Kỹ năng làm bài đọc hiểu Ngữ văn 7 Ôn thi HSG Ngữ văn 7
Đọc hiểu văn bản là một phần không thể thiếu trong các kì thi học kì đặc biệt là thi học sinh giỏi. Đây là câu hỏi chiếm tới 3 điểm trong bài thi. Vì vậy để đạt điểm tuyệt đối của phần đọc hiểu không hề đơn giản.
Chính vì vậy trong bài viết hôm nay Eballsviet.com xin trân trọng giới thiệu trọn bộ kỹ năng làm đề đọc hiểu lớp 7. Qua đó giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo, củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.
Cách làm phần đọc hiểu Ngữ văn 7
1. Đọc hiểu văn bản là gì?
- Là hoạt động tìm và giải mã ý nghĩa của một văn bản
- Trong đề thi thì đọc hiểu còn được hiểu là câu hỏi, dạng bài tập kiểm tra việc lĩnh hội các phương diện, hình thức, nội dung của văn bản.
2. Cấu trúc của câu hỏi đọc hiểu văn bản
- Bài tập phần đọc hiểu gồm 2 phần
* Phần văn bản cần đọc hiểu ( Ngữ liệu)
+ Phong cách ngôn ngữ: Thơ, văn, báo chí, chính luận…..
+ Xuất xứ: Trong sách giáo khoa Ngữ văn, ngoài sgk
+ Nội dung: Rất đa dạng và phong phú
* Câu hỏi đi kèm
+ Xác định kiểu văn bản: Phương thức biểu đạt
Lưu ý cách hỏi: Đề thường hỏi phương thức biểu đạt chính
+ Thể loại
+ Xác định các yếu tố liên quan đến hình thức của văn bản: Cách dùng từ, đặt câu, biện pháp tu từ, liên kết câu…..
+ Xác định nội dung của văn bản
+ Vận dụng hiểu biết xã hội để nêu suy nghĩ, quan điểm về vấn đề có liên quan.
3. Các yêu cầu làm bài đọc hiểu
- Yêu cầu:
+ Hình thức: Trả lời ngắn ngọn bằng các câu văn hoặc đoạn văn ngắn
+ Nội dung: Đầy đủ thông tin, đúng trọng tâm
- Kiền thức, kĩ năng cần có Tài liệu của nhung tây
+ Kiến thức: Kiến thức của môn Ngữ văn, kiến thức xã hội
+ Kĩ năng: Giải thích từ ngữ, khái niệm - xác định chủ đề của văn bản - kĩ năng viết các đoạn văn nghị luận ngắn - năng lực cảm thụ ( Văn chương nghệ thuật)
1. Xác định phương thức biểu đạt.
- Tự sư: Có nhân vật, có đối thoại, có sự việc, có kết quả
- Nghị luận: Đưa ra quan điểm, luận cứ, lí lẽ, dẫn chứng
- Miêu tả: Sử dụng nhiều những từ ngữ gợi tả giúp người đọc người nghe tưởng tượng ra những hình ảnh, âm thanh….
- Thuyết minh: Cung cấp kiến thức về các bộ môn khoa học, đời sống
- Biểu cảm: thể hiện tình cảm, cảm xúc
- Hành chính:
Lưu ý: Khi ngữ liệu đọc hiểu là thơ -> thì phương thức biểu đạt thường là Biểu cảm
Khi ngữ liệu đọc hiểu là văn xuôi -> Thì thường là Nghị luận
2. Xác định thể thơ
- Phương pháp tìm ta chỉ cần đếm số câu, số chữ là biết được thể thơ
4. Đặc điểm của kiểu bài đọc hiểu văn bản
Những kiểu câu hỏi thường sử dụng ở phần Đọc hiểu
- Ở dạng câu hỏi nhận biết: Thường hỏi xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, tìm từ ngữ, hình ảnh, xác định cách trình bày văn bản…
- Ở dạng câu hỏi hiểu: Thường hỏi học sinh hiểu như thế nào về một câu nói trong văn bản; hỏi theo học sinh thì vì sao tác giả lại cho rằng, nói rằng…(kiểu hỏi này là để xem học sinh và tác giả có đồng quan điểm hay không); Kiểu câu hỏi theo tác giả… Ba kiểu hỏi này thường lặp đi lặp lại.
- Ở dạng câu hỏi vận dụng: Thường yêu cầu học sinh rút ra thông điệp có ý nghĩa, điều tâm đắc hoặc chỉ ra những việc làm cụ thể của bản thân.
Các bước khi làm phần đọc – hiểu
Bước 1: Đọc thật kỹ đề bài, đọc đến thuộc lòng rồi hãy làm từng câu, dễ trước khó sau.
- Đề văn theo hướng đổi mới có 2 phần: đọc hiểu và làm văn. Phần đọc hiểu thường xoay quanh nhiều vấn đề, thí sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau:
- Nhận biết 6 phong cách ngôn ngữ văn bản. Dựa ngay vào các xuất xứ ghi dưới phần trích của đề bài để nhận dạng được các phong cách như: Báo chí, Văn chương nghệ thuật, Khoa học, Chính luận, Khẩu ngữ hay Hành chính công vụ. Tài liệu của nhung tây
- Xác định 5 phương thức biểu đạt của văn bản dựa vào các từ ngữ hay cách trình bày. Đoạn trích thấy có sự việc diễn biến (Tự sự), nhiều từ biểu lộ xúc động (Biểu cảm), nhiều từ khen chê, bộc lộ thái độ (Nghị luận), nhiều từ thuyết trình, giới thiệu về đối tượng (Thuyết minh) và có nhiều từ láy, từ gợi tả sự vật, sự việc (Miêu tả).
- Nhận biết các phép tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, lặp từ, nói quá, nói giảm, chơi chữ…); tu từ cú pháp (lặp cấu trúc câu, giống kiểu câu trước; đảo ngữ; câu hỏi tu từ; liệt kê). Tài liệu của nhung tây
- Các biện pháp tu từ có tác dụng làm rõ đối tượng nói đến, tăng thêm gợi cảm, gợi hình ảnh, âm thanh, màu sắc, làm đối tượng hấp dẫn, sâu sắc.
- Đối với, các văn bản trong đề chưa thấy bao giờ, học sinh cần đọc nhiều lần để hiểu từng câu, từng từ, hiểu nghĩa và biểu tượng qua cách trình bày văn bản, liên kết câu, cách ngắt dòng… để có thể trả lời những câu hỏi: Nội dung chính của văn bản, tư tưởng của tác giả gửi gắm trong văn bản.,thông điệp rút ra từ văn bản…
Bước 2: Đọc các yêu cầu, gạch chân các từ ngữ quan trọng, câu quan trọng. Việc làm này giúp các em lí giải được yêu cầu của dề bài và xác định hướng đi đúng cho bài làm, tránh lan man, lạc đề.
Bước 3: Luôn đặt câu hỏi và tìm cách trả lời: Ai? Cái gì? Là gì? Như thế nào? Kiến thức nào? Để bài làm được trọn vẹn hơn, khoa học hơn tránh trường hợp trả lời thiếu.
Bước 4: Trả lời tách bạch các câu, các ý. Chọn từ ngữ, viết câu và viết cẩn thận từng chữ.
Bước 5: Đọc lại và sửa chữa chuẩn xác từng câu trả lời. Không bỏ trống câu nào, dòng nào. Tài liệu của nhung tây
*Một số lưu ý trong quá trình làm bài
- Viết đúng từ ngữ, trình bày rõ ràng, đúng chính tả, dấu câu, không viết dài.
- Chỉ dùng thời gian khoảng 30 phút làm câu hỏi đọc hiểu. Trả lời đúng câu hỏi của đề.
Làm trọn vẹn từng câu, không bỏ ý, không viết vội vàng để giành chắc chắn từng 0
5. Mẹo làm bài đọc hiểu
1. Phần đọc hiểu
- Đề bài người ta thường đưa một khổ thơ hoặc một đoạn và yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi. Tài liệu của nhung tây
- Các câu hỏi thường gặp:
- Xác định thể thơ/ Xác định phong các ngôn ngữ của đoạn trích
- Nội dung chính của khổ thơ/ đoạn trích là gì? (Câu chủ đề của đoạn trích là gì – với đoạn văn)
- Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong khổ thơ/ đoạn trích? Tác dụng của chúng?
2. Giải quyết đề
a. Là đoạn thơ
- Câu hỏi 1:
+ Xác định thể thơ bằng cách đếm số chữ trong từng câu thơ. Thông thường trong bài người ra đề sẽ cho vào các thể thơ bốn chữ/ năm chữ/ bảy chữ/ lục bát
+ Các thể thơ trung đại như thất ngôn bát cú (7 chữ/ câu, 8 câu/bài), thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ/ câu, 4 câu/ bài)… xác định bằng cách đếm số chữ trong một câu và số câu trong một bài. (Các thể thơ thuộc giai đoạn trung đại trong đề thường ít cho nhưng phải nắm được cách xác định)
- Câu hỏi 2: Đưa nội dung chính của khổ thơ, tức là dụng ý cuối cùng của tác giả.
..........
Tải file tài liệu để xem thêm kĩ năng làm văn đọc hiểu