Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT chuyên Đại học Vinh, Nghệ An (Có đáp án) Đề minh họa THPT Quốc gia 2018 môn Hóa

Ngày thi ngày một đang đến gần. Hãy chăm chỉ cùng Eballsviet.com tham khảo tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT chuyên Đại học Vinh, Nghệ An có đáp án chi tiết kèm theo được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT chuyên Đại học Vinh, Nghệ An là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Hóa học chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Toán trường THPT Hương Khê - Hà Tĩnh lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT Chuyên Quốc Học Huế - Lần 1

Đề thi thử THPT môn Hóa học năm 2018

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 - LẦN I

Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 41: Crom(III) hiđroxit có màu gì?
A. Màu vàng.B. Màu lục xám.C. Màu đỏ thẫm.D. Màu trắng.
Câu 42: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Ag?
A. Fe(NO3)2.B. HNO3 đặc.C. HCl.D. NaOH.
Câu 43: Dung dịch của chất nào dưới đây có môi trường axit?
A. NH4Cl.B. Na2CO3.C. Na3PO4.D. NaCl.
Câu 44: Chất nào sau đây làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời?
A. HCl.B. NaCl.C. Na2CO3.D. NH4NO3.
Câu 45: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh ra kết tủa?
A. KHCO3.B. KOH.C. NaNO3.D. Na2SO4.
Câu 46: Chất nào sau đây có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất?
A. CH3COOH.B. C6H6.C. C2H4.D. C2H5OH.
Câu 47: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Ca.B. Fe.C. Na.D. Al.
Câu 48: Công thức hóa học của tristearin là

A. (C15H31COO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5.

C. (C17H31COO)3C3H5. D. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 49: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al(NO3)3. B. NaHCO3. C. Al. D. MgCl2.

Câu 50: Vào năm 1832, phenol (C6H5OH) lần đầu tiên được tách ra từ nhựa than đá. Phenol rất độc. Khi con người ăn phải thực phẩm có chứa phenol có thể bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, thậm chí tử vong. Ở dạng lỏng, phenol không có khả năng phản ứng với

A. KCl. B. nước brom. C. dung dịch KOH đặc. D. kim loại K.

Câu 51: Ở nhiệt độ cao, cacbon không tác dụng trực tiếp với chất nào sau đây?

A. H2SO4đặc. B. KClO3 . C. Cl2. D. Mg.

Câu 52: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp?

A. Tơ visco. B. Tơ tằm. C. Tơ lapsan. D. Tơ nilon-6,6.

Câu 53: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, K và Ba vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 5,04 lít H2 (đktc). Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được 29,475 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là

A. 13,50. B. 21,49. C. 25,48. D. 14,30.

Câu 54: Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm MgO, Al, Zn và Fe trong dung dịch HNO3 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa NH4NO3) và hỗn hợp khí Z gồm 0,1 mol NO; 0,05 mol N2. Số mol HNO3 đã bị khử là

A. 1,20. B. 1,00. C. 0,20. D. 0,15.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm