GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương Giáo dục công dân lớp 7 trang 5 sách Cánh diều

Giải Giáo dục công dân 7 Cánh diều Bài 1 giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần Mở đầu, Luyện tập và vận dụng bài Tự hào về truyền thống quê hương được nhanh chóng dễ dàng hơn.

Soạn GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa rất chi tiết, chính xác. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em học sinh biết cách thể hiện niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng thời các thầy cô giáo, bậc phụ huynh có thể sử dụng tài liệu để hướng dẫn các em khi tự học.

Mở đầu GDCD 7 Cánh diều Bài 1

Nếu em ghép các chữ cái đứng liền nhau trong bảng tên thành các từ cụm từ có nghĩa thì sẽ xuất hiện nhiều từ cụm từ nói về truyền thống quê hương. Một số câu hỏi thú vị sẽ nảy sinh trong suy nghĩ của em như: Những truyền thống này được biểu hiện như thế nào quê hương của mình? Mình sẽ làm gì để mọi người biết rằng mình rất tự hào về những truyền thống đó?

Trả lời:

- Một số truyền thống quê hương thể hiện trong bảng: Hiếu thảo, Hiếu học, Trung thực, Dũng cảm, Kiên cường, …

- Những truyền thống này được biểu hiện ở quê hương của mình là:

+ Hiếu thảo: Kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình, hành động yêu thương chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua đời.

+ Hiếu học: Ham thích, coi trọng việc học hành được hình thành lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác, tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững.

+ Trung thực: Luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

- Mình cần tự hào, tích cực phát huy để mọi người biết rằng mình rất tự hào về những truyền thống đó.

Giải Luyện tập GDCD 7 bài 1 trang 8

Câu 1

Hãy liệt kê những truyền thống tốt đẹp của quê hương em và viết những việc cần làm để giữ gìn, phát huy những truyền thống đó theo gợi ý dưới đây:

Tên truyền thốngNhững việc cần làm
??
??
......

Gợi ý đáp án

Tên truyền thốngNhững việc cần làm
Truyền thống yêu nướcTuyên truyền, tích cực tham gia các buổi ngoại khóa nói về tình yêu nước, tinh thần bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, tích cực học tập tốt
Truyền thống đoàn kết, tương thân tương áiTích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Truyền thống các lễ hội văn hóaTích cực tham gia, ủng hộ các lễ hội văn hóa truyền thống ở địa phương; tuyên truyền, giới thiệu với mọi người về lễ hội văn hóa ở quê hương mình; ngăn chặn những hành động tiêu cực xảy ra ở các lễ hội...

Câu 2

Em đồng tình hay không đồng tình với những biểu hiện, việc làm nào dưới đây? Vì sao?

A. Giữ gìn mọi phong tục, tập quán, thói quen của quê hương mình.

B. Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống của quê mình.

C. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác.

D. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

E. Giữ gìn và bảo vệ môi trường cả ở nhà, ở trường và những nơi công cộng.

Gợi ý đáp án 

A. Đồng tình. Vì đây là hành động góp phần giữ gìn, bảo vệ truyền thống tốt đẹp ở quê hương.

B. Đồng tình. Vì hành động này góp phần lan tỏa rộng rãi giá trị và ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp ở quê hương.

C. Không đồng tình. Vì mọi truyền thống tốt đẹp ở mọi địa phương đều cần được gìn giữ và lan tỏa rộng rãi những giá trị tích cực đến mọi người.

D. Đồng tình. Vì đây là hành vi mà mọi học sinh có thể thực hiện để góp sức mình vào giữ gìn, phát triển truyền thống tốt đẹp của quê hương.

E. Đồng tình. Hành động này giúp bảo vệ môi trường sống, góp phần vào bảo vệ quê hương, đất nước.

Câu 3

Qua lời kể của ông nội, S được biết đến phong trào “Ba sẵn sàng" và rất tự hào về tinh thần sẵn sàng khi Tổ quốc cần, dù trong thời chiến hay thời bình của người dân quê hương mình. Nhưng mấy hôm trước, anh trai của S nhận được lệnh gọi nhập ngũ, S thấy anh có vẻ do dự, tâm trạng nặng nề không vui. S rất muốn nói những suy nghĩ của mình với anh trai.

a) Em hãy nhận xét suy nghĩ của S.

b) Nếu là S, em sẽ nói như thế nào với anh trai của mình?

Gợi ý đáp án 

a) S là một bạn học sinh có suy nghĩ rất tích cực, tiến bộ, biết trân trọng, tự hào và có tinh thần chủ động, sẵn sàng học hỏi, nâng cao hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của quê hương mình.

b) Nếu là S, em sẽ khích lệ và động viên anh trai tham gia nhập ngũ. Bởi vì đây là một việc rất đáng tự hào, thể hiện bản thân là người biết trân trọng truyền thống của quê hương, góp phần vào việc gìn giữ và phát triển truyền thống và tinh thần yêu nước.

Giải Vận dụng GDCD 7 bài 1 sách Cánh diều

Câu 1

Em hãy viết một thông điệp thể hiện niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương em và chia sẻ trước lớp.

Gợi ý đáp án

Gợi ý 1

Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc là một truyền thống quý báu mà quê hương em luôn luôn gìn giữ, phát triển bao lâu nay.

Tinh thần yêu nước là một sản phẩm được đúc kết từ bao thế hệ cha ông từ trước đến nay, trải qua biết bao cuộc chiến đau thương mà hình thành. Nhờ có tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất mà thế hệ cha ông đã chiến thắng biết bao giặc ngoại xâm. Vì vậy quê hương em vô cùng trân trọng, quý báu và gìn giữ truyền thống tốt đẹp này. Ngày nay, trong thời đại hòa bình, truyền thống yêu nước tiếp tục được quê hương em phát huy và gìn giữ bằng cách có rất nhiều đóng góp, cống hiến cho đất nước về mọi lĩnh vực như sản xuất kinh tế, cống hiến tri thức,... Tự hào về truyền thống này, em luôn tự nhủ bản thân phải học tập thật tốt, để có thể đóng góp sức lực vào công cuộc xây dựng phát triển quê hương, đất nước.

Gợi ý 2

Nếu như tìm hiểu về những tấm gương hiếu học của dân tộc Việt Nam trong lịch sử thì có thể tìm thấy rất nhiều tấm gương nổi bật và càng có thể khẳng định rằng, Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống hiếu học từ lâu đời

Và cũng nhờ tinh thần hiếu học của ông cha ta lúc đó nên dân tộc của ta mới không bị mấy đi nước và để lại cho chúng ta đất nước Việt Nam hòa bình như hiện nay. Hay là thế hệ sau nữa, những tấm gương hiếu học,những bậc hiền nhân được không chỉ người dân trong nước mà còn cả là thế giới đương thời phải thán phục như Mạc Đỉnh Chi không chỉ là trạng nguyên nước Việt Nam mà còn là trạng nguyên của cả nước Trung Quốc, nhà văn, nhà thơ cũng là nhà mưu lược Nguyễn Trãi, nhà bác học Lê Quý Đôn…

Đó chính là truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam chúng ta. Đó là truyền thống được hình thành từ sự cầu tiến. Sẵn sàng tiếp thu cái mới, cái tiến bộ từ bên ngoài. Hay còn cả hiền tài xuất hiện ở thế hệ sau và sẵn sàng tiếp thu sự tiến bộ, kêu gọi cải cách đất nước như Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh … Đặc biệt Hồ Chí Minh – người cha già của toàn dân tộc Việt Nam cũng là người đã chủ trương xây dựng và phát triển giáo dục, ngay trong chiến khu, thời kháng Pháp.Tìm ra con đường cứu nước cho đất nước Việt Nam ta. Mà tất cả chúng giờ vẫn đang còn lưu giữ trong sử sách .

Là một học sinh, đang còn ở trên ghế nhà trường, em sẽ cố gắng học tập cũng như tuyên truyền với các bạn phải cố gắng học tập để có kết quả tốt, để trở thành công dân hữu ích là sự đáp đền công cha nghĩa mẹ, công lao dạy dỗ của thầy cô. Cũng như là không phụ lại lòng mong mỏi và nối tiếp truyền thống hiếu học, tinh thần cầu tiến của dân tộc Việt Nam và cũng chính là giữ gìn bản sắc dân tộc nền văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Câu 2

Em hãy cùng bạn thiết kế tập san về chủ đề “Tự hào truyền thống quê hương”

Gợi ý đáp án

Em có thể sưu tầm một số hình ảnh trong sách giáo khoa, báo, tạp chí mà có về chủ đề “Tự hào truyền thống quê hương”.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm