Kế hoạch hành động cá nhân Mô đun 2 Tập huấn GDPT 2018
Kế hoạch hành động cá nhân Mô đun 2 kèm theo bảng phân tích kế hoạch hành động Module 2 được thầy cô giáo lập ra, để lên kế hoạch học tập chương trình tập huấn Mô đun 2.
Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm mẫu kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp giáo viên đại trà. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:
Lưu ý: Nội dung trả lời mang tính chất tham khảo, thầy cô chỉ nên đọc để lấy ý tưởng làm bài, sao cho phù hợp với mình nhất.
Mẫu kế hoạch hành động cá nhân Mô đun 2 - Tập huấn GDPT 2018
Kế hoạch hành động cá nhân Mô đun 2
1. Những việc nào bạn làm tốt để hỗ trợ học sinh phát triển năng lực và phẩm chất chung?
- Sử dụng các cơ hội tự phát và có kế hoạch đề thúc đẩy sự phát triển của các phẩm chất.
- Khuyến khích học sinh tự đánh giá phẩm chất của mình.
- Phát huy năng lực chung ở mọi lớp.
- Khuyến khích học sinh phát triển các mục tiêu học tập cá nhân.
2. Bạn tự tin áp dụng phương pháp hoặc kỹ thuật PTNL nào trong việc giảng dạy của mình?
- Các phương pháp và kỹ thuật thúc đẩy năng lực Tự chủ & Tự học.
- Các phương pháp và kỹ thuật thúc đẩy năng lực Giao tiếp & Hợp tác
- Các phương pháp và kỹ thuật giang dạy thúc đẩy năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Liên quan đến các phương pháp tiếp cận kiến tạo và PTNL để học tập và giảng dạy: Bạn muốn tìm hiểu thêm về điều gì?
- Các lý thuyết, kỹ thuật kiến tạo và ứng dụng trong CTGDPT 2018. Bạn sẽ thực hiện một thay đổi nào đối với việc giảng dạy của mình vào tuần tới đề tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào việc học?
- Vận dụng một số kỹ thuật đã tìm hiểu để ứng dụng vào việc giảng dạy của mình một cách hiệu quả.
4. Làm thế nào để bạn biết là thay đổi này thành công?
- Đánh giá kết quả phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh qua các tiết dạy.
Bảng phân tích kế hoạch hành động Module 2
BẢNG KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
Họ và tên:..............................................
Khi các Thầy/Cô đã hoàn thành Mô-đun 2...... “Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Tiểu học” môn ......., đã đến lúc các Thầy/Cô xác định mình sẽ áp dụng các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực trong công tác giảng dạy của mình như thế nào.
Sau khi hoàn thành bảng kiểm tra sau, các Thầy/Cô cần lập kế hoạch cải tiến, thực hành giảng dạy của mình qua sử dụng các phương pháp dạy học theo PTNL để phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
THẦY/CÔ SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PC, NL TRONG DẠY VÀ HỌC TỐT ĐẾN MỨC NÀO
Giáo viên | Hiếm khi | Đôi khi | Thường |
Sử dụng các cơ hội tự phát và có kế hoạch để thúc đẩy sự phát triển của các phẩm chất | X | ||
Khuyến khích học sinh tự đánh giá phẩm chất của mình | X | ||
Phát huy năng lực chung ở mọi lớp | X | ||
Đảm bảo rằng học sinh có kiến thức về cách lựa chọn và áp dụng các sự kiện và kỹ năng vào các công việc cụ thể | X | ||
Giúp học sinh xác định các chiến lược học tập cho các nhiệm vụ khác nhau | X | ||
Khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào bài học bằng cách khơi dậy trí tò mò của các em | X | ||
Khuyến khích học sinh phát triển các mục tiêu học tập cá nhân | X | ||
Dạy học sinh kỹ năng tự quản | X | ||
Cung cấp phản hồi có ý nghĩa cho học sinh về năng lực của mình | X | ||
Tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ và giải thích hoặc biện minh cho ý tưởng của mình | X | ||
Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi cho nhau | X | ||
Hướng dẫn học sinh cách làm việc hiệu quả và tham gia theo nhóm | X | ||
Hướng dẫn học sinh các bước cơ bản để giải quyết vấn đề | X | ||
Khuyến khích học sinh sử dụng trí tưởng tượng trong các nhiệm vụ khác nhau | X | ||
Tích cực thu hút học sinh thông qua các hoạt động giải quyết vấn đề và thực hành | X | ||
Phát triển các mục tiêu và hoạt động khác nhau trong một bài học để hỗ trợ các khả năng khác nhau của học sinh trong lớp | X | ||
Tích hợp dạy và học một môn với dạy và học các môn khác | X | ||
Thúc đẩy việc sử dụng và phát triển các kỹ năng tư duy | X | ||
Thiết kế và thực hiện các phương pháp khuyến khích người học tích cực, độc lập, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo | X | ||
Khuyến khích học sinh kết nối hiểu biết hiện tại của họ với thông tin và kinh nghiệm mới | X | ||
Sử dụng thói quen tư duy | X | ||
Sử dụng đánh giá quá trình để hướng dẫn những thay đổi đối với việc giảng dạy của bạn | x |