Gợi ý đáp án Mô đun 4.0 Hướng dẫn học Module 4
Gợi ý đáp án Mô đun 4.0 giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận để đạt kết quả cao trong chương trình tập huấn Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Tiểu học.
Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm bài thu hoạch Mô đun 4, Kế hoạch bài dạy Mô đun 4 các môn để có thêm kinh nghiệm, hoàn thiện khóa tập huấn Mô đun 4 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Hướng dẫn học Mô đun 4.0
Chương trình giáo dục phổ thông
Câu 1. Chọn từ thích hợp từ gợi ý để hoàn thành nội dung dưới đây
Chọn từ thích hợp từ gợi ý để hoàn thành nội dung dưới đây:
Danh sách câu trả lời: triết lí; mục tiêu; hoạt động; nội dung; tổ chức; đánh giá kết quả; chuyên đề;
Trả lời:
Chương trình giáo dục phổ thông là toàn bộ phương hướng và kế hoạch giáo dục phổ thông, trong đó nêu rõ mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đối với học sinh, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức kết quả đánh giá giáo dục đối với các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.
Câu 2. Những thành viên nào đóng vai trò rất quan trọng trong xây dựng Chương trình giáo dục nhà trường:
A. Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, học sinh
Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018
Câu 1. Chương trình tổng thể là văn bản qui định những vấn đề chung nhất, có tính định hướng của chương trình giáo dục phổ thông bao gồm:
- Điều kiện thực hiện chương trình giáo dục
- Quan điểm xây dựng chương trình
- Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục
- Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu chương trình từng cấp học
- Định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục
- Thời lượng của từng môn học và hoạt động giáo dục
- Định hướng nội dung giáo dục bắt buộc
- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi
Câu 2. Chương trình môn học, hoạt động giáo dục có những vai trò gì?
Chương trình môn học, hoạt động giáo dục là văn bản xác định vị trí, vai trò môn học và hoạt động giáo dục trong thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu và yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục cốt lõi của môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học hoặc cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và mỗi cấp học, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục của môn học và hoạt động giáo dục. Chương trình môn học là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, tài liệu học tập cho môn học. Cùng với Chương trình tổng thể, Chương trình môn học còn là căn cứ để biên soạn nội dung giáo dục địa phương và xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Câu 3. Chọn từ thích hợp từ gợi ý để hoàn thành nội dung dưới đây:
Câu 4. Phân loại và kéo thả
Cột 1: Một số nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học
- Địa lí, dân cư
- Lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương
- Phong tục, tập quán địa phương
- Cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên
- ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương.
- Lễ hội, nghệ thuật truyền thống, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa
Cột 2: Yêu cầu nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học
Còn lại
Phát triển chương trình giáo dục phổ thông
Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo hướng mở thông qua việc trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường.
Đáp án: Đúng
Câu 2. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thể hiện hướng mở trong qui định thời lượng giáo dục đối với giáo dục tiểu học như thế nào?
Chương trình quy định thời lượng giáo dục đối với giáo dục tiểu học “Thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học”. Tuy nhiên, chương trình không quy định đầy đủ, cụ thể nội dung, kế hoạch giáo dục 2 buổi/ngày ở tiểu học. Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp tiểu học chỉ là phần chung cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh cả nước. Vẫn còn một phần “mở” của chương trình cần được định hướng xây dựng về thời lượng, nội dung, kế hoạch giáo dục cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học.
Khái niệm kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học
Câu 1. Chọn từ thích hợp từ gợi ý để hoàn thành nội dung dưới đây
Thứ tự cần điền là: VẬN DỤNG – TUÂN THỦ - THAY ĐỔI
Câu 2. Những ai tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phổ thông cấp tiểu học?
Hội đồng giáo dục nhà trường, tổ chuyên môn và các giáo viên
Câu 3. Mục đích của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học nhằm đạt tới các mục đích sau:
a) Phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
b) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường; đảm bảo tính dân chủ, công khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học
Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất
Phát biểu nào sau đây KHÔNG phải là nguyên tắc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường?
Đảm bảo sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực hoạt động của người học
Câu 2. Chọn từ thích hợp từ gợi ý để hoàn thành nội dung dưới đây
Từ cần điền: MẠCH KIẾN THỨC – TỔNG THỜI LƯỢNG
Câu 3. Có những nguyên tắc nào cần thực hiện khi xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường?
1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của môn học, lớp học và cấp học, từ đó đảm bảo chất lượng giáo dục.
2. Đảm bảo tính logic của mạch kiến thức, tính thống nhất giữa các môn học và các hoạt động giáo dục; đảm bảo tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục phù hợp với quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiều học
3.Đảm bảo phù hợp năng lực nhận thức của học sinh, đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương, điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên nhà trường
4. Đảm bảo tính thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại trường, cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học trong nhà trường
5. Đảm bảo huy động các nguồn lực xây dựng thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường; có lộ trình, kế hoạch thực hiện chi tiết, khả thi
6. Đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan quản lí giáo dục, các lực lượng bên ngoài nhà trường với các trường tiểu học
Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Câu 1. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
1.Thực hiện nguyên tắc phân hóa trong dạy học và giáo dục | Mỗi nhà trường có một đối tượng học sinh cụ thể, có đội ngũ giáo viên khác nhau |
2. Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường tiểu học | Tuân thủ các quy định của Chính phủ … |
3. Nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên, nhân viên | tạo điều kiện cho giáo viên trong quá trình dạy học được chủ động trong việc lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với trình độ của học sinh và điều kiện dạy học của nhà trường |
4. Nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên, nhân viên | nghiên cứu sâu và nắm chắc mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực, nội dung dạy học |
5. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý | nâng cao năng lực quản trị dạy học, giáo dục; từng bước thích ứng với chủ trương phân cấp, |
6. Huy động nguồn lực tham gia giáo dục nhà trường | phối hợp tốt giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường, gia đình, cha mẹ học sinh được hướng dẫn phối hợp và tham gia giáo dục con |
Câu 2. Ý nào sau đây KHÔNG thuộc nguyên tắc phân hóa trong dạy học và giáo dục trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
Đáp án:
Các nhà trường tuân thủ theo yêu cầu cần đạt và định hướng nội dung của Chương trình giáo dục.
Định hướng cấu trúc của kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học
Câu hỏi. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Nối đúng thứ tự đề mục trong định hướng cấu trúc của kế hoạch giáo dục nhà trường
- Căn cứ xây dựng kế hoạch
- Điều kiện thực hiện chương trình trong năm học.
- Mục tiêu giáo dục năm học.
- Tổ chức các môn học và hoạt động giáo dục trong năm học.
- Giải pháp thực hiện
- Tổ chức thực hiện
- Phụ lục
Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất
Việc “xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp các mục tiêu kế hoạch giáo dục; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị” là nội dung của bước nào trong quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Đáp án: Xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường
Câu 2. Để xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học cần thực hiện theo những bước nào?
Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường được thực hiện theo các hoạt động/ bước chính sau:
- Xác định căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
- Đánh giá tình hình và các điều kiện thực hiện chương trình trong năm học
- Xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường
- Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học các môn học và hoạt động giáo dục
Triển khai thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chương trình
Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất
Ý nào sau đây KHÔNG phải là việc triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường
Đáp án: Tổ chức lấy ý kiến các thành phần liên quan, hoàn thiện văn bản báo cáo Hội đồng trường theo quy định
Câu 2. Chọn từ thích hợp từ gợi ý để hoàn thành nội dung dưới đây
Thứ tự cần điền là: SỔ ĐẦU BÀI – QUAN SÁT – TỔ CHUYÊN MÔN – ĐIỀU CHỈNH
Vai trò của giáo viên trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường
Câu 1. Trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, người giáo viên đóng vai trò gì?
Đáp án: Đóng góp ý kiến, thực hiện và đánh giá hiệu quả kế hoạch giáo dục của nhà trường
Câu 2. Các thầy/cô cho biết khó khăn có thể gặp phải khi xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
Việc đóng góp ý kiến: Khi thực hiện KHGD của nhà trường nếu gặp khó khăn, vướng mắc hoặc chưa phù hợp GV thường có tâm lí chịu đựng hoặc tự tìm cách khắc phục nhưng không góp ý với lãnh đạo vì tâm lí e dè, sợ lãnh đạo này kia kia nọ .. Nên khi hỏi ý kiến về KHGD họ thường bảo "Thầy/cô đã làm quá tuyệt vời! và không có ý kiến gì thêm" để tránh bị dìm.
Hiện tại HS có vấn đề đều muôn lỗi tại GV, chính vì vậy GV thường âm thầm chịu đựng, ít có sự tương tác với các lực lượng phối hợp vì chưa biết có được giúp đỡ tích cực hay không hay trở thành trung tâm tội đồ. Khi nào môi trường sư phạm, môi trường xã hội gạt bỏ được hai tâm lí trên của Gv thì mới có điều kì diệu xảy ra.