Giáo án mầm non: Bài thơ Tâm sự của cái mũi Dạy trẻ Bài thơ Tâm sự của cái mũi
Giáo án mầm non: Bài thơ Tâm sự của cái mũi giúp trẻ rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, trả lời được các câu hỏi của cô và phát triển khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định của trẻ.
Thông qua bài học trẻ biết tên bài thơ, đọc thuộc bài thơ: “Tâm sự của cái mũi”, hiểu nội dung bài thơ nói về cái mũi là 1 trong những giác quan của cơ thể, mũi để thở, để ngửi vì vậy cần phải luôn giữ vệ sinh cho mũi sạch sẽ. Cùng với đó giáo dục trẻ biết tác dụng của cái mũi, biết bảo vệ, vệ sinh mũi và các bộ phận luôn sạch sẽ để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Giáo án phát triển ngôn ngữ: Tâm sự của cái mũi
GIÁO ÁN
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài: Thơ: “Tâm sự của cái mũi”
Chủ đề: Bản thân
Đối tượng: 4-5 tuổi
Thời gian: 20- 25 phút
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ, đọc thuộc bài thơ: “Tâm sự của cái mũi”.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về cái mũi là 1 trong những giác quan của cơ thể, mũi để thở, để ngửi vì vậy cần phải luôn giữ vệ sinh cho mũi sạch sẽ.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô.
- Phát triển khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định của trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết tác dụng của cái mũi, biết bảo vệ, vệ sinh mũi và các bộ phận luôn sạch sẽ để cơ thể luôn khỏe mạnh.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu, loa.
- Hình ảnh powerpoint bài thơ: “Tâm sự của cái mũi”.
- Nhạc bài hát: “Cái mũi”, “Head, shouders, knees and toes”
III. CÁCH TIẾN HÀNH
1. Gây hứng thú, giới thiệu bài
- Chào mừng các bạn đến với “Chương trình tìm kiếm tài năng nhí”. Chương trình của chúng ta ngày hôm nay rất vinh dự có các cô trong ban giám hiệu nhà trường đến dự (đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng), thành phần không thể thiếu trong chương trình đó chính là các thành viên của lớp 4 tuổi B, đồng hành với chương trình là cô Tuyết Lụa (đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng).
- Chương trình của chúng ta gồm có hai phần: Phần 1: Nhân tố bí ẩn. Phần 2: Thể hiện tài năng
- Các bạn đã sẵn sàng chưa? Ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng đến với phần 1: Nhân tố bí ẩn. Chúng mình cùng hát bài hát “Cái mũi” để chào đón nhân vật bí ẩn của chúng ta ngày hôm nay.
- Nhân vật bí ẩn của chúng ta ngày hôm nay là ai đây các con?
- Các bạn nhỏ có thể đặt câu hỏi dành cho bạn mũi. Bạn nào hỏi nào?
- Bạn mũi như thế nào?
- Bạn mũi mang những gì đến cho lớp 4 tuổi B vậy?
- Làm thế nào đê ngửi được mùi của lúa, hoa?
- Mũi không chỉ giúp chúng mình ngửi được mùi hương mà còn giúp cho chúng mình thở được nữa đấy. Đó cũng chính là nội dung của bài thơ “Tâm sự của cái mũi” tác giả Phạm Hổ mà chương trình đưa ra cho chúng mình ngày hôm nay. Cô mời chúng mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ: “ Tâm sự của cái mũi” tác giả Phạm Hổ.
2. Bài mới
a. Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
- Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì?
- Cô vừa đọc bài thơ “ Tâm sự của cái mũi”, bài thơ sẽ còn hay hơn khi cô đọc kết hợp với hình ảnh minh họa nữa đấy. Cô mời chúng mình cùng chú ý lên màn hình.
- Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp hình ảnh.
b. Đàm thọai, trích dẫn , giảng giải giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm
..............................
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
