Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 3 bộ Chân trời sáng tạo (10 môn) Đáp án tập huấn sách giáo khoa lớp 3

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 3 bộ Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo đáp án 10 câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình tập huấn thay SGK lớp 3 mới, để nhanh chóng hoàn thiện bài tập cuối khóa của mình.

Với Đáp án trắc nghiệm tập huấn sách giáo khoa lớp 3 của 10 môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và xã hội, Âm nhạc, Công nghệ, Đạo đức, Giáo dục thể chất, Mĩ thuật, Tin học, Hoạt động trải nghiệm.... thầy cô sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trả lời câu hỏi của mình. Mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Đáp án tập huấn SGK Toán 3 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Mục tiêu của môn Toán lớp 3 Chương trình năm 2018 chú trọng điều gì?

A. Kiến thức, kĩ năng toán học cơ bản ban đầu.
B. Hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực đặc thù.
C. Dạy học tích hợp.

D. Phát triển song song hai nhánh theo định hướng tích hợp: Kiến thức, kĩ năng toán học cơ bản ban đầu; Hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực đặc thù.

Câu 2: Nội dung các bài trong sách Toán 3 giúp cho việc hình thành và phát triển các phẩm chất nào đối với môn Toán?

A. Chăm chỉ– Trung thực.
B. Chăm chỉ– Trung thực – Trách nhiệm.
C. Nhân ái -Chăm chỉ– Trung thực - Trách nhiệm.
D. Yêu nước - Nhân ái -Chăm chỉ - Trung thực – Trách nhiệm.

Câu 3: Chương trình Toán 3 năm 2018 gồm các tuyến (mạch) kiến thức nào?

A. Ba tuyến kiến thức: Số và Phép tính-Hình học - Đo lường.
B. Ba tuyên kiến thức: Số và Phép tính-Hình học và Đo lường - Một số yếu tố Thống kê và Xác suất.
C. Bốn tuyến kiến thức: Số và Phép tính – Hình học - Đo lường - Giải toán.
D. Năm tuyến kiến thức: Số và Phép tính - Hình học - Đo lường - Giải toán- Một số yếu tố Thống kê và

Câu 4: Mỗi bài trong sách Toán 3 được biên soạn để dạy trong mấy tiết?

A. 1 tiết.
B. 2 tiết
C. 3 tiết

D. Có thể 1 hoặc nhiều tiết

Câu 5: Quan điểm của sách Toán 3 về việc học sinh học thuộc các bảng chia như thế nào?

A. Nhất thiết phải thuộc ngay các bảng.
B. Cuối học kì 1 phải thuộc các bảng.
C. Khuyến khích thuộc bảng, nếu khó khăn thì không nhất thiết phải thuộc.
D. Không cần học thuộc bảng.

Câu 6: Học sinh cần đạt được yêu cầu gì khi học khối lập phương, khối hộp chữ nhật?

A. Nhận dạng được khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
B. Nhận biết được một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh của khối lập phương, khối hộp chữ nhật
C. Nhận biết được một số yếu tố cơ bản như đình, cạnh, mặt của khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
D. Nhận biết được một số yếu tố cơ bản và vẽ được khối lập phương, khối hộp chữ nhật trên lưới kẻ ô Vuông.

Câu 7: Chương trình môn Toán cấp tiểu học không có tuyến kiến thức Giải toán, vậy nội dung Giải toán có cần thiết phải dạy ở lớp 3 hay không?

A. không cần thiết phải dạy giải Toán
B. Dạy cũng được không dạy cũng được
C. Có dạy, tuy nhiên không cần quan tâm
D. Giải toán là một bộ phận của GQVĐ, việc dạy giải toán phải được quân tâm đúng mức.

Câu 8: Khi dạy về số và phép tính, học sinh cần sử dụng những thiết bị học tập nào?

A. Các khối lập phương và các thẻ số như SGK
B. Dùng que tính và các bộ hình ảnh que tính
C. Dùng các vật thay thế nắp chai, hòn sỏi
D. Cả ba ý trên đều đúng

Câu 9: Các đối tượng học sinh nào sẽ thực hiện mục Vui học, Khám phá, Thử thách?

A. Học sinh giỏ
B. Học sinh Giỏi - Khá
C. Học sinh Giỏi - Khá - Trung bình
D. Khuyến khích toàn bộ học sinh trong lớp thực hiện tuy nhiên không ép buộc tất cả các em phải hoàn thành

Câu 10: Trong quá trình dạy học Toán 3, nếu xuất hiện các khó khăn thì GV phải giải quyết như thế nào?

A. Trao đổi ý kiến trong nhóm chuyên môn
B. Tham khảo ý kiến của các giáo viên nhiều kinh nghiệm
C. Tham khảo ý kiến của các tác giả viết SGK
D. Cả 3 ý trên đều đúng

Đáp án tập huấn SGK Tự nhiên và xã hội sách Chân trời sáng tạo

Câu 1: SGK Tự nhiên và Xã hội 3 (bộ sách Chân trời sáng tạo) được viết dựa trên những nguyên tắc cơ bản nào?

A. Đảm bảo tính khoa học, tính đồng tâm, tính tích hợp tính thực tiễn và phát triển năng lực.
B. Đảm bảo tính khoa học và xã hội hoá.
C. Đảm bảo tập trung phát triển năng lực khoa học.
D. Đảm bảo tính khoa học và phù hợp với học sinh ở một khu vực vùng miền nhất định.

Câu 2: Cấu trúc bài học SGK Tự nhiên và Xã hội 3 (bộ sách Chân trời sáng tạo) có điểm gì khác so với sách Tự nhiên và Xã hội 1,2?

A. Xuất hiện dạng bài ôn tập cuối mỗi chủ đề.
B. Xuất hiện bài đọc thêm và tăng cường các dạng bài thực hành, trải nghiệm.
C. Xuất hiện Bảng tra cứu thuật ngữ cuối cuốn sách.
D. Xuất hiện thông tin bổ sung, mở rộng

Câu 3. Trong SGK Tự nhiên và Xã hội 3 (bộ sách Chân trời sáng tạo), tính tích hợp liên môn được thể hiện ở:

A. Nội dung giáo dục kĩ năng sống
B. Từ khoá cuối bài
C. Cấu trúc và nội dung các bài học
D. Sự lặp lại và nâng cao dần của các chủ đề.

Câu 4. Các bài học trong sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 3 được chia thành mấy nhóm dạng bài cơ bản:

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 5. Mục đích cơ bản của dạng bài Thực hành, trải nghiệm trong sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 3 là gì?

A. Bổ sung thêm kiến thức mới cho học sinh.
B. Củng cố, ôn tập kiến thức, kĩ năng của cả chủ đề
C. Hình thành năng lực nhận thức, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội xung quanh.
D. Tăng cường vốn sống, phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh.

6. Khi dạy các bài học trong SGK Tự nhiên và Xã hội 3 (bộ sách Chân trời Sáng tạo), giáo viên nên lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học theo các định hướng cơ bản nào?

A. Tăng cường tổ chức cho học sinh được quan sát tranh ảnh trong SGK.
B. Tổ chức cho học sinh được tương tác nhiều hơn với sách giáo khoa để đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội.
C. Tuân thủ đúng quy trình tổ chức và các hoạt động học tập được thể hiện trong SGK.
D. Lựa chọn và phối hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau theo hướng tương tác, trải nghiệm, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của từng trường, địa phương.

Câu 7. Ngoài phần mở đầu và phần kết bài học, phần nội dung chính trong cấu trúc một bài học của SGK Tự nhiên và Xã hội 3 (bộ sách Chân trời sáng tạo) bao gồm:

A. Yêu cầu cần đạt và hoạt động khởi động
B. Hoạt động phát triển NL nhận thức khoa học, năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên, XH xung quanh và hoạt động phát triển NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
C. Từ khoá cuối bài
D. Nội dung Em cần biết

Câu 8. Khi sử dụng SGK Tự nhiên và Xã hội 3 (bộ sách Chân trời Sáng tạo), giáo viên có thể thay đổi nội dung các hoạt động dạy học trong một bài hoặc thứ tự các bài học trong một chủ đề được không? Vì sao?

A. Không, vì sẽ ảnh hưởng đến logic tiến trình phát triển năng lực khoa học cho học sinh trong các bài học.
B. Không, vì nội dung sách giáo khoa là pháp lệnh cần phải theo.
C. Được, vì sách giáo khoa được biên soạn theo hướng mở.
D. Không, vì các hoạt động trong bài học của SGK đã được biên soạn phù hợp với mọi đối tượng học sinh.

Câu 9. Giáo viên có thể đưa ra phần nội dung Em cần biết trong SGK Tự nhiên và Xã hội 3 (bộ sách Chân trời Sáng tạo) vào lúc nào trong bài học?

A. Sau hoạt động Hình thành, phát triển NL nhận thức, tìm hiểu.
B. Linh hoạt tuỳ bài học, có thể sau hoạt động Hình thành, phát triển NL nhận thức, tìm hiểu hoặc sau hoạt động Hình thành, phát triển NL vận dụng KT, KN đã học.
C. Sau hoạt động Hình thành, phát triển NL vận dụng KT, KN đã học.
D. Sau phần Từ khoá của bài học.

Câu 10. Các nhóm hoạt động cơ bản của dạng bài thực hành, trải nghiệm trong SGK Tự nhiên và Xã hội 3 là:

A. Hoạt động quan sát; hoạt động thực hành.
B. Hoạt động chuẩn bị; Hoạt động quan sát, trải nghiệm; Hoạt động báo cáo, tổng kết.
C. Hoạt động chuẩn bị; Hoạt động phân công nhiệm vụ; Hoạt động quan sát, trải nghiệm; Hoạt động báo cáo, tổng kết.
D. Hoạt động chuẩn bị; Hoạt động phân công nhiệm vụ; Hoạt động quan sát, trải nghiệm.

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo

STT

Câu hỏi đánh giá

1

SGK Tiếng Việt 3 được cấu trúc như thế nào?

A. Tập một: 8 chủ điểm, dạy – học trong 18 tuần (16 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)

Tập hai: 8 chủ điểm, dạy – học trong 17 tuần (15 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)

B. Tập một: 8 chủ điểm, dạy – học trong 18 tuần (17 tuần bài mới + 1 tuần ôn tập)

Tập hai: 8 chủ điểm, dạy – học trong 17 tuần (16 tuần bài mới + 1 tuần ôn tập)

C. Tập một: 8 chủ điểm, dạy – học trong 18 tuần (16 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)

Tập hai: 7 chủ điểm, dạy – học trong 17 tuần (15 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)

D. Tập một: 8 chủ điểm, dạy – học trong 18 tuần (17 tuần bài mới + 1 tuần ôn tập)

Tập hai: 7 chủ điểm, dạy – học trong 17 tuần (16 tuần bài mới + 1 tuần ôn tập)

2

Một chủ điểm trong SGK Tiếng Việt 3 gồm bao nhiêu bài học? Mỗi bài học dạy trong bao nhiêu tiết?

A. 2 bài học (bài 1 dạy trong 4 tiết, bài 2 dạy trong 3 tiết)

B. 4 bài học (mỗi bài đều dạy trong 3,5 tiết)

C. 4 bài học (bài 1 và bài 2 dạy trong 4 tiết, bài 3 và bài 4 dạy trong 3 tiết)

D. 4 bài học (bài 1 và bài 3 dạy trong 4 tiết, bài 2 và bài 4 dạy trong 3 tiết)

3

Hoạt động Khám phá và luyện tập trong bài học 4 tiết có những nội dung gì?

A. 1. Đọc (tuần lẻ: truyện, tuần chẵn: thơ)

2. Viết (tuần lẻ: chính tả, tuần chẵn: tập viết)

3. Luyện từ và câu

B. 1. Đọc (tuần lẻ: thơ, tuần chẵn: truyện)

2. Viết (tuần lẻ: chính tả, tuần chẵn: tập viết)

3. Luyện từ và câu

C. 1. Đọc (tuần lẻ: thơ, tuần chẵn: truyện)

2. Viết (tuần lẻ: tập viết, tuần chẵn: chính tả)

3. Luyện từ và câu

D. 1. Đọc (tuần lẻ: truyện, tuần chẵn: thơ)

2. Viết (tuần lẻ: tập viết, tuần chẵn: chính tả)

3. Luyện từ và câu

4

Hoạt động Khám phá và luyện tập trong bài học 3 tiết ở tuần lẻ và tuần chẵn khác nhau ra sao?

A. Tuần lẻ: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản thông tin ⇒ 2. Nói và nghe: Kể chuyện ⇒ 3. Viết sáng tạo

Tuần chẵn: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản miêu tả ⇒ 2. Nói và nghe: Hỏi – đáp tương tác ⇒ 3. Viết sáng tạo

B. Tuần lẻ: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản thông tin ⇒ 2. Nói và nghe: Hỏi – đáp tương tác ⇒ 3. Viết sáng tạo

Tuần chẵn: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản miêu tả ⇒ 2. Nói và nghe: Kể chuyện ⇒ 3. Viết sáng tạo

C. Tuần lẻ: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản miêu tả ⇒ 2. Nói và nghe: Hỏi – đáp tương tác ⇒ 3. Viết sáng tạo

Tuần chẵn: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản thông tin ⇒ 2. Nói và nghe: Kể chuyện ⇒ 3. Viết sáng tạo

D. Tuần lẻ: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản miêu tả ⇒ 2. Nói và nghe: Hỏi – đáp tương tác ⇒ 3. Viết sáng tạo

Tuần chẵn: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản thông tin ⇒ 2. Nói và nghe: Kể chuyện ⇒ 3. Viết sáng tạo

5

Nội dung Đọc mở rộng được thiết kế ở vị trí nào trong từng chủ điểm?

A. Ở cuối mỗi bài học, trước hoạt động Vận dụng

B. Ở cuối mỗi hoạt động Đọc và trả lời câu hỏi trong các bài học

C. Ở cuối mỗi hoạt động Đọc và trả lời câu hỏi văn bản truyện/ thơ

D. Ở cuối mỗi hoạt động Đọc và trả lời câu hỏi văn bản thông tin/ miêu tả

6

Nội dung Nghe và nói kết nối bài học được thiết kế ở vị trí nào trong từng chủ điểm?

A. Ở cuối mỗi hoạt động Đọc và trả lời câu hỏi văn bản thông tin/ miêu tả

B. Ở cuối mỗi hoạt động Đọc và trả lời câu hỏi văn bản truyện/ thơ

C. Sau hoạt động Viết sáng tạo trong các bài học

D. Ở cuối mỗi bài học, trước hoạt động Vận dụng

7

Có những nội dung nào trong một tiết Chính tả?

A. 1. Nghe – viết/ Nhớ – viết

2. Chính tả có quy tắc/ Chính tả ngữ nghĩa/ Viết hoa tên riêng

3. Bài tập chính tả phương ngữ

B. 1. Nghe – viết/ Nhớ – viết

2. Chính tả có quy tắc/ Chính tả ngữ nghĩa

3. Bài tập chính tả phương ngữ

C. 1. Nghe – viết/ Nhìn – viết/ Nhớ – viết

2. Chính tả có quy tắc/ Chính tả ngữ nghĩa/ Viết hoa tên riêng

3. Bài tập chính tả phương ngữ

D. 1. Nghe – viết/ Nhìn – viết/ Nhớ – viết

2. Chính tả có quy tắc/ Chính tả ngữ nghĩa

3. Bài tập chính tả phương ngữ

8

Hoạt động luyện từ cho HS được thiết kế bằng những hình thức nào?

A. Mở rộng vốn từ bằng các hình thức: dùng tranh gợi ý, theo nghĩa, tích hợp với bài tập chính tả, viết câu, đoạn

B. Mở rộng vốn từ bằng các hình thức: tích hợp trong mọi hoạt động dạy học, theo ngữ nghĩa, theo cấu tạo từ ghép/ láy, kết hợp với chính tả

C. Mở rộng vốn từ bằng các hình thức: dùng tranh, thông qua bài đọc, sử dụng nghĩa, theo cấu tạo từ, tích hợp với bài tập chính tả, viết câu

D. Mở rộng vốn từ và phát triển lời nói bằng các hình thức: dùng tranh gợi ý, thông qua bài đọc, theo cấu tạo từ, theo nghĩa, tích hợp với chính tả, kết hợp với đặt câu

9

Hoạt động luyện câu cho HS được thiết kế bằng những hình thức nào?

A. Luyện tập viết câu; thực hiện ở bài tập luyện từ và luyện câu; các dạng bài tập: nhận diện và sử dụng câu, các kiểu câu, dấu câu

B. Nói và viết câu; thực hiện tích hợp qua các dạng bài tập: nhận diện - sử dụng từ và câu, đặt câu, dấu câu, sắp xếp câu thành đoạn văn

C. Viết câu; thực hiện qua bài tập, tích hợp dạy đọc, viết, nói và nghe; các dạng bài tập: nhận diện và sử dụng, luyện tập thực hành

D. Viết câu, tích hợp với dạy đọc, viết, nói và nghe; các dạng bài tập: nhận diện và sử dụng câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm và dấu câu

10

Một kiểu bài Viết sáng tạo được hình thành qua 4 giai đoạn nào?

A. 1. Nhận diện thể loại (kiểu bài) ⇒ 2. Tìm ý ⇒ 3. Viết ⇒ 4. Đánh giá (Có thể kết hợp đánh giá, sửa chữa, trang trí, trưng bày bài viết,...)

B. 1. Nhận diện và tìm ý ⇒ 2. Lập dàn ý ⇒ 3. Viết ⇒ 4. Sửa bài (Có thể kết hợp đánh giá, sửa chữa, trang trí, trưng bày bài viết,...)

C. 1. Nhận diện thể loại (kiểu bài) ⇒2. Tìm ý ⇒ 3. Nói miệng ⇒ 4. Viết (Có thể kết hợp đánh giá, sửa chữa, trang trí, trưng bày bài viết,...)

D. 1. Nhận diện và tìm ý ⇒ 2. Viết ⇒ 3. Luyện tập viết ⇒ 4. Đánh giá (Có thể kết hợp đánh giá, sửa chữa, trang trí, trưng bày bài viết,...)

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Đạo đức lớp 3 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Sách giáo khoa Đạo đức 3 của bộ sách Chân trời sáng tạo gồm có:

A. 8 chủ đề và 8 bài
B. 8 chủ đề và 14 bài học
C. 8 chủ đề và 15 bài học

Câu 2: Các bài học trong SGK Đạo đức 3 thuộc các mạch nội dung:

A. Giáo dục đạo đức và giáo dục kĩ năng sống
B. Giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống và giáo dục pháp luật
C. Giáo dục kĩ năng sống và giáo dục pháp luật
D. Giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật

Câu 3: Các giai đoạn trong SGK Đạo đức 3 của bộ sách Chân trời sáng tạo gồm có:

A. Khám phá, Kết nối, Thực hành, Vận dụng
B. Khởi động, Kiến tạo tri thức mới, Luyện tập, Vận dụng
C. Khởi động, Khám phá, Thực hành, Vận dụng
D. Khởi động – Tạo cảm xúc, Tìm hiểu tri thức mới, Luyện tập, Vận dụng

Câu 4: Sự khác biệt lớn nhất của dạng bài giáo dục đạo đức và dạng bài giáo dục kĩ năng sống nằm ở những giai đoạn nào?

A. Khởi động – tạo cảm xúc và Kiến tạo tri thức mới
B. Luyện tập và Vận dụng
C. Kiến tạo tri thức mới và Vận dụng
D. Khởi động – tạo cảm xúc và Vận dụng

Câu 5: Nội dung được đóng khung sau mỗi bài học nhằm mục đích:

A. Giúp học sinh ghi nhớ chuẩn mực hành vi
B. Giúp học sinh ghi nhớ thao tác, kĩ năng trong bài học
C. Giúp học sinh ghi nhớ chuẩn mực hành vi và thao tác, kĩ năng trong bài học
D. Giúp học sinh ghi nhớ kiến thức được dạy trong bài học

Câu 6: Khi phân tích bài dạy minh hoạ môn Đạo đức cần làm rõ các vấn đề:

A. Xác định được các hoạt động trong tiết học và cách tổ chức hoạt động của giáo viên
B. Xác định được các hoạt động trong tiết học, cách tổ chức hoạt động của giáo viên và cách đánh giá của giáo viên
C. Xác định được các hoạt động trong tiết học, mục tiêu của từng hoạt động, cách tổ chức, đánh giá của giáo viên và sự tham gia của học sinh vào hoạt động.
D. Xác định được các hoạt động trong tiết học, cách tổ chức hoạt động, cách đánh giá của giáo viên và sự tham gia của học sinh.

Câu 7: Khi phân tích cách tổ chức hoạt động của giáo viên cần làm rõ các vấn đề:

A. Mối liên hệ giữa mục tiêu của từng hoạt đông với mục tiêu chung của bài
B. Các phương pháp, hình thức mà giáo viên sử dụng, cách giao nhiệm vụ, cách động viên, khuyến khích và hỗ trợ học sinh khi cần thiết
C. Các phương pháp, hình thức mà giáo viên sử dụng cũng như cách giáo viên hỗ trợ học sinh
D. Mối liên hệ giữa mục tiêu của từng hoạt động với mục tiêu chung của bài; các phương pháp, hình thức mà giáo viên sử dụng, cách giao nhiệm vụ, cách động viên, khuyến khích và hỗ trợ học sinh khi cần thiết

Câu 8: Để dạy học môn Đạo đức lớp 3 hiệu quả, giáo viên cần lưu ý:

A. Phân bổ thời gian của các hoạt động trong bài và hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tiết học; giao nhiệm vụ cho học sinh ngắn gọn, rõ ràng
B. Linh hoạt trong việc phân phối thời lượng dạy học của các bài trong sách
C. Phân bổ thời gian của các hoạt động; hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tiết học; sử dụng phương pháp dạy học một cách hợp lí
D. Linh hoạt trong việc phân phối thời lượng dạy học của các bài, đồng thời phân bổ thời gian của các hoạt động trong từng bài học; hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tiết học; sử dụng phương pháp dạy học một cách hợp lí

Câu 9: Khi hướng dẫn học sinh quan sát tranh hoặc phân tích tình huống, giáo viên cần lưu ý:

A. Hướng dẫn học sinh phân tích lời nói, việc làm của các nhân vật trong tranh.
B. Hướng dẫn học sinh phân tích hoàn cảnh xảy ra sự việc, phân tích lời nói, việc làm kết hợp với thái độ của các nhân vật trong tranh.
C. Hướng dẫn học sinh phân tích hoàn cảnh xảy ra sự việc và lời nói, việc làm của các nhân vật trong tranh.
D. Tất cả các phương án trên

Câu 10: Các lực lượng tham gia đánh giá kết quả giáo dục Đạo đức gồm:

A. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách, phụ huynh học sinh.
B. Giáo viên tổng phụ trách, giáo viên chuyên biệt, phụ huynh học sinh.
C. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách, giáo viên chuyên biệt, Ban Giám hiệu, phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội có liên quan.
D. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách, Ban Giám hiệu.

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Âm nhạc lớp 3 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Tư tưởng xuyên suốt của bộ Sách giáo khoa Âm nhạc 3 – Chân trời sáng tạo là gì?

A. Lấy người dạy làm trung tâm.
B. Lấy người học làm trung tâm.
C. Cả người học và người dạy làm trung tâm.
D. Chuyển tải kiến thức cho người học.

Câu 2: Sách giáo khoa Âm nhạc 3 – Chân trời sáng tạo đảm bảo các yêu cầu cần đạt về?

A. Phẩm chất.
B. Năng lực chung.
C. Năng lực âm nhạc.
D. Cả ba ý trên.

Câu 3: Sách giáo khoa Âm nhạc 3 - Chân trời sáng tạo được cấu trúc theo mấy chủ đề, mỗi chủ đề được thiết kế bao nhiêu tiết?

A. 6 chủ đề, mỗi chủ đề 3 tiết.
B. 7 chủ đề, mỗi chủ đề từ 3-4 tiết.
C. 8 chủ đề, mỗi chủ đề từ 3-4 tiết.
D. 8 chủ đề, mỗi chủ đề 4 tiết.

Câu 4: Để đạt đến việc phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, Sách giáo khoa Âm nhạc 3- Chân trời sáng tạo được thiết kế

A. Có tính gợi mở, tạo điều kiện để học sinh khám phá, tự nhận thức các kiến thức, trải nghiệm các hoạt động âm nhạc.
B. Đa dạng về hình thức học tập như trò chơi, vận động, thực hành để phát triển các kĩ năng hát, đọc nhạc, nghe nhạc, chơi nhạc cụ,... năng lực âm nhạc.
C. Giúp học sinh có điều kiện được phản ứng với âm nhạc, ứng tấu và sáng tạo âm nhạc.
D. Cả ba câu A, B,C.

Câu 5: Mô hình bài học của Sách giáo khoa Âm nhạc 3 - Chân trời sáng tạo bao gồm mấy phần trong một chủ đề?

A. 3 phần: Khởi hành - Hành trình - Về ga.
……
D. 3 phần: Khởi hành - Tăng tốc - Về ga.

Câu 6: Nội dung các phần trong mô hình bài học của Sách giáo khoa Âm nhạc 3 - Chân trời sáng tạo bao gồm

A. Khám phá, Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, thường thức âm nhạc; Nhà ga âm nhạc.
B. Khám phá; Hát, đọc nhạc, nhạc cụ, thường thức âm nhạc, Nhà ga âm nhạc.
C. Khám phá, Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ, thường thức âm nhạc, Nhà ga âm nhạc.
D. Khám phá; Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, thường thức âm nhạc; Nhà ga âm nhạc.

Câu 7: Sách giáo khoa Âm nhạc 3 - Chân trời Sáng tạo tiếp cận và vận dụng các phương pháp dạy học âm nhạc tiên tiến nào trên thế giới?

A. Phương pháp Kodály: nốt nhạc bàn tay, nốt nhạc hình tượng, âm tiết tấu,...
B. Phương pháp Orff-Schulwerk: nhạc cụ gõ kết hợp vỗ tay, búng tay, lỗ chân, giậm chân,...
C. Phương pháp Dalcroze: nghe nhạc cảm thụ và vận động,...
D. Cả ba phương pháp trên.

Câu 8: Chức năng của Sách giáo viên môn Âm nhạc 3 Chân trời Sáng tạo là

A. Cung cấp định hướng về phương pháp giảng dạy và tư liệu bổ sung để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên.
B. Hướng dẫn phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức các nội dung hình thành kiến thức mới trong Sách giáo khoa.
C. Cung cấp tư liệu để làm rõ những nội dung được trình bày trong Sách giáo khoa và Vở bài tập để hướng dẫn GV sử dụng hai cuốn sách còn lại.
D. Hướng dẫn thiết kế và tổ chức các hoạt động học phù hợp với tiến trình của các bài học trong Sách giáo khoa.

Câu 9: Tiến trình tổ chức một bài học trong Sách giáo khoa Âm nhạc 3 – Chân trời Sáng tạo theo Công văn số 2345/BGD ĐT-GDTH ngày 7 tháng 6 năm 2021 là

A. Mở đầu, Luyện tập, Hình thành kiến thức mới - Khám phá, Trải nghiệm.
B. Mở đầu, Hình thành kiến thức mới – Khám phá, Trải nghiệm, Luyện tập.
C. Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập - Thực hành, Vận dụng - Trải nghiệm.
D. Mở đầu, Trải nghiệm, Hình thành kiến thức mới – Khám phá, Luyện tập.

Câu 10: Vở bài tập Âm nhạc 3 – Chân trời sáng tạo thể hiện quá trình đánh giá theo Thông tư 27/2000/TT-BGDĐT như thế nào?

A. Vở bài tập để hỗ trợ trong việc đánh giá định kì. Bài tập được soạn với hình thức câu hỏi trắc nghiệm và tự luận cho các mạch nội dung nhưng cũng được khai thác như các dạng bài đánh giá cụ thể cho cá nội dung học tập âm nhạc.
B. Vở bài tập để hỗ trợ trong việc đánh giá thường xuyên. Bài tập được soạn với hình thức câu hỏi trắc nghiệm và tự luận cho các mạch nội dung nhưng cũng được khai thác như các dạng bài đánh giá cụ thể cho cá nội dung học tập âm nhạc.
C. Vở bài tập để hỗ trợ trong việc đánh giá thường xuyên. Nhiều bài tập được soạn với hình thức trò chơi thúc đẩy sự sáng tạo và hứng thú học tập âm nhạc nhưng cũng được khai thác như các dạng bài đánh giá cụ thể cho cá nội dung học tập âm nhạc.
D. Vở bài tập để hỗ trợ trong việc đánh giá định kì. Nhiều bài tập được soạn với hình thức trò chơi thúc đẩy sự sáng tạo và hứng thú học tập.

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn GDTC lớp 3 Chân trời sáng tạo

Câu 1. Một trong những mục tiêu của môn Giáo dục thể chất cấp tiểu học là

A. vận dụng những điều đã học để điều chỉnh chế độ sinh hoạt và tập luyện, tham gia tích cực các hoạt động thể dục, thể thao.
B. giúp học sinh tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân thể và vận động cơ bản, thói quen tập luyện và kĩ năng thể dục thể thao.
C. giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và về sinh thân thể, bước đầu hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, thói quen tập luyện thể dục thể thao.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 2. Các thành phần năng lực thể chất bao gồm

A. chăm sóc sức khoẻ, vận động cơ bản và thói quen tập luyện.
B. chăm sóc sức khoẻ, vận động cơ bản và hoạt động thể dục thể thao.
C. rèn luyện sức khoẻ, vận động cơ bản và hoạt động thể dục thể thao.
D. rèn luyện sức khoẻ, kĩ năng vận động và thói quen tập luyện.

Câu 3. Ở cấp Tiểu học, phẩm chất trách nhiệm có thể được thể hiện như thế nào?

A. Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ.
B. Thường xuyên tham gia các công việc của gia đình vừa sức với bản thân.
C. Luôn giữ lời hứa; mạnh dạn nhận lỗi, sửa lỗi và bảo vệ cái đúng, cái tốt.
D. Không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn.

Câu 4. Để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh cấp tiểu học qua môn Giáo dục thể chất, giáo viên có thể

A. giúp học sinh có ý thức nhận ra và sửa chữa sai sót khi tập luyện.
B. tổ chức tập luyện cá nhân.
C. giúp học sinh tự làm được những việc ở nhà và ở trường.
D. tổ chức các hoạt động theo nhóm cho học sinh.

Câu 5. Yêu cầu cần đạt để hình thành và phát triển năng lực chăm sóc sức khoẻ ở lớp 3 là

A. biết thực hiện vệ sinh sân tập và vệ sinh cá nhân.
B. bước đầu biết lựa chọn môi trường tự nhiên có lợi trong tập luyện.
C. biết thực hiện vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn trong tập luyện.
D. biết chuẩn bị dụng cụ và đảm bảo an toàn trong tập luyện.

Câu 6. Nội dung về Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản nào sau đây có trong chương trình môn Giáo dục thể chất ở lớp 3?

A. Các bài tập di chuyển vượt chướng ngại vật.
B. Các bài tập rèn luyện kĩ năng tung, bắt bằng tay.
C. Trò chơi rèn luyện kĩ năng vận động và phản xạ.
D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 7. Cấu trúc một bài học trong sách Giáo dục thể chất 3 gồm

A. ba phần: mở đầu, tập luyện và kết thúc.
B. ba phần: mở đầu, luyện tập và thả lỏng.
C. bốn phần: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập và vận dụng.
D. bốn phần: mở đầu, tập luyện, thả lỏng và vận dụng.

Câu 8. Để hình thành, phát triển năng lực vận động cơ bản ở học sinh cấp tiểu học, giáo viên có thể

A. phối hợp với cha mẹ học sinh giúp đỡ học sinh thực hiện nền nếp giữ gìn vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ bản thân.
B. giúp học sinh hình thành và phát triển được các tố chất thể lực cơ bản.
C. hướng dẫn học sinh tập luyện môn thể dục thể thao phù hợp với sở thích, sở trường.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 9. Nguyên tắc đánh giá kết quả giáo dục là

A. phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt đối với từng lớp học, cấp học trong chương trình môn Giáo dục thể chất, theo các tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chú trọng kĩ năng vận động và hoạt động thể dục thể thao của học sinh.
B. phải bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kì; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh. Học sinh được biết thông tin về hình thức, thời điểm, cách đánh giá và chủ động tham gia quá trình đánh giá.
C. phải coi trọng sự tiến bộ của học sinh về năng lực, thể lực và ý thức học tập; có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực; tạo được hứng thú và khích lệ tinh thần tập luyện của học sinh, qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động thể dục thể thao ở trong và ngoài nhà trường.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 10. Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục thể chất, ở lớp 1, lớp 2 và lớp 3, nội dung thể thao tự chọn chủ yếu là

A. trò chơi vận động gắn với một số môn thể thao phù hợp với thể lực của học sinh và khả năng tổ chức của nhà trường.
B. những môn thể thao cần được hướng dẫn luyện tập và tham gia thi đấu.
C. những kĩ thuật cơ bản và nâng cao.
D. những kĩ năng vận dụng, thi đấu.

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tin học lớp 3 Chân trời sáng tạo

Câu 1. Mỗi bài học trong SGK Tin học lớp 3 - Chân trời sáng tạo được biên soạn tối thiểu đảm bảo cần có những hoạt động nào?

A. Mục tiêu, Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Thực hành, Vận dụng.
B. Mục tiêu, Khởi động, Khám phá, Thực hành, Vận dụng, Em có biết.
C. Mục tiêu, Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng.
D. Mục tiêu, Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Thực hành, Vận dụng, Em có biết.

Câu 2. Trong SGK Tin học lớp 3 - Chân trời sáng tạo, nội dung giáo dục học sinh kĩ năng sử dụng máy tính an toàn được nhấn mạnh ở chủ đề nào?

A. Chủ đề A – Máy tính và em.
B. Chủ đề C – Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin.
C. Chủ đề E – Ứng dụng tin học.
D. Chủ đề F – Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính.

Câu 3. Trong các nội dung thể hiện trong một chủ đề của SGK Tin học lớp 3 - Chân trời sáng tạo, nội dung nào đề cập đến kiến thức, kỹ năng mới của bài học:

A. Khởi động
B. Khám phá
C. Luyện tập
D. Vận dụng

Câu 4. Trong SGK Tin học lớp 3 - Chân trời sáng tạo, các chủ đề nào tập trung vào mạch kiến thức Khoa học máy tính?

A. Chủ đề A và chủ đề C
B. Chủ đề A và chủ đề B
C. Chủ đề A và chủ đề F
D. Chủ đề B và chủ đề F

Câu 5. Trong SGK Tin học lớp 3 - Chân trời sáng tạo, các chủ đề nào tập trung vào mạch kiến thức “Học vấn số hóa phổ thông”?

A. Chủ đề A.
B. Chủ đề B.
C. Chủ đề C.
D. Chủ đề D.

Câu 6. Định hướng chính của phương pháp dạy học trong SGK Tin học 3 – Chân trời sáng tạo là gì?

A. Học qua làm
B. Học lí thuyết kết hợp thực hành
C. Học tích cực
D. Học cộng tác

Câu 7. Trong SGK Tin học 3 – Chân trời sáng tạo” Các chữ số đặt trong vòng tròn (①②③,, ...) được dùng để làm gì?

A. Đánh số thứ tự các thao tác, công việc HS cần đọc lần lượt.
B. Đánh số thứ tự các thao tác, công việc cần được thực hiện theo trình tự.
C. Đánh số thứ tự cho các thành phần, thiết bị của máy tính được trình bày trong SGK.
D. Đánh số thứ tự cho các ghi chú cho hình ảnh minh hoạ trong SGK.

Câu 8. Vai trò của kênh hình trong SGK Tin học 3 – Chân trời sáng tạo là gì?

A. Lôi cuốn học sinh vào bài học.
B. Vừa là minh hoạ vừa là một phần nội dung bài học.
C. Chỉ dẫn cho học sinh tiếp thu kiến thức
D. Giúp học sinh ghi nhớ bài học nhanh chóng.

Câu 9. SGK Tin học 3 – Chân trời sáng tạo hỗ trợ quý thầy cô giám sát, kiểm tra, đánh giá HS như thế nào?

A. Căn cứ kết quả thực hiện các bài Luyện tập, Thực hành của HS
B. Căn cứ kết quả thực hiện các bài Luyện tập, Thực hành, Vận dụng của HS
C. Căn cứ kết quả học tập của HS được thể hiện bằng những sản phẩm cụ thể (ghép nối, chọn phương án đúng sai, nhận xét, nêu ý kiến v.v…)
D. Căn cứ kết quả bài kiểm tra thường xuyên và định kì của HS

Câu 10. Các hoạt động học tập được thiết kế giúp HS có thể hình thành kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất một cách tự nhiên, hiệu quả vì:

A. SGK khai thác trải nghiệm thực tiễn đời sống của HS để làm cầu nối đến kiến thức của bài học
B. SGK thông qua những tình huống trực quan, cụ thể để dẫn dắt đến kiến thức khái quát, trừu tượng, mới
C. Từ những việc quan sát được để truyền đạt những điều không quan sát được
D. Cả 3 ý trên

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ lớp 3 Chân trời sáng tạo

Câu 1. Điểm thuận lợi khi sử dụng sách giáo khoa Công nghệ 3 là gì?

A. Sách được biên soạn với nhiều hình ảnh đẹp.
B. Sách được biên soạn theo hướng lấy người học làm trung tâm.
C. Sách được biên soạn dựa trên vận dụng dạy học tích hợp và tích hợp chủ đề theo định hướng học tập trải nghiệm và giáo dục STEM.
D. Sách được biên soạn bám sát chương trình GDPT 2018.

Câu 2. Cấu trúc của sách giáo khoa Công nghệ 3 gồm những phần nào?

A. Công nghệ và đời sống.
B. Thủ công kĩ thuật.
C. Công nghệ trong gia đình.
D. Công nghệ và đời sống; Thủ công kĩ thuật.

Câu 3. Cấu trúc mỗi bài học của sách giáo khoa Công nghệ 3 được tích hợp các hoạt động sau:

A. Tạo động cơ học tập, khám phá kiến thức mới; củng cố đánh giá.
B. Tạo động cơ học tập, khám phá kiến thức mới; rèn luyện phát triển kĩ năng.
C. Tạo động cơ học tập, khám phá kiến thức mới; luyện tập; ghi nhớ.
D. Tạo động cơ học tập, khám phá kiến thức mới, thực hành phát triển kĩ năng, luyện tập, vận dụng và ghi nhớ.

Câu 4. Sách giáo khoa Công nghệ 3 thể hiện hướng tiếp cận dạy học phát triển năng lực học sinh như thế nào?

A. Cách tiếp cận kiến thức của sách đơn giản, tự nhiên với nhiều hình ảnh, tình huống gần gũi, thực tế giúp học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng.
B. Sách được cấu trúc thành từng chương theo từng chủ đề của chương trình môn Công nghệ 2018, mỗi bài học là một vấn đề trọn vẹn và thể hiện cách giải quyết từng vấn đề đó.
C. Nội dung bài học là một chuỗi hoạt động quan sát, phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề để khám phá hình thành kiến thức mới; thực hành phát triển kĩ năng; luyện tập làm sáng tỏ, củng cố; vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
D. Sách chú trọng thực hành theo quy trình.

Câu 5. Điểm nổi bật của Công nghệ 3 là gì?

A. Sách được trình bày đẹp.
B. Sách được biên soạn theo hướng mở, giúp giáo viên dễ dạy và học sinh dễ học.
C. Sách có nhiều hình ảnh minh hoạ.
D. Sách chú trọng tính công nghệ.

Câu 6. Sách giáo khoa Công nghệ 3 giúp thúc đẩy phát triển giáo dục STEM thông qua những đặc điểm nào sau đây?

A. Tích hợp lĩnh vực S-T-E-M trong nội dung học tập; tăng cường dạy học dự án và hoạt động trải nghiệm trong tổ chức dạy học.
B. Nội dung tích hợp các kiến thức S-T-E-M.
C. Có nhiều dự án học tập.
D. Mỗi bài học gồm nhiều hoạt động trải nghiệm.

Câu 7. Mục tiêu của hoạt động khám phá trong sách giáo khoa Công nghệ 3 là gì?

A. Giúp học sinh thu nhận thông tin liên quan đến bài học.
B. Giúp học sinh tìm tòi kiến thức mới.
C. Giúp học sinh củng cố kiến thức, hình thành kĩ năng.
D. Giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ để kết nối với kiến thức mới.

Câu 8. Mục tiêu của hoạt động “Vận dụng” trong sách giáo khoa Công nghệ 3 là gì?

A. Là hoạt động để học sinh được trải nghiệm, tương tác để khám phá kiến thức của bài học.
B. Là hoạt động giúp học sinh củng cố, khắc sâu hoặc mở rộng những kiến thức đã được khám phá.
C. Là hoạt động tạo tâm thế cho học sinh vào bài học mới; kết nối các kiến thức, kinh nghiệm đã có của học sinh với bài học mới.
D. Là hoạt động giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế.

Câu 9. Khi sử dụng sách giáo khoa Công nghệ 3, giáo viên có thể thay đổi thứ tự mạch nội dung trong mỗi bài không? Vì sao?

A. Được. Vì sách giáo khoa được biên soạn theo hướng mở.
B. Không. Vì nội dung sách giáo khoa là pháp lệnh, bắt buộc phải theo.
C. Không. Vì sẽ ảnh hưởng đến logic của mạch kiến thức và tiến trình phát triển năng lực cho học sinh.
D. Không. Vì các hoạt động trong bài học của sách đã được biên soạn phù hợp với mọi đối tượng học sinh.

Câu 10. Những đối tượng nào có thể sử dụng sách giáo khoa Công nghệ 3?

A. Giáo viên, học sinh.
B. Giáo viên, phụ huynh.
C. Phụ huynh, học sinh.
D. Giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mĩ thuật lớp 3 Chân trời sáng tạo

Đáp án tập huấn SGK Mĩ thuật 3 Chân trời sáng tạo - Bản 1

Câu 1: Theo định hướng nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình Mĩ thuật 2018, SGK Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo – Bản 1) được biên soạn gồm mấy chủ đề?

A. SGK Mĩ thuật 3 (CTST – Bản 1) có 5 chủ đề.
B. SGK Mĩ thuật 3 (CTST - Bản 1) có 6 chủ đề.
C. SGK Mĩ thuật 3 (CTST - Bản 1) có 4 chủ đề.
D. SGK Mĩ thuật 3 (CTST – Bản 1) 1 có 8 chủ đề.

Câu 2: SGK Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo – Bản 1) có các hoạt động chủ yếu nào?

A. Tìm hiểu, Cách thực hiện, Thực hành, Trưng bày giới thiệu sản phẩm, Vận dụng sáng tạo.
B. Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng
C. Khám phá, Kiến tạo kiến thức - kĩ năng, Luyện tập - sáng tạo, Phân tích – đánh giá, Vận dụng - phát triển.
D. Quan sát – nhận thức, Sáng tạo - ứng dụng, Phân tích - Đánh giá.

Câu 3: Sách giáo khoa Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo – Bản 1) chú trọng những yêu cầu gì trong các bài học?

A. Chú trọng đến yếu tố, nguyên lí mĩ thuật chủ yếu trong từng bài học.
B. Chú trọng nội dung, hình thức mĩ thuật và chất liệu tạo hình chủ yếu trong bài.
C. Chú trọng hình thức mĩ thuật của bài học.
D. Chú trọng đến nội dung giáo dục và tích hợp với các môn học có liên quan đến mĩ thuật.

Câu 4: Những điểm nổi bật của sách giáo khoa Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo - Bản 1) là gì?

A. Các bài học trong chủ đề có tính liên kết, hệ thống; đa dạng các hình thức mĩ thuật và chất liệu tạo hình trong mỗi chủ đề.
B. Linh hoạt về phương pháp và tổ chức dạy học, kết nối kiến thức mĩ thuật với cuộc sống, tạo hứng thú học tập và sáng tạo cho học sinh theo năng lực cá nhân.
C. Ngôn ngữ mạch lạc, khoa học, dễ hiểu, hình ảnh gần gũi, hấp dẫn.
D. Tất cả các điểm trên.

Câu 5: Sách giáo viên Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo – Bản 1) có thể sử dụng như thế nào?

A. SGV có thể thay thế giáo án khi giáo viên lên lớp.
B. SGV là tài liệu gợi ý để giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp với thực tế
C. SGV định hướng kế hoạch dạy học theo đúng thứ tự chủ đề, bài học.
D. SGV có hệ thống các câu hỏi để giáo viên sử dụng hỏi mọi học sinh trong lớp.

Câu 6: Khi xem bài dạy minh họa cần phân tích các vấn đề gì?

A. Xác định được các hoạt động trong bài học và cách tổ chức hoạt động của giáo viên, sự tham gia của học sinh.
B. Xác định được các hoạt động trong bài học, cách tổ chức hoạt động của giáo viên, cách đánh giá của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.
C. Xác định tiến trình các hoạt động trong bài học, mối liên hệ giữa mục tiêu của từng hoạt động với mục tiêu bài học; cách tổ chức, gợi mở, hỗ trợ học sinh và đánh giá của giáo viên; sự tham gia của học sinh vào hoạt động học tập và kết quả.
D. Xác định được các hoạt động trong chủ đề/ bài học, mục tiêu của từng hoạt động, cách tổ chức hoạt động, cách đánh giá của giáo viên.

Câu 7: SGK Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo - Bản 1) thể hiện quá trình đánh giá theo Thông tư 27/2000/TT- BG & ĐT như thế nào?

A. Có thể sử dụng các yêu cầu học tập của SGK Mĩ thuật 3 để đánh giá thường xuyên quá trình học tập của học sinh.
B. Học sinh được tự nhận xét sản phẩm của mình, tham gia nhận xét sản phẩm của bạn và được giáo viên đánh giá nhận xét trong suốt quá trình học tập.
C. Học sinh được tham gia nhận xét sản phẩm của mình, của bạn trong hoạt động Trưng bày sản phẩm.
D. Cha mẹ học sinh cũng được tham gia đánh giá bài trên lớp của con em mình.

Câu 8: Tiến trình hoạt động mỗi bài học trong SGK Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo - Bản 1) được thực hiện như thế nào?

A. Theo trật tự các hoạt động 5 bước (Khám phá, Kiến tạo kiến thức - kĩ năng, Luyện tập - sáng tạo, Phân tích - đánh giá, Vận dụng - phát triển)
B. Tuỳ điều kiện dạy học thực tế để sắp xếp các hoạt động trước, sau.
C. Tuỳ thuộc nội dung bài, phương pháp, hình thức tổ chức, điều kiện dạy - học, năng lực học sinh.
D. Khám phá bằng quan sát hình ảnh, hướng dẫn của giáo viên, thực hành, nhận xét, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống.

Câu 9: Vai trò của giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức dạy học phát triển năng lực, phẩm chất như thế nào?

A. Giáo viên là người tổ chức hoạt động, nêu vấn đề, đưa ra thách thức cho học sinh.
B. Giáo viên là người gợi mở nội dung, hướng dẫn, tạo cơ hội và khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động học tập dựa trên năng lực, sở thích, sự sáng tạo và điều kiện thực tế của các em.
C. Giáo viên là người định hướng, dẫn dắt học sinh trong các hoạt động học tập phù hợp với ý tưởng và phương pháp dạy học được chuẩn bị theo kế hoạch có sẵn.
D. Giáo viên là người hỗ trợ để mọi học sinh đều hoàn thành bài tập theo đúng yêu cầu.

Câu 10: Giáo viên cần lưu ý gì khi lập kế hoạch bài dạy theo SGK Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo - Bản 1)?

A. Xác định đúng mục tiêu bài học được hướng dẫn cụ thể trong sách giáo viên Mĩ thuật 3 để đảm bảo bài dạy được thực hiện đúng yêu cầu cần đạt với học sinh.
B. Tổ chức các hoạt động cần linh hoạt, không cứng nhắc, hình thức, không tạo áp lực cho học sinh; Khuyến khích học sinh sáng tạo sản phẩm
mĩ thuật theo năng lực, sở thích và điều kiện thực tế.
C. Dựa trên mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động, phương tiện dạy học phù hợp với năng lực, điều kiện thực tế.
D. Tất cả các lưu ý trên.

Đáp án tập huấn SGK Mĩ thuật 3 Chân trời sáng tạo - Bản 2

Câu 1: Trong SGK Mĩ thuật 3 bộ CTST bản 2 có mấy bài tích hợp lí luận và lịch sử mĩ thuật?

a. 2 bài
b. 3 bài
c. 4 bài
d. 5 bài

Câu 2: Trong 1 hoạt động dạy học giáo viên được sử dụng mấy phương pháp?

a. Mỗi hoạt động chỉ được áp dụng 1 phương pháp
b. Mỗi hoạt động sử dụng 2 phương pháp
c. Áp dụng tối đa 3 phương pháp trong 1 hoạt động
d. Giáo viên linh động kết hợp nhiều phương pháp theo từng hoạt động cụ thể của bài.

Câu 3: Trong quá trình giảng dạy giáo viên hướng dẫn học sinh:

a. Bám sát nội dung các hình ảnh trong SGK, SGV
b. Sưu tầm giới thiệu mở rộng thêm thông tin, tranh ảnh liên qua đến bài
c. Chỉ hình ảnh trong SGK, SGV
d. Ý 1 và 2

Câu 4: Cấu trúc 1 bài học trong SGK MT3 bản 2 bộ CTST có mấy hoạt động?

a. 2 hoạt động
b. 3 hoạt động
c. 4 hoạt động
d. 5 hoạt động

Câu 5: Nếu hình ảnh hướng dẫn minh hoạ trong bài là đất nặn thì:

a. Bắt buộc học sinh phải tạo sản phẩm bằng đất nặn
b. Căn cứ tình hình tại địa phương để chọn chất liệu phù hợp
c. Bỏ không dạy bài học đó
d. Tự biên soạn 1 bài khác thay thế

Câu 6: Năng lực đặc thù của môn Mĩ thuật bao gồm:

a. Quan sát nhận thức thẩm mĩ, vận dụng sáng tạo, phân tích đánh giá thẩm mĩ
b. Quan sát nhận thức thẩm mĩ, Thực hành sáng tạo thẩm mĩ, phân tích đánh giá thẩm mĩ.
c. Trưng bày sản phẩm mĩ thuật, Quan sát nhận thức thẩm mĩ, Ứng dụng sáng tạo thẩm mĩ.
d. Quan sát nhận xét, Thực hành sáng tạo, Phân tích đánh giá.

Câu 7: Bài 14 Em làm nhà thiết kế thời trang thuộc thể loại mĩ thuật nào?

a. Mĩ thuật tạo hình
b. Mĩ thuật ứng dụng
c. Thủ công
d. Tích hợp lí luận và lịch sử mĩ thuật.

Câu 8: Mĩ thuật ứng dụng được giới thiệu trong SGK Mĩ thuật 3 gồm những lĩnh vực nào?

a. Thiết kế đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc
b. Thiết kế thời trang, điêu khắc, thiết kế đồ hoạ
c. Đồ hoạ, hội hoạ, thời trang
d. Thiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang, thiết kế đồ hoạ

Câu 9: Màu thứ cấp là:

a. Màu thứ cấp là màu được tạo ra từ màu cơ bản
b. Màu thứ cấp là màu được tạo ra từ hai màu
c. Màu thứ cấp là màu được pha hai màu nóng với nhau
d. Màu thứ cấp là màu được tạo ra từ hai màu lạnh

Câu 10: Trong hoạt động luyện tập và sáng tạo, các em học sinh đang tập trung làm bài bỗng có 1 em nói chuyện không chịu làm thực hành vì chưa chuẩn bị dụng cụ, vật liệu theo dặn dò của giáo viên. Bạn sẽ xử lí trường hợp này như thế nào?

a. Nhắc nhở, ghi nhận xét vào sổ và báo phụ huynh.
b. Nhắc nhở và cho ngồi im lặng quan sát các bạn làm bài để rút kinh nghiệm.
c. Nhắc nhở và ghép nhóm phân công hỗ trợ làm việc cùng các bạn khác.
d. Giáo viên chuẩn bị dự phòng vật liệu để cung cấp cho học sinh khi quên.

Đáp án tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm 3 Chân trời sáng tạo

Nội dung đánh giá

Các câu hỏi để giáo viên tự kiểm tra, đánh giá

Hiểu về chương trình giáo dục phổ thông 2018, chương trình của hoạt động giáo dục trải nghiệm

Đánh dấu vào trước câu trả lời đúng (có thể khoanh nhiều đáp án)

Câu 1. Các năng lực đặc thù của hoạt động trải nghiệm là:

A. Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực giải quyết vấn đề

B. Năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động và năng lực định hướng nghề nghiệp

C. Năng lực thích ứng với cuộc sống và năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động

D. Năng lực định hướng nghề nghiệp và năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động

Câu 2. Lực lượng chính tổ chức, hướng dẫn Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường tiểu học là:

A. Giáo viên Tổng phụ trách Đội

B. Giáo viên chuyên trách Âm nhạc, Mĩ thuật

C. Giáo viên chủ nhiệm lớp

D. Giáo viên chủ nhiệm lớp và tổng phụ trách Đội

Hiểu triết lí bộ sách, đặc điểm, cấu trúc cuốn sách, bài học, hoạt động giáo dục đặc trưng trong /hoạt động giáo dục

Câu 3: Đây là tên của các chủ đề thực hiện vào tháng mấy theo SGK Hoạt động trải nghiệm 3 - Chân trời sáng tạo:

- Tháng 3: Yêu thương gia đình – Quý trọng phụ nữ

- Tháng 9: Em và trường tiểu học thân yêu

- Tháng 1: Năm mới và việc tiêu dùng thông minh

- Tháng 5: Những người sống quanh em và nghề em yêu thích

- Tháng 10 : An toàn trong cuộc sống

- Tháng 12: Tự hào truyền thống quê em

A. Tháng 3, 2, 1, 5, 10, 12

B. Tháng 3, 9, 10, 1, 5, 12

C. Tháng 3, 5, 10, 12, 9, 1

D. Tháng 3, 9, 1, 5, 10, 12

Câu 4: Quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề được tiến hành theo các giai đoạn:

A. Nhận diện – Khám phá; Luyện tập – Vận dụng

B. Nhận diện – Khám phá; Tìm hiểu – Mở rộng; Thực hành – Vận dụng

C. Nhận diện – Khám phá; Tìm hiểu – Mở rộng, Thực hành – Vận dụng; Đánh giá – Phát triển.

D. Nhận diện – Khám phá; Tìm hiểu – Mở rộng; Vận dụng – Đánh giá

Câu 5: Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3 được sử dụng để:

A. Hỗ trợ học sinh chuẩn bị tham gia các hoạt động và rèn kĩ năng cho bản thân sau khi thực hiện các chủ đề.

B. Học sinh và các lực lượng giáo dục khác đánh giá kết quả thực hiện.

C. Làm minh chứng cho kết quả hoạt động của học sinh và được lưu trữ trong hồ sơ hoạt động cá nhân của các em

D. Tất cả các phương án trên

Câu 6: Thư gửi phụ huynh dùng để:

A. Phụ huynh chấm điểm những hoạt động rèn luyện ở nhà của học sinh.

B. Phụ huynh quan sát, hỗ trợ học sinh.

C. Phụ huynh nhận xét những hoạt động rèn luyện ở nhà của học sinh.

D. Phương án B và C.

Hiểu và phân tích bài dạy minh họa/ đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn học/hoạt động giáo dục

Câu 7: Khi phân tích cách tổ chức hoạt động của giáo viên cần làm rõ các vấn đề:

A. Cách giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ để từ đó rút ra phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động mà giáo viên đã sử dụng.

B. Cách giáo viên giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ, cách động viên, khích lệ và khả năng bao quát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

C. Cách giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ

D. Cách giáo viên giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ và động viên học sinh

Xây dựng kế hoạch dạy học/ phương pháp,cách thức khai thác thiết bị, học liệu hiệu quả trong quá trình tổ chức dạy học

Câu 8. Cần căn cứ vào đâu để lựa chọn nội dung xây dựng kế hoạch Hoạt động trải nghiệm cho học sinh?

A. Căn cứ vào các mạch nội dung được quy định trong Chương trình.

B. Căn cứ vào Kế hoạch giáo dục của nhà trường và của lớp.

C. Căn cứ vào Kế hoạch hoạt động chính trị, xã hội, văn hoá của địa phương

D. Tất cả các phương án trên.

Một số nội dung khác (nếu có)

Câu 9. Sự linh hoạt của tổ chuyên môn khi thực hiện xây dựng Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm 3 - Chân trời sáng tạo thể hiện ở việc:

A. Tổ chuyên môn có thể tuỳ chọn thời gian thực hiện các chủ đề của SGK.

B. Tổ chuyên môn có thể gom các tiết của cùng chủ đề thành ngày trải nghiệm mà không cần thực hiện mỗi tuần 1 tiết.

C. Tổ chuyên môn có thể thay đổi nội dung, hình thức hoạt động trong chủ đề.

D. Tất cả các ý kiến trên.

Câu 10. SGK Hoạt động trải nghiệm 3 – CTST đã tạo điều kiện cho các lực lượng tham gia đánh giá thường xuyên và định kì học sinh theo Thông tư 27/2020/TT-BGD ĐT như thế nào?

A. Sau mỗi Hoạt động / chủ đề HS tự suy nghĩ, hồi tưởng và xác định mức độ hoàn thành hoạt động của bản thân và tham gia nhận xét bạn về thái độ tham gia hoạt động, đóng góp cho sản phẩm của nhóm,… trong quá trình hoạt động

B. Phụ huynh được đề nghị theo dõi và đồng hành, nhận xét con trong quá trình trải nghiệm ở nhà và ngoài nhà trường.

C. GV đồng hành cùng các em thực hiện các hoạt động trải nghiệm và nhận xét để các em tiến bộ.

D. Tất cả các ý trên.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm