Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2013 tỉnh Đồng Tháp - Môn Hóa học (Có đáp án) Sở GD&ĐT Đồng Tháp

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐỒNG THÁP
(Đề thi chính thức)

KỲ THI DIỄN TẬP TỐT NGHIỆ THPT NĂM 2013
MÔN THI: HÓA HỌC - Giáo dục THPT
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

Mã đề: 109

Cho biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố là: H=1, C=12, O=16, N=14, Br=80, Cl=35,5; Al=27, K=39, Mg=24, Ba=137, Cu=64, Be=9, Na=23, S=32, Ca=40, Fe=56, Zn=65, Mn=55, Ag=108, Pb=207

I. Phần chung cho tất cả các thí sinh (32 câu, từ câu 1 đến câu 32)

Câu 1: Cho dãy các chất: Al(OH)3, Al2O3, Al2(SO4)3, AlCl3, Al(NO3)3, Ca(HCO3)2, CaCO3. Số chất lưỡng tính trong dãy là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 3

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 14,8g este X đơn chức thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,8g H2O. Công thức phân tử X là:
A. C2H4O2 B. C3H6O2 C. C5H10O2 D. C4H8O2

Câu 3: Cho 20 (g) amin đơn chức (X) phản ứng hoàn toàn với HCl (dư) thu được 30 (g) muối. Công thức của (X) là:
A. C3H9N B. CH5N C. C4H11N D. C2H7N

Câu 4: Anilin và Glyxin đều phản ứng được với dung dịch:
A. HCl B. NaOH C. NaCl D. Na2CO3

Câu 5: Xenlulozơ thuộc loại
A. polisaccarit B. monosaccarit C. đisaccarit D. lipit

Câu 6: Cho các chất: Anilin, Alanin, Glyxin, Axit axetic. Số chất có tính lưỡng tính
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3

Câu 7: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc và đồng thời có phản ứng với Cu(OH)2, nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam?
A. Saccarozơ B. Tinh bột C. Xenlulozơ D. Glucozơ

Câu 8: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Tính dẫn điện B. Tính cứng C. Tính dẫn nhiệt D. Tính dẻo

Câu 9: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit: CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, Zn, Mg B. Cu, Fe, ZnO, MgO
C. Cu, Fe, Zn, MgO D. Cu, FeO, ZnO, MgO

Câu 10: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (như H2O) gọi là phản ứng
A. trao đổi B. trùng hợp C. nhiệt phân D. trùng ngưng

Câu 11: Nguyên tử kim loại có cấu hình electron 1s22s22p63s1
A. K B. Mg C. Na D. Li

Câu 12: Kim loại không tác dụng với HNO3 đặc, nguội là
A. Fe, Cr, Al B. Zn, Al, Fe C. Mg, Al, Cr D. Mg, Fe, Al

Câu 13: Chất không phải là chất béo
A. tristearin B. triolein C. tripanmitin D. trimetylamin

Câu 14: Hòa tan 10g hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ thu được 1,12 lít H2 (đktc). Khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp là
A. 2,8g B. 7,2g C. 1,6g D. 5,6g

Câu 15: Trường hợp nào sau đây kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
A. Cho kim loại Zn nguyên chất vào dung dịch HCl
B. Thép cacbon để trong không khí ẩm
C. Đốt dây Fe nguyên chất trong O2 không khí
D. Cho kim loại Cu nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng

Câu 16: Đặc điểm của phản ứng thủy phân este trong dung dịch kiềm là
A. phản ứng không thuận nghịch B. phản ứng thuận nghịch
C. phản ứng cho nhận electron D. phản ứng este hóa

Câu 17: Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử
A. chứa nhóm amino và hydroxi B. chứa nhóm amino và cacboxyl
C. chỉ chứa nhóm cacboxyl D. chỉ chứa nitơ và cacbon

Câu 18: Nung hỗn hợp kim loại X với bột oxit sắt xảy ra phản ứng, ứng dụng của phản ứng này để hàn đường ray. Kim loại X là:
A. Ca B. K C. Al D. Fe

Câu 19: Cho 4,6g kim loại kiềm M tác dụng với lượng H2O (dư) sinh ra 2,24 lít H2 (đktc). Kim loại M là:
A. Na B. Cs C. Li D. K

Câu 20: Cho dãy các chất: Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, FeCl2, Fe2(SO4)3. Số chất chỉ có tính oxi hóa:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 21: Trộn 5,4g Al với 4,8g Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng thu được m(g) hỗn hợp rắn. Giá trị m là?
A. 2,24g B. 10,2g C. 4,08g D. 0,224g

Câu 22: Tính chất hóa học đặc trưng của K2Cr2O7
A. tính oxi hóa B. tính bazơ C. tính axit D. tính khử

Câu 23: Cho các chất: CO, CO2, H2S, SO2, CFC. Số chất gây ô nhiễm không khí là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 24: Hóa chất làm mềm nước cứng tạm thời
A. NaCl B. HCl C. CaCl2 D. Na2CO3

Câu 25: Dung dịch phản ứng được với dung dịch CaCl2 và dung dịch MgCl2 là:
A. HCl B. KCl C. KNO3 D. K2CO3

Câu 26: Dãy các chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi giảm dần?
A. HCOOCH3, C2H5OH, CH3COOH B. C2H5OH, CH3COOH, HCOOCH3
C. CH3COOH, C2H5OH, HCOOCH3 D. CH3COOH, HCOOCH3, C2H5OH

Câu 27: Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa hỗn hợp FeCl2 và CrCl3, thu được kết tủa X. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được rắn Y. Vậy Y là
A. FeO B. ZnO C. Fe2O3 D. Fe2O3 và Cr2O3

Câu 28: Nhận định nào sau đây là không đúng:
A. CrO là một oxit bazơ B. Cr2O3 là một oxit lưỡng tính
C. CrO là một oxit axit D. CrO là một oxit bazơ

Câu 29: Cho Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3, Cr2O3, CrO, Cr(OH)3, CrSO4, Cr(OH)2. Số chất vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH là:
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6

Câu 30: Số đồng phân amin bậc 2 ứng với công thức phân tử C3H9N là:
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2

Câu 31: Chất X vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng được với dung dịch brom tạo kết tủa. Chất X là:
A. anilin B. alanin C. axit aminoaxetic D. valin

Câu 32: Thép là hợp kim của Fe chứa thành phần % theo khối lượng cacbon là:
A. 2 – 10% B. 2 – 5% C. 0,01 – 2% D. 0,01 – 5%

II. Phần riêng – Phần tự chọn (8 câu)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B)

A. Theo chương trình chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)

Câu 33: Kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch
A. Na, Cu B. Ag, Ca C. Cu, Ag D. K, Ag

Câu 34: Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột (hiệu suất quá trình lên men đạt 80%) thì khối lượng ancol etylic thu được là:
A. 300 kg B. 295,3 kg C. 350 kg D. 290 kg

Câu 35: Polime nào sau đây không phải là tơ?

Câu 36: Có các dung dịch riêng biệt sau: CuSO4 (1); FeCl3 (2); Al2(SO4)3 (3). Fe có thể phản ứng với các dung dịch:
A. (1) và (2) B. (1) và (3) C. (2) và (3) D. (1) (2) (3)

Câu 37: Trong phân tử hợp chất hữu cơ nào sau đây có liên kết peptit?
A. Xenlulozơ B. Lipit C. Protein D. Glucozơ

Câu 38: Nhỏ từ từ dung dịch X vào dung dịch K2CrO4 thì màu dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam. Vậy X là
A. KOH B. H2SO4 loãng C. NaCl D. NaOH

Câu 39: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol?
A. Fructozơ B. Saccarozơ C. Etyl axetat D. Tristearin

Câu 40: Thuốc thử phân biệt 3 dung dịch NaCl, MgCl2, AlCl3 là:
A. AgNO3 dư B. HCl dư C. H2SO4 dư D. NaOH dư

B. Theo chương trình nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48)

Câu 41: Nhôm hidroxit thu được từ cách nào sau đây?
A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch Natri aluminat
B. Thổi khí CO2 vào dung dịch Natri aluminat
C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
D. Cho Al2O3 tác dụng với H2O

Câu 42: Thứ tự độ dẫn điện giảm dần:
A. Ag, Cu, Al, Fe B. Cu, Ag, Al, Fe C. Cu, Ag, Fe, Al D. Ag, Cu, Fe, Al

Câu 43: Khối lượng KMnO4 cần dùng để oxi hóa hết 0,25 mol FeSO4 trong dung dịch có H2SO4 làm môi trường là:
A. 35,9 B. 39,5 C. 9,7 g D. 7,9 g

Câu 44: Chất tác dụng với HNO2 ở nhiệt độ thường giải phóng nitơ là
A. CH3OH B. C2H5NH2 C. CH3COOH D. CH3CHO

Câu 45: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:
A. poli(metyl metacrylat) B. Poli(etilen terephtalat)
C. Tơ nilon – 7 D. Tơ nilon – 6,6

Câu 46: Kim loại dùng để nhận biết các dung dịch riêng biệt: (NH4)2SO4, NH4NO3, FeCl2, FeCl3, ZnCl2 là:
A. Na B. K C. Ba D. Cu

Câu 47: Phenyl axetat được điều chế từ
A. Phenol và metanol B. Phenol và axit axetic
C. Phenol và etanol D. Phenol và anhidrit axetic

Câu 48: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành ancol. Biết ancol nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, ancol bị hao hụt mất 10%, thể tích ancol 40o thu được là:
A. 2300,0 ml B. 2785,0 ml C. 2875,0 ml D. 3194,4ml

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Nguyễn Thu Ngân
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm