Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi Ôn tập về dấu phẩy (Gợi ý & 12 mẫu)
Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em gồm 12 mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 5 có thêm nhiều vốn từ, nêu tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn.
Với 12 đoạn văn nói về hoạt động nhảy dây, đá cầu, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê,.. trong bài viết dưới đây, các em dễ dàng làm nổi bật lên cảnh náo nhiệt, sôi động, vui tươi của các bạn học sinh. Mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
Viết đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi
- Gợi ý viết đoạn văn nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi
- Viết đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường
- Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 1
- Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 2
- Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 3
- Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 4
- Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 5
- Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 6
- Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 7
- Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 8
- Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 9
- Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 10
- Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 11
Gợi ý viết đoạn văn nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi
- Vào giờ ra chơi, sân trường như thế nào?
- Các bạn học sinh trong trường thường chơi những trò chơi gì?
- Em thường chơi trò chơi gì? Chơi với ai?....
Viết đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường
Trong giờ ra chơi, các bạn học sinh chơi theo từng nhóm nhỏ. Nhóm bạn Nam chơi đá cầu. Bạn Lan và các bạn khác nhảy dây. Cuối lớp, vài bạn nam đang chơi bắn bi. Sân trường nhộn nhịp hẳn lên.
Tác dụng của dấu phẩy trong các câu văn trên:
- Dấu phẩy nhằm ngăn cách thành phần trạng ngữ với CN và VN.
Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 1
(1) Khi tiếng trống nghỉ giữa giờ vang lên, học sinh ùa ra sân vui chơi sau những tiết học căng thẳng. (2) Sân trường đang vắng lặng trở nên ồn ào, náo nhiệt. (3) Sân trường xôn xao tiếng nói, tiếng cười, tiếng chạy nhảy. (4) Các bạn nam hào hứng với trò chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy dây hoặc ríu rít khoe nhau những món đồ mới. (5) Dưới bóng mát của cây phượng, một vài nhóm học sinh tâm sự với nhau về những buồn vui trong học tập.
Tác dụng của dấu phẩy trong các câu văn trên:
- Dấu phẩy ở câu 1 có tác dụng ngăn cách các vế trong câu ghép.
- Dấu phẩy ở câu 2 là ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
- Dấu phẩy ở câu 3 để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
- Dấu phẩy ở câu 4 dùng ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
- Dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 2
(1) Sân trường em được lát xi măng rộng bao la và phẳng lì. (2) Trên sân trường, sáu cây bàng to sum suê xanh biếc tỏa bóng mát. (3) Trong giờ học, cảnh trường vắng vẻ, êm đềm. (4) Khi một hồi trống dội vang, sân trường náo động hẳn lên. (5) Từ các lớp, hàng trăm học sinh túa ra sân trường. (6) Chỗ này đá cầu, chỗ kia nhảy dây, học sinh lớp Một chạy đuổi nhau như cướp. (7) Tiếng cười nói, tiếng reo hò náo động cả sân trường...
→ Các câu số 2, 3, 4, 5: Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.
→ Câu 6: Dấu phẩy ngăn cách các vế câu của câu ghép.
→ Câu 7: Dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 3
(1) Sau 1 tiết học hăng say, tiếng trống trường vang lên giòn dã báo hiệu 1 tiết học kết thúc. (2) Từ các của lớp, chúng tôi ùa ra sân trường như 1 đàn chim vỡ tổ. (3) Các bạn nam, bạn nữ cười nói vui vẻ. (4) Giữa sân trường các bạn nam chơi đá cầu. (5) Mấy bạn nữ đang nhảy dây , các bạn khác xem và cổ vũ rất nhiệt tình.
→ (1)(2)(4) ngăn cách trạng ngữ với CN và VN
→ (3) ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
→ (5) ngăn cách các vế trong câu ghép
Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 4
(1) Sau những tiết học căng thẳng, sân trường em rộn rã với những tiếng trống "tùng, tùng, tùng". (2) Trên sân trường nhộn nhịp các trò chơi như: đá cầu, nhảy dây, bắn bi,... Một vài bạn ngồi đọc truyện dưới gốc cây. (3)Nhiều học sinh mua quà bánh, nói cười vui vẻ. Thật là vui!
(1): ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ
(2)(3): ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 5
Trong giờ ra chơi, các bạn học sinh chơi theo từng nhóm nhỏ. Nhóm bạn Nam chơi đá cầu. Bạn Lan và các bạn khác nhảy dây. Cuối lớp, vài bạn nam đang chơi bắn bi. Sân trường nhộn nhịp hẳn lên.
-> dấu phẩy nhằm ngăn cách thành phần trạng ngữ với CN và VN
Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 6
Sau mấy phút tập thể dục, các bạn chuyển ngay sang những trò chơi riêng của mình. Kia là một nhóm nam đá cầu nghe chan chát. Những quả cầu vun vút bay vồng lên từ chân bạn này sang bạn khác rất tuyệt. Này là một nhóm nữ đang say sưa với trò nhảy dây. Bạn nữ này nhảy vào, bạn nữ kia lại nhảy ra.
Tác dụng của dấu phẩy:
- Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN (Câu 1)
- Ngăn cách các vế câu. (Câu 5)
Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 7
Giờ ra chơi, trên sân trường rất đông vui. Ở dưới các gốc bàng, là những nhóm bạn tụ tập tám chuyện rôm rả. Ở các khoảng sân rộng, những trò chơi như nhảy dây, đá cầu, đuổi bắt cũng được vui chơi hết mình. Bạn nào cũng có khuôn mặt vui vẻ, đôi mắt sáng ngời hạnh phúc khi được thoải mái nô đùa trong giờ giải lao. Cả sân trường náo nhiệt vô cùng.
Tác dụng của dấu phẩy:
- Câu (1), (2), (3): Ngăn cách trạng ngữ và cụm chủ vị
- Câu (4): ngăn cách các danh từ (các bộ phận có cùng chức vụ trong chủ ngữ)
Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 8
Giờ ra chơi, sân trường em đông vui nhộn nhịp lắm. Các bạn học sinh nghĩ ra rất nhiều trò chơi vui nhộn trên sân như bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, nhảy vòng số 8, nhảy dây… Nhiều bạn thì chỉ thích ngồi tụm lại kể chuyện cho nhau nghe. Một vài bạn thì say sưa đọc sách dưới tán lá bàng. Lác đác dưới các gốc cây, các bạn nhỏ đang nhổ cỏ, tưới nước cho bồn hoa dưới gốc bàng.
Công dụng của dấu phẩy:
- Câu 1, 5: ngăn cách trạng ngữ và cụm chủ vị
- Câu 2: ngăn cách các danh từ đứng liền nhau
Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 9
Trên sân trường, các bạn học sinh đang tập bài thể dục giữa giờ. Theo tiếng nhạc, các bạn nhịp nhàng thực hiện từng động tác giúp giãn cơ cho cơ thể thoải mái sau hai tiết học. Tập thể dục xong, tất cả học sinh được tự do vui chơi trên trường. Có bạn chơi đá cầu, nhảy dây, có bạn chơi trốn tìm, bắn bi. Tiếng cười vui rộn ràng khắp sân trường.
Tác dụng của dấu phẩy:
- Câu 1, 2, 3, 4: dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ và cụm chủ vị
- Câu 5: dấu phảy ngăn cách hai cụm chủ vị trong câu và ngăn cách các danh từ đứng liền nhau
Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 10
Ngay khi tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên, các bạn học sinh liền ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Các bạn ấy nhanh chóng tụm lại thành từng nhóm nhỏ, rồi chọn vị trí thích hợp để vui chơi. Nhóm thì ngồi đọc sách, kể chuyện. Nhóm thì chơi đá cầu, nhảy dây, bắn bi, đuổi bắt. Tất cả khiến sân trường trở nên đông vui và nhộn nhịp hơn hẳn.
Tác dụng của dấu phẩy:
- Câu (1): Ngăn cách trạng ngữ và cụm chủ vị
- Câu (2), (3), (4): Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vị (trong vị ngữ)
Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 11
Tùng...tùng....tùng. Đó là tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi. Các bạn học sinh từ các lớp chạy ùa ra sân chơi như đàn ong vỡ tổ vậy. Mỗi bạn nhanh chóng tìm cho mình một góc sân để chơi các trò chơi lí thú và bổ ích. Giữa sân trường, các bạn nữ chơi trò bịt mắt bắt dê. Cuối sân trường, các bạn nam chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy dây. Dưới gốc bàng, một tốp học sinh đang xúm lại cùng nhau đọc quyển truyện còn dang dở. Riêng em, em thích chơi đánh chuyền. Bởi vậy, sau mỗi giờ ra chơi, em cùng các bạn nữ trong nhóm rủ nhau ra bóng râm của cây xà cừ chơi đánh chuyền....
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- ThúyThích · Phản hồi · 13 · 06/04/22
- TRUNG KIÊNThích · Phản hồi · 11 · 10/05/22
- TRUNG KIÊNThích · Phản hồi · 8 · 10/05/22