển kinh tế của huyện: Về cải tạo và phát triển chăn nuôi bò; nâng cao hiệu quả vùng lạc; phát triển cây cao su để nâng cao thu nhập cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. Tập trung chăm sóc diện tích cây cao su hiện có. Xây dựng các vùng chuyên canh đồng thời kết hợp vận động dồn điền, đổi thửa cho phù hợp với điều kiện sản xuất. Nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, chú trọng thực hiện tốt việc lai tạo đàn bò. Đẩy mạnh việc quy hoạch và cải tạo vườn tạp để nâng cao giá trị kinh tế vườn, thành lập các tổ hợp tác trồng rau màu và chăn nuôi

2. Tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa, phấn đấu có trên 90% hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa. Đóng góp để xây dựng các thiết chế văn hoá gắn với việc chỉnh trang xây dựng nông thôn mới. Tổ chức tốt các hoạt động vui chơi giải trí, văn hoá văn nghệ, TDTT tại cộng đồng khu dân cư, thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo tinh thần chỉ thị ..................... Đẩy mạnh phong trào hiếu học, phong trào khuyến học, khuyến tài trong mỗi gia đình, dòng họ và cộng đồng khu dân cư

3. Giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái, duy trì hoạt động của tổ thu gom rác thải, vệ sinh đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, tiếp tục trồng thêm cây xanh ở khu vui chơi để tạo cảnh quan môi trường. Phong trào thắp sáng đường quê và đoạn đường tự quản giao cho chi đoàn thanh niên phụ trách

4. Tập trung củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội ở khu dân cư, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng 5 nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trong giai đoạn mới" theo chương trình phối hợp số ......... ngày ................... giữa Ban Thường trực UBTWMTTQ Việt Nam và Bộ Văn hóa thể thao & Du lịch gắn với cuộc vận động " Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” do các cấp các ngành phát động, nhằm thực hiện có hiệu quả các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Tăng cường công tác tập hợp và thu hút quần chúng vào các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và tổ chức hoạt động có chất lượng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, chăm lo xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

5. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng quỹ "Vì người nghèo", quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" và đóng góp đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước. Chăm lo cho các gia đình chính sách, phát huy truyền thống đoàn kết tương thân tương ái trong cộng đồng Trên đây là báo cáo tổng kết của Ban công tác mặt trận khu dân cư ................... trong năm ............ và phương hướng hoạt động trong những năm tới. Kính mong quý đại biểu và bà con đóng góp ý kiến nhằm xây dựng cho bản dự thảo phương hướng hoạt động được đầy đủ hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Báo cáo kết quả ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc - Mẫu 2

A. Phần mở đầu:

Nêu khái quát đặc điểm, tình hình khu dân cư và sự chỉ đạo hướng dẫn của Cấp uỷ, Ban Thường trực Uỷ Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, tạo điều kiện của Chính quyền; phối hợp của các đoàn thể, sự tham gia của các tầng lớp nhân dân thực hiện Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cưgắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

B. Phần nội dung:

I. Kết quả thực hiện 5 nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”:

1. Cuộc vận động đã động viên, khơi dậy các tầng lớp nhân dân đoàn kết giúp nhau kinh tế, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh:

- Hưởng ứng các phong trào, cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh: Tham gia xây dựng xây dựng và thực hiện quy hoạch trên địa bàn; vận động hiến đất, hiến cây, mở rộng đường giao thông, đóng góp xây dựng hạ tầng cơ sở...

- Vận động nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng kinh tế gia đình ổn định từng bước phát triển: Các hình thức vận động, giúp đỡ và kết quả giúp nhau về giống cây trồng, vật nuôi, ngày công, vốn … trong cộng đồng; nêu mô hình, điển hình giúp nhau, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi…

Đánh giá kết quả thực hiện Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”. Góp phần tăng hộ giàu, hộ khá, hộ thoát nghèo, hộ nghèo hiện còn, nhà tạm còn ...

2. Cuộc vận động đã tạo sự chuyển biến quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú ở khu dân cư, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình:

- Công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hoá, ứng xử văn minh. Việc thực hiện theo quy ước, hương ước trong việc tang, cưới, lễ hội.

- Số hộ sử dụng điện thắp sáng, các phương tiện đi lại, nghe, nhìn …

- Số hộ gia đình đăng ký xây dựng và số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá (đạt… %); KDC đạt danh hiệu văn hoá …

- Công tác chăm sóc sức khoẻ, nhất là bảo hiểm y tế cho người nghèo; thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình; vận động học sinh đến trường, phổ cập tiểu học, số học sinh bỏ học, giúp đỡ học sinh nghèo, khuyến khích học sinh giỏi.

Đánh giá kết quả và nêu những tấm gương tiêu biểu trong phong trào.

3. Cuộc vận động đã góp phần xây dựng ở các khu dân cư và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện xây dựng môi trường cảnh quan sạch đẹp:

- Các hoạt động bảo vệ môi trường: vệ sinh đường làng, ngõ xóm, hệ thống cấp thoát nước, các điểm thu gom, xử lý rác thải, trồng cây xanh; việc lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè.

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch; chuồng trại, hố xí hợp vệ sinh…

Đánh giá kết quả và nêu điển hình.

4. Cuộc vận động đã góp phần phát huy dân chủ tuyên truyền nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh:

- Vấn đề ý thức chấp hành Pháp luật, các Hương ước, quy ước của cộng đồng.

- Tình hình thực hiện dân chủ: những vấn đề công khai trước dân, những hoạt động có sự tham gia giám sát của nhân dân, việc tiếp thu, phản hồi ý kiến, kiến nghị của nhân dân.

- Kết quả phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, ma tuý, HIV/AIDS; đảm bảo trật tự an toàn giao thông; phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, số nguồn tin tố giác tội phạm, số vụ việc được hòa giải …

- Vai trò lãnh đạo của Cấp uỷ trong thực hiện Cuộc vận động, vai trò quản lý của Ban điều hành thôn, chủ trì của Mặt trận, sự phối hợp giữa các tổ chức thành viên trong công tác vận động nhân dân.

Đánh giá kết quả các hoạt động, xếp loại cuối năm của Chi bộ, Mặt trận, các đoàn thể và nêu điển hình.

5. Cuộc vận động đã khơi dậy trong các tầng lớp nhân dân tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng; phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Tương thân, tương ái”:

- Sự tham gia hưởng ứng của cán bộ và nhân dân đối với “Quỹ đền ơn đáp nghĩa’ và các hoạt động khác như: xây dựng, sửa chữa nhà ở, tặng sổ tiết kiệm, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm hỏi ốm đau, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ...

- Huy động nhân dân đóng góp cho các hoạt động nhân đạo từ thiện như: hỗ trợ, giúp đỡ người già đơn không nơi nương tựa, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam, người bị thiên tai, hoả hoạn…

Đánh giá kết quả và nêu điển hình.

II. Đánh giá chung

1. Ưu điểm

2. Tồn tại, hạn chế

III. Một số nhiệm vụ trọng tâm năm.....

Triển khai thực hiện 5 nội dung của Cuộc vận động, tiếp tục vận động nhân dân nâng cao chất lượng, lồng ghép vào các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, những công việc cụ thể, đề ra các giải pháp thực hiện, phấn đấu từng khu dân cư: Đoàn kết, có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; đoàn kết chăm lo sự nghiệp giáo dục; chăm sóc sức khỏe, thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình, xây dựng môi trường cảnh quan sạch đẹp; xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh; đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng. Xây dựng Gia đình văn hoá, KDC văn hoá . Phát động đăng ký thi đua …

Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Xem thêm
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm