Giáo án An toàn giao thông lớp 5 (Cả năm) Giáo án lớp 5 môn An toàn giao thông
Giáo án An toàn giao thông lớp 5 năm 2025 gồm 2 bộ, mang tới đầy đủ các bài soạn trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy lớp 5 năm 2024 - 2025.
Bộ giáo án An toàn giao thông 5 năm 2024 - 2025 với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 5 của mình. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm xây dựng giáo án lớp 5:
Trọn bộ giáo án môn An toàn giao thông lớp 5
Giáo án An toàn giao thông lớp 5 - Bộ 1
AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 1: ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP CHUYỂN HƯỚNG AN TOÀN
I. MỤC TIÊU
- Hiểu và ghi nhớ cách điều khiển chuyển hướng an toàn.
- Biết cách phối hợp các động tác điều khiển xe đạp khi chuển hướng.
- Có ý thức chấp hành các quy định về điều chỉnh xe đạp khi tham gia giao thông.
- Nhận biết và phòng tránh một số hành vi nguy hiểm khi điều khiển xe đạp chuyển hướng.
- Thực hiện, chia sẻ và hướng dẫn người khác cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị giáo viên:
- Tài liệu giáo dục An toàn giao thông
- Mô hình an toàn giao thông.
2. Chuẩn bị học sinh:
- Vở ghi chép
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. KHỞI ĐỘNG: -Tổ chức trò chơi“kể các bộ phận của xe đạp ” - Cho quan sách tranh yêu cầu học sinh kể các bộ phận của xe đạp còn thiếu. - GV tổng hợp lại ý kiến của Học sinh (HS ) tuyên dương. - xe như thế nào chúng ta mới điều khiển được. - Khi điều khiển xe đạp an toàn thì xe phải có đủ các bộ phận và có thể di chuyển được. |
- Lần lượt kể
- Lần lượt kể - HS quan sát tranh - HS trả lời
- Hs trả lời
|
2. KHÁM PHÁ
1. Tìm hiểu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn đối với dường nông thôn không có tín hiệu đèn và đường có tín hiệu đèn. - Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày theo nhóm - GV Nhận xét – tuyên dương. - GV liên hệ giáo dục HS thực tế qua hình ảnh giao thông tại địa phương. - GV tổ chức HS tìm ra những phương cách phòng tránh tai nạn giao thông khi điều khiển xe đạp -Yêu cầu học sinh tìm hiểu một số hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng. - GV kết luận - GV tuyên dương, nhận xét |
- HS quan sát tranh và thảo luận. - Hs báo cáo kết quả - HS nêu cá nhân - HS thực hiện theo nhóm ( 4 học sinh ) - HS nêu phần cần ghi nhớ -học sinh tự nêu |
3. THỰC HÀNH - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận xét cách chuyển hướng của bạn nhỏ trong tranh. - Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế của bản tham khi tham gia giao thông. - GV Nhận xét tuyên dương |
- Thảo luận nhóm đôi - HS trả lời
Lần lượt nêu
|
4. VẬN DỤNG - kể cho nhau nghe cách chuyển hướng từ nhà đến trường và ngược lại |
- HS thực hiện -HS trình bày |
Giáo án An toàn giao thông lớp 5 - Bộ 2
Chủ đề 1
HỆ THỐNG BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông và giải thích nội dung 42 biển báo hiệu giao thông, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn đã học.
2. Kĩ năng.
- Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông (GT).
- Mô tả được các biển báo đó bằng lời nói hoặc bàng hình vẽ. Để nói cho những người khác biết về nội dung của các biển báo hiệu GT.
3. Thái độ:
- Có ý thức tuân theo những hiệu lệnh, biển báo hiệu, báo nguy hiểm, báo cấm khi đi đường.
- Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, thực hiện luật GTĐB.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu học tập.
- Các biển báo, tranh ảnh minh họa của tài liệu GD ATGT.
III. Lên lớp
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1 - Bài cũ 2 - Bài mới . Giới thiệu Hoạt động 1: Trò chơi phóng viên. - 1 HS làm phóng viên nêu câu hỏi cho các bạn trong lớp trả lời. - Ở gần nhà bạn có loại biển báo gì? - Những biển báo đó được đặt ở đâu? - Những người ở đó có biết nội dung các biển báo đó không? - Họ có thấy các biển báo đó có ích lợi gì không? - Bạn biết gì về đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn khi tham gia GT? .Hoạt động 2. Ôn lại các biển báo đã học: - Cho học sinh nhắc lại các biển báo đã học, mô tả hình dạng, màu sắc. - Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn. GV kết luận. Hoạt động 3: Nhận biết các biển báo hiệu - Cho HS quan sát các loại biển báo. - Xác định, phân loại, mô tả hình, màu sắc của các biển báo đó. - Biển báo cấm. - Biển báo nguy hiểm. - Biển báo chỉ dẫn. GV kết luận Hoạt động 4: Nhận biết các hành vi đúng, những việc không nên làm để bảo vệ các biển báo, đèn tín hiệu, cọc tiêu, rào chắn cố định cho an toàn giao thông đường bộ. GV kết luận GHI NHỚ: Trang 11 tài liệu GD ATGT - Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ 3. Củng cố: - Cho HS thực hành phần bài tập trang 12 (tài liệu GD ATGT) - GV kết luận. 4. Dặn dò: chuẩn bị bài Chủ đề 2: Đi xe đạp an toàn. |
Cho hs xem các biển báo đã học, nói nội dung của biển báo 2 HS trả lời. . Thảo luận nhóm. . Phát biểu trước lớp. . HS tham gia trả lời phỏng vấn. . Lớp nhận xét bổ sung thêm cho đầy đủ
. Học sinh thảo luận và tìm đúng loại biển báo . Nhóm nào xong trước được biểu dương. . Trình bày trước lớp. . Lớp nhận xét, bổ sung.
. Thảo luận nhóm 4 . . Tìm và phân loại biển báo, mô tả.... . Phát biểu trước lớp. . Lớp góp ý, bổ sung.
. HS quan sát tranh tham gia phát biểu. . Lớp nhận xét bổ sung.
. 1 HS đọc. . Lớp theo dõi.
. HS đọc và nêu kết quả. Nêu cách xử lý các tình huống hoặc ý kiến của bản thân. . Lớp nhận xét, bổ sung. |
Chủ đề 2
ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết những qui định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo luật GTĐB.
2. Kĩ năng
- HS thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn khi chuyển hướng, vượt xe, tránh xe an toàn.
- Phán đoán, nhận thức và xử lí các tình huống nguy hiểm khi đi xe đạp có thể xảy ra.
3. Thái độ: Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu học tập.
III. Lên lớp
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1- Bài cũ - Lớp nhận xét. - GV nhận xét đánh giá chung 2- Bài mới . Giới thiệu Hoạt động 1: Quan sát tranh và nêu các hành vi đi xe đạp an toàn và không an toàn GV nêu các tình huống ở từng tranh, yêu cầu HS trả lời hoặc phải nêu cách xử lí đúng, an toàn. - Đi xe đạp điện người đi xe đạp phải làm gì?... - Các bạn HS đi xe đạp như thế có gì đúng hoặc không đúng. - Nội dung tranh 3 miêu tả cảnh gì? - Một số tình huống (xem tài liệu trang 13) - GV kết luận. Hoạt động 2: - Cho học sinh nêu một số kĩ năng thực hành khi đi xe đạp. - Cho HS nêu kĩ năng chuyển hướng khi đi xe đạp trên đường. - Cho HS nêu kĩ năng vượt xe khác khi đi xe đạp trên đường. - GV kết luận. Hoạt động 3: Kĩ năng lái xe đạp an toàn. - GV cho HS quan sát lần lượt từng ảnh 1, 2, 3 trong tài liệu (trang 14) để thảo luận và nêu cách xử lí an toàn. - GV nhận xét, kết luận. - GV khen nhóm nào có cách xử lí tốt, an toàn. GHI NHỚ: Trang 15 tài liệu GD ATGT - Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ 3- Củng cố: - Cho HS thực hành phần bài tập trang 16 (tài liệu GD ATGT) - GV kết luận. 4- Dặn dò: Chuẩn bị chủ đề 3: Ngồi sau xe đạp, xe máy an toàn... . |
. Cho hs xem các biển báo đã học, nói nội dung của biển báo 2 HS trả lời – Lớp bổ sung.
. Thảo luận nhóm. . Phát biểu trước lớp.
. Quan sát ảnh 1 và nêu. . Quan sát ảnh 2 và nêu ý kiến của mình. . Quan sát ảnh 3 và nêu. . ………………………………….
. HS nêu. . Lớp theo dõi và nhận xét. . HS nêu. . Lớp góp ý, bổ sung.
. Thảo luận theo nhóm 4. . Các nhóm lần lượt trình bày ý kiến. . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. . 1 HS đọc. . Lớp theo dõi.
. HS đọc và nêu kết quả. Nêu cách xử lý các tình huống hoặc ý kiến của bản thân. . Lớp nhận xét, bổ sung. |
Chủ đề 3
NGỒI SAU XE ĐẠP, XE MÁY AN TOÀN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết được những tư thế an toàn và chưa an toàn khi ngồi sau xe đạp hoặc sau xe máy.
2. Kĩ năng.
- Biết cách phòng tránh tai nạn có thể xảy ra khi ngồi sau xe đạp, xe máy.
3. Thái độ
- Có ý thức thực hiện những qui định của luật GTĐB, có hành vi an toàn khi đi đường.
- Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, thực hiện luật GTĐB.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu học tập.
- Sa bàn.
III. Lên lớp
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1- Bài cũ 2- Bài mới - Giới thiệu Hoạt động 1: Tìm hiểu ngồi sau xe đạp thế nào là an toàn. - Cho HS quan sát tranh và thảo luận. - GV kết luận Hoạt động 2: Ngồi sau xe đạp điện như thế nào là an toàn. - Cho hs quan sát tranh minh họa 1, 2, 3, 4, (trang 18) để trình bày ý kiến. - Nội dung tham khảo tài liệu. - GV kết luận. Hoạt động 3: Nhận xét các biểu hiện đúng - sai khi ngồi sau xe máy. - Cho hs quan sát tranh minh họa 1, 2, 3, 4, (trang 18, 19) để trình bày ý kiến. - Nội dung tham khảo tài liệu. - GV kết luận. GHI NHỚ: Trang 20 tài liệu GD ATGT - Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ 3- Củng cố: - Cho HS thực hành phần bài tập trang 20 (tài liệu GD ATGT) - GV kết luận. 4- Dặn dò: Chuẩn bị chủ đề 4: Đi qua cầu đường bộ an toàn... . |
. Làm thế nào để đi xe đạp an toàn? . 2 HS trả lời – Lớp nhận xét. . Thảo luận nhóm. Nêu những hành vi nguy hiểm có thể xảy ra của các bạn đi xe đạp trong tranh. . Phát biểu trước lớp. . Lớp nhận xét. . Học sinh thực hiện yêu cầu của GV trình bày ý kiến của mình trước lớp. . Lớp nhận xét, bổ sung. . Học sinh thực hiện yêu cầu của GV trình bày ý kiến của mình trước lớp. . Lớp nhận xét, bổ sung. . Lớp góp ý, bổ sung.
. 1 HS đọc. . Lớp theo dõi.
. HS đọc và nêu kết quả. Nêu cách xử lý các tình huống hoặc ý kiến của bản thân. . Lớp nhận xét, bổ sung. |
....
>> Tải file để tham khảo Trọn bộ giáo án môn An toàn giao thông lớp 5
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
