Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hóa học 11 sách Chân trời sáng tạo Tập huấn sách giáo khoa lớp 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hóa học 11 sách Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 11 môn Hóa học năm 2023 - 2024.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Ngữ văn, Lịch sử, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa lớp 11 mới năm 2023 - 2024 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com nhé:

Đáp án tập huấn SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo

Câu 1. SGK Hoá học 11 và Chuyên đề học tập Hoá học 11 (CTST) được biên soạn theo cấu trúc nào sau đây?

A. Mô tả dữ liệu bài học cho mỗi đơn vị kiến thức bài học Kiến thức trọng tâm Câu hỏi ôn tập Luyện tập Vận dụng.
B. Cung cấp kiến thức trọng tâm Tổ chức các hoạt động Câu hỏi thảo luận Luyện tập Vận dụng.
C. Cung cấp dữ liệu bài học cho mỗi hoạt động Câu hỏi thảo luận Kiến thức trọng tâm Luyện tập Vận dụng.
D. Cung cấp dữ liệu bài học cho mỗi hoạt động Kiến thức trọng tâm Câu hỏi thảo luận Luyện tập Vận dụng.

Câu 2. Khi dạy học theo SGK Hoá học 11 và Chuyên đề học tập Hoá học 11 (CTST) thì phẩm chất và năng lực của học sinh được hình thành thông qua

A. việc giảng bài của GV và HS học thuộc kiến thức trọng tâm.
B. các hoạt động luyện tập, vận dụng và giải bài tập theo hướng dẫn SGK.
C. việc hoàn thành bài tập sau mỗi bài học.
D. các hoạt động thảo luận, luyện tập, vận dụng và giải bài tập theo hướng dẫn SGK.

Câu 3. Nội dung Mở đầu trong sách giáo khoa nhằm mục đích nào sau đây?

A. Tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài học.
B. Khởi động, tạo hứng thú cho học sinh chuẩn bị bài học.
C. Củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã học.
D. Thảo luận hình thành kiến thức mới.

Câu 4. Nội dung hình thành kiến thức mới trong sách giáo khoa được biên soạn như thế nào?

A. Giới thiệu kiến thức ngay từ đầu sách và sau đó kết luận những điểm trọng tâm của bài học.
B. Thiết kế các hoạt động để giúp học sinh thảo luận rút ra kiến thức trọng tâm của bài học.
C. Diễn đạt những ý chính trong chương trình môn Hoá học.
D. Sử dụng hình vẽ để minh hoạ kiến thức và giải thích kiến thức theo chương trình.

Câu 5. Câu hỏi Luyện tập trong SGK có ý nghĩa như thế nào trong dạy học?

A. Ôn luyện lại kiến thức/ kĩ năng đã học bằng các những tình huống tương tự trong nội dung bài học.
B. Vận dụng kiến thức/ kĩ năng đã học giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
C. Giải quyết các bài tập nhằm nâng cao và mở rộng nội dung bài học.
D. Hệ thống hoá kiến thức cơ bản của bài học để hình thành kiến thức/ kĩ năng giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống.

Câu 6. Câu hỏi Vận dụng trong SGK có ý nghĩa như thế nào trong dạy học?

A. Ôn luyện lại kiến thức/ kĩ năng đã học bằng các những tình huống tương tự trong nội dung bài học.
B. Giải quyết các bài tập nhằm nâng cao và mở rộng nội dung bài học.
C. Hệ thống hoá kiến thức cơ bản của bài học để hình thành kiến thức/ kĩ năng giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
D. Vận dụng kiến thức/ kĩ năng đã học để tim hiểu và giải quyết các vấn đề thường gặp trong thực tế.

Câu 7. GV tổ chức các hoạt động trong SGK như thế nào cho hiệu quả?

A. Sử dụng kênh hình, kênh chữ làm dữ liệu và giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận qua hệ thống câu hỏi/ nhiệm vụ có sẵn trong SGK, sau đó HS tự rút ra kiến thức trọng tâm của bài học.
B. Sử dụng kênh hình, kênh chữ làm dữ liệu để giáo viên phân tích và trả lời các câu hỏi/ nhiệm vụ trong SGK rồi yêu cầu học sinh tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài học.
C. Sử dụng kênh hình, kênh chữ làm dữ liệu rồi giáo viên tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài học, sau đó hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi/ nhiệm vụ trong SGK.
D. Giáo viên tóm tắt kiến thức trọng tâm theo SGK, sau đó hướng dẫn học sinh thảo luận các câu hỏi/ nhiệm vụ trong SGK.

Câu 8. Trong dạy học môn Hoá học, để đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác, giáo viên nên sử dụng các công cụ nào?

A. Bài tập và rubric.
B. Hồ sơ học tập và câu hỏi.
C. Bảng hỏi ngắn và checklist.
D. Thang đo và thẻ kiểm tra.

Câu 9. Ba công cụ nào trong số các công cụ đánh giá sau đây thường được ưu tiên sử dụng để đánh giá năng lực thực hành thí nghiệm của học sinh trong dạy học môn Hoá học? (1) Thang đo; (2) Bảng chấm điểm theo tiêu chí; (3) Bài tập; (4) Bảng kiểm (checklist).

A. 1, 2, 4. 
B. 2, 3, 4.
C. 1, 3, 4.
D. 1, 2, 3.

Câu 10. Chuyên đề học tập Hoá học 11 nào sau đây có nội dung tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành, hoạt động trải nghiệm thực tế làm cơ sở giúp học sinh hiểu rõ hơn các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến hoá học?

A. Chuyên đề 1.
B. Chuyên đề 2.
C. Chuyên đề 3.
D. Cả 3 chuyên đề.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm