Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh - Lần 1 (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử năm 2018

Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh - Lần 1 (Có đáp án) được Eballsviet.com tổng hợp đăng tải ngay sau đây. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 tại Eballsviet.com để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

(Đề thi có 05 trang)

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I
Năm học 2017-2018

MÔN:LỊCH SỬ- Khối C

Thời gian làm bài: 50 phút;

(40 câu trắc nghiệm)

Ngày thi 04 tháng 3 năm 2018

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................

Câu 1: Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) vì:

A. không tham gia khối Đồng minh chống phát xít.

B. ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít.

C. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.

D. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập.

Câu 2: Ý nào sau đây là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. chi phí cho quốc phòng thấp.

B. áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất

C. lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.

D. yếu tố con người được coi là vốn quý nhất.

Câu 3: Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/1/1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây ?

A. Phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân.

B. Phải biết phân hóa, cô lập kẻ thù.

C. Nhân nhượng có giới hạn, có nguyên tắc.

D. Mềm dẻo trong sách lược đấu tranh.

Câu 4: Sai lầm cơ bản cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của cuộc vận động Duy tân (do Phan Châu Trinh lãnh đạo) là:

A. Không nhận thức đúng về bản chất của chủ nghĩa đế quốc

B. Chưa có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt

C. Không xác định được kẻ thù chủ yếu của dân tộc là Pháp

D. Nội dung cải cách không gần với nhân dân

Câu 5: Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc Việt Nam có viết: “Hỡi quốc dân đồng bào! …Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục …”. Đoạn trích trên cho biết:

A. thời cơ cách mạng đã chín muồi. B. Cách mạng tháng Tám đã thành công.

C. thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu. D. thời cơ cách mạng đang đến gần.

Câu 6: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 – 1975) đã buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Pari?

A. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972.

B. Chiến thắng trong mùa khô 1966 - 1967.

C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.

D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

Câu 7: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tôc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ Quốc”. Đoạn trích trên đây trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện nội dung nào của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta ?

A. Toàn diện kháng chiến. B. Toàn dân kháng chiến.

C. Trường kì kháng chiến. D. Tự lực cánh sinh.

Câu 8: Cố gắng cao nhất của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương được thể hiện qua kế hoạch quân sự nào?

A. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi. B. Kế hoạch Nava.

C. Kế hoạch Rơve. D. Kế hoạch Bôlae.

Câu 9: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?

A. Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược.

B. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có được môi trường hòa bình.

C. Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh.

D. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược.

Câu 10: Sự khác nhau cơ bản nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên so với Việt Nam Quốc dân đảng là

A. đối tượng cách mạng đánh đổ. B. khuynh hướng cách mạng.

C. thành phần tham gia. D. địa bàn hoạt động.

Câu 11: Những thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)?

A. Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 -1954 và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.

B. Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954.

C. Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

D. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 12: Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác là:

A. Công nhân đồn điền cao su Phú Riềng bãi công (1929).

B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện “vô sản hóa” (1928).

C. Công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng bãi công (1928).

D. Công nhân Ba Son bãi công (8-1925).

Câu 13: Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 vì:

A. đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước.

B. đã khẳng định quyền làm chủ của nông dân.

C. đây là một hình thức chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân.

D. đã đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

Câu 14: Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng trong thời kì chống Mĩ cứu nước:

A. Thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam

C. Đồng thời thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

D. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng tư sản ở miền Nam

Câu 15: Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.

1. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) 2. Phong trào "Đồng khởi".

3. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa). 4. Chính quyền Ngô Đình Diệm bị sụp đổ.

A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 2, 4. C. 1, 4, 2, 3 . D. 2, 1, 4, 3.

Câu 16: Trong các nội dung sau, nội dung nào không nằm trong hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954?

A. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình.

B. Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người đã ký kết và những người kế tục nhiệm vụ của họ.

C. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7/1956.

D. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm