Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm học 2018 – 2019 Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình (Có đáp án) Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn
Eballsviet.com xin mời các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tham khảo Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm học 2018 – 2019 Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình (Có đáp án). Thông qua việc ôn tập với đề thi này sẽ giúp các bạn chủ động hệ thống lại kiến thức của môn văn, đánh giá năng lực bản thân và có hướng ôn luyện phù hợp cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH | ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 CHO HỌC SINH LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2017-2018 |
(Đề thi có 01 trang) | Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
… “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.”…
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn năm 2012)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định câu chủ đề của đoạn văn?
Câu 2 (0,5 điểm): Xét về cấu tạo ngữ pháp, các câu: “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Sử dụng cấu trúc “Nếu …thì” trong những câu văn “Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?” có tác dụng gì?
Câu 4 (2,0 điểm): Theo em, tại sao“Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày”? Để vươn lên từng ngày em cần làm gì?
Phần II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm)
Hãy kể một kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời học sinh của em. Từ kỷ niệm này, em rút ra bài học bổ ích gì cho bản thân?
----------------o0o--------HẾT----------o0o------------
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ, tên thí sinh: ..............................................................................................
Số báo danh: ...............................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
Phần/Câu | Đáp án | Điểm | |
Phần I | Câu 1 (0,5 điểm) | Câu chủ đề: “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.” | 0,5 |
Câu 2(0,5 điểm) | - Các câu “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu rút gọn. | 0,5 | |
Câu 3 (1,0 điểm) | Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lý; giám khảo tham khảo những gợi ý sau để đánh giá câu trả lời: | ||
Việc sử dụng cấu trúc nhằm nhấn mạnh các ý sau: | |||
- Xã hội phân công nhiệm vụ rất rõ ràng người lao động trí óc – người lao động chân tay; | 0,25 | ||
- Bất cứ một công việc nào, con người nào cũng đều có những vai trò nhất định để góp phần giúp ích cho cuộc sống và xây dựng xã hội; | 0,25 | ||
- Thái độ trân trọng nghề nghiệp, trân trọng con người. | 0,5 | ||
Câu 4 (2,0 điểm) | Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục. Giám khảo tham khảo những gợi ý sau để đánh giá câu trả lời | ||
- Chúng ta cần vươn lên từng ngày vì: | |||
+ Cuộc sống luôn vận động và phát triển đòi hỏi con người phải có ý thức sống tích cực; | 0,5 | ||
+ Vươn lên trong cuộc sống để khẳng định giá trị sống của bản thân, hoàn thành vai trò trách nhiệm công dân trong việc xây dựng và phát triển đất nước. | 0,5 | ||
- Để vươn lên từng ngày cần phải: | |||
+ Có ý thức sống: Tôn trọng bản thân và xã hội; | 0,25 | ||
+ Tích cực học tập, có tinh thần học hỏi, trau dồi các chuẩn mực đạo đức, kỹ năng sống; | 0,25 | ||
+ Có nghị lực, bản lĩnh vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống; | 0,25 | ||
+ Có ước mơ, mục tiêu sống tốt đẹp. | 0,25 | ||
II. Yêu cầu chi tiết | |||
1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu kỷ niệm. | 0,5 | ||
2. Thân bài | 5,0 | ||
- Kể kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời học sinh: | |||
+ Kể hoàn cảnh (tình huống) dẫn đến kỷ niệm. | 0,5 | ||
+ Kể diễn biến kỷ niệm sâu sắc (kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để câu chuyện kể sinh động, giàu cảm xúc). | 1,5 | ||
+ Kết thúc sự việc (kỷ niệm) | 0,5 | ||
- Rút ra bài học bổ ích: | |||
+ Bài học nhận thức. | 1,0 | ||
+ Bài học hành động. | 1,0 | ||
+ Lời nhắn nhủ đến các bạn. | 0,5 | ||
3. Kết bài: Kết thúc câu chuyện, bộc lộ ấn tượng sâu đậm. | 0,5 |
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.