Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học Trường THCS Chuyên Trần Phú, Hải Phòng Đề thi thử THPT môn Hóa học năm 2018
Ngày thi ngày một đang đến gần. Hãy chăm chỉ cùng Eballsviet.com xin tham khảo tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học Trường THCS Chuyên Trần Phú, Hải Phòng có đáp án kèm theo được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học Trường THCS Chuyên Trần Phú, Hải Phòng là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Hóa học chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.
Đề thi thử THPT môn Hóa học năm 2018
SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG (Đề thi có 04 trang) | ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: HÓA HỌC Ngày thi:...../12/2017 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (40 câu trắc nghiệm, từ câu 41 đến câu 80) |
Họ, tên thí sinh:.......................................................................................
Số báo danh:............................................................................................
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu – Giám thị coi thi không phải giải thích gì thêm)
Cho: H = 1; C = 12; O =16; S = 32; N = 14; P = 15; F = 19; Cl = 35,5; Br = 80 ; I = 127; Li = 7; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Ba = 137; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Al = 27; Cu = 64; Ag = 108
Câu 41: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là
A.CH3COOH. B. CH3NH2. C. CH3COOC2H5. D. C2H5OH.
Câu 42: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Zn và ZnO với tỉ lệ tương ứng 4:3 vào dung dịch chứa 1,62 mol HCl và 0,19 mol NaNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và hỗn hợp khí Z gồm hai khí, trong đó có một khí hóa nâu được trong không khí, tỉ khối của Z đối với He bằng 6,1. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 103,55. B. 107,92 . C. 99,70 . D. 103,01.
Câu 43: Cho CH3CH2CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được
A. CH3CH2OH. B. CH3CH2CH2OH . C. CH3COOH. D. CH3OH.
Câu 44: Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch H2SO4 phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2.
(2) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.
(3) Cho Ba vào dung dịch NaHSO3.
(4) Cho Mg vào dung dịch NaHSO4.
(5) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(6) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm vừa có khí bay ra vừa có kết tủa là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 45: Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có
A. nhóm chức ancol. B. nhóm chức anđehit.
C. nhóm chức xeton. D. nhóm chức axit.
Câu 46: Một vật làm bằng hợp kim Zn-Fe đặt trong không khí ẩm sẽ bị ăn mòn điện hoá. Các quá trình xảy ra tại các điện cực là:
A. Anot: Fe →Fe2++ 2e và Catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH-.
B. Anot: Zn →Zn2++ 2e và Catot: Fe2+ + 2e → Fe.
C. Anot: Fe →Fe2++ 2e và Catot: 2H+ + 2e → H2.
D. Anot: Zn →Zn2++ 2e và Catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH-.
Câu 47: Cho m gam bột Fe vào 200ml dung dịch hỗn hợp A chứa H2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M. Khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thoát ra khí NO và 0,75m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là
A. 33,6. B. 56. C. 43,2. D. 32.
Câu 48: Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt, có khả cho gần 90% ánh sáng truyền qua nên được sử dụng làm kính ô tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm,.... Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là
A. poli acrilonitrin. B. poli(hexametylen ađipamit).
C. poli(etylen terephtalat). D. poli(metyl metacrylat).
Câu 49: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn gồm Fe3O4 (1,2x mol) và Cu (x mol) vào dung dịch HCl (vừa đủ), kết thúc phản ứng chỉ thu được dung dịch X. Thêm dung dịch chứa 7,6 gam MgCl2 vào X, được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y đến khi nước bắt đầu điện phân ở anot thì ngừng điện phân, khi đó khối lượng dung dịch Y giảm 71,12 gam. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là
A. 68,24 gam. B. 73,92 gam. C. 60,64 gam. D. 54,80 gam.
Câu 50: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm canxi cacbua và nhôm cacbua trong dung dịch HCl thu được hỗn hợp khí gồm
A. C2H2và CH4. B. CH4và H2. C. CH4 và C2H6. D. C2H2 và H2.
Câu 51: Khi cho kim loại tác dụng với HNO3 thì không thể tạo ra hợp chất
A. NH4NO3. B. NO. C. N2O5. D. NO2.
Câu 53: Hỗn hợp X gồm anđehit Y, axit cacboxylic Z và este T (Z và T là đồng phân). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,625 mol O2, thu được 0,525 mol CO2 và 0,525 mol nước. Cho một lượng Y bằng lượng Y có trong 0,2 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau phản ứng được m gam Ag (hiệu suất phản ứng 100%). Giá trị của m là
A. 64,8. B. 16,2. C. 32,4. D. 21,6.
Câu 54: Dãy các chất nào sau đây làm nhạt (mất) màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là
A. etilen, axetilen, butađien. B. benzen, toluen, stiren.
C. benzen, etilen, axetilen . D. toluen, buta-1,2-đien, propin.
Câu 55: Cho các nhận định sau:
(1) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glyxerol.
(2) Đốt cháy hoàn toàn axit oxalic thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(3) Ở điều kiện thường, glyxylglyxin hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức màu tím.
(4) Các a-aminoaxit đều có tính lưỡng tính.
Số nhận định đúng là
A. 1 . B . 4. C. 3. D. 2.
Câu 56: Quặng boxit dùng để sản xuất kim loại
A. Cu. B. Al. C Na. D. Mg.
Câu 57: Để nhận biết ion NH4+ trong dung dịch, thuốc thử cần dùng là
A. dung dịch H2SO4 . B. dung dịchNaNO3.
C. dung dịch NaOH. D. dung dịch NH3.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết