Địa lí 10 Bài 20: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản Soạn Địa 10 trang 70 sách Cánh diều
Giải bài tập SGK Địa lí 10 trang 70, 71 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 20 Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thuộc chương 9 Địa lý các ngành kinh tế.
Giải Địa lí 10 Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản giúp các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng của Bài 20 chương 9 trong sách giáo khoa. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giải Địa 10 Cánh diều Bài 20 trang 70, 71
Giải Luyện tập trang 71 Địa lí 10
Hãy cho biết vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đối với việc giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
Gợi ý đáp án
- Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có vai trò rất quan trọng đối với việc giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Đặc biệt là ngành lâm nghiệp.
- Trồng rừng và bảo vệ rừng là một trong những việc làm hết sức thiết thực để phát triển bền vững. Phát triển rừng là trọng yếu để bảo vệ môi trường.
+ Trồng rừng bảo vệ đất, nước và hạn chế sạt lở đất.
+ Bảo tồn nhiều loài gen quý hiếm, môi trường trú ẩn cho các loài sinh vật.
+ Rừng như lá phổi giúp lọc bụi bẩn và cung cấp oxy cho sự sống,…
+ Rừng cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, nghiên cứu và du lịch sinh thái,…
Giải Vận dụng trang 71 Địa lí 10
Hãy tìm hiểu về đất và các cây trồng chính ở địa phương em hoặc ở một địa phương khác của nước ta mà em biết.
Gợi ý đáp án
- Học sinh tìm hiểu thông tin qua sách, báo hoặc internet.
- Ví dụ:
+ Các tỉnh ở Tây Nguyên có đất badan -> Phát triển các cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, tiêu, điều,…
+ Thái Nguyên có đất feralit -> Phát triển mạnh cây chè và một số loại cây trồng mang tính chất cận nhiệt.