Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích tình huống truyện Vợ nhặt (6 Mẫu) Vợ nhặt của Kim Lân
Dàn ý tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân tổng hợp 6 mẫu khác nhau cực hay gồm cả mẫu ngắn gọn và đầy đủ. Qua 6 dàn ý phân tích tình huống truyện giúp các bạn học sinh bao quát các luận điểm, luận cứ cần triển khai, nhờ đó tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lạc ý, bỏ sót ý hoặc triển khai ý không cân xứng.
Tình huống truyện Vợ nhặt là chi tiết vô cùng độc đáo. Thông qua tình huống truyện nhà văn tố cáo chế độ thực dân, phong kiến đã đẩy xã hội và con người vào bước đường cùng, dẫn đến nạn đói và cái chết khủng khiếp nhất. Qua đó ngợ ca dù trong bất kì tình huống và hoàn cảnh nào, con người vẫn không từ bỏ niềm tin vào cuộc sống, và khát vọng sống hạnh phúc. Vậy dưới đây là 6 dàn ý phân tích tình huống truyện Vợ nhặt chi tiết nhất mời các bạn theo dõi. Bên cạnh tình huống truyện Vợ nhặt các bạn xem thêm phân tích nhân vật Thị.
Dàn ý chi tiết tình huống truyện Vợ nhặt
Tóm tắt tình huống truyện Vợ nhặt
Tình huống truyện đắt giá nhất trong tác phẩm "Vợ nhặt" là tình huống một anh chàng dân ngụ cư, xấu xí, nghèo khổ như Tràng lại có thể “nhặt” được vợ một cách ngẫu nhiên và quá dễ dàng, chỉ bằng mấy câu hát, mấy lời nói bông đùa “tầm phơ tầm phào” và vài bát bánh đúc. Hoàn cảnh mà Tràng nhặt được vợ thật quá trớ trêu: giữa lúc nạn đói khủng khiếp đang hoành hành, ngay cả bản thân Tràng gắng sức đi làm cũng không đủ để nuôi được bản thân và người mẹ già, nay lại có thêm một người "vợ nhặt". Thông thường, cưới được vợ là niềm vui của một gia đình, nhưng trước tình cảnh éo le này, việc “nhặt” được vợ tưởng chừng là niềm vui nhưng lại chưa chắc là niềm vui, Tràng không biết nên mừng hay nên lo, nên vui hay nên buồn. Đó thực sự là một tình huống truyện vô cùng độc đáo của tác phẩm.
Dàn ý phân tích tình huống truyện Vợ nhặt
a) Mở bài
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm
- Giới thiệu và đánh giá về tình huống truyện trong tác phẩm “Vợ nhặt" của Kim Lân.
b) Thân bài
* Khái niệm về tình huống truyện
- Tình huống truyện là diễn biến của sự việc, sự phức tạp của tình tiết; là cái éo le, nghịch lí ở đời. Sự việc, câu chuyện trong tác phẩm “xảy ra như thế mà ta cứ ngỡ không phải thế”.
- Tình huống càng lạ bao nhiêu thì truyện càng hay, hấp dẫn bấy nhiêu.
* Tình huống truyện độc đáo trong “Vợ nhặt”
- Đó chính là việc anh cu Tràng “nhặt” được vợ được xem là một tình huống đầy kịch tính, xưa nay chưa từng có; vừa lạ lại vừa éo le mà Kim Lân đã phát hiện và thể hiện rất hay và lạ.
- Lạ:
Người như Tràng mà lấy được vợ, thậm chí lại có vợ theo:
- Xấu xí
- Tính cách có phần hơi dở hơi
- Nghèo, dân ngụ cư
-> Ở Tràng hội tụ đầy đủ những yếu tố để khó, thậm chí không lấy được vợ.
Giữa lúc đói khát, nuôi thân còn chẳng xong vậy mà Tràng lại dám “đèo bòng”, “rước cái của nợ đời ấy về”.
Tràng lấy được vợ, nhặt được vợ âu cũng chỉ qua hai lần gặp tình cờ, chỉ với mấy câu nửa đùa nửa thật vậy mà người đàn bà đã theo Tràng về
-> Cái công việc mà xưa nay người ta vẫn cho là khó lại vô cùng tình cờ, dễ dàng đối với Tràng.
- Éo le:
Tràng lấy vợ là việc được hưởng cái hạnh phúc lớn nhất của một đời người giữa cảnh “tối sầm lại vì đói khát”, giữa cái lúc mà cái chết và sự sống ranh giới mong manh, tưởng như âm - dương không có sự cách biệt.
-> Chen vào hạnh phúc là nỗi lo chạy trốn cái đói, nỗi lo níu kéo sự sống.
Duyên cớ để đưa họ đến với nhau cũng thật buồn lòng: đó là cái đói. Ở đây, mấy bát bánh đúc thay cho trầu cau dẫn cưới. Nếu không vì cái đói đưa đẩy thì Tràng cũng khó lòng lấy được vợ
-> Sự thật đáng buồn.
* Phản ứng của mọi người trước sự kiện Tràng có vợ
- Những người dân trong xóm ngụ cư:
- “Người trong xóm lạ lắm”, họ “đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán” -> Ngạc nhiên tột độ.
- Sự kiện lạ lùng ấy đem đến một “cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối” của họ, làm những khuôn mặt “hốc hác, u tối” bỗng dưng “rạng rỡ hẳn lên”.
- Họ “cười rung rúc” rồi có người thở dài.
- Tất cả cùng “nín lặng” khi có người nói “Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”
- Bản thân Tràng:
- Mọi chuyện nhanh chóng quá đến mức chính Tràng - người trong cuộc cũng cảm thấy ngạc nhiên.
- Nhìn thị ngồi giữa nhà mà Tràng “vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế”
- Bà cụ Tứ - mẹ Tràng:
Vô cùng ngạc nhiên trước thái độ vồn vã, khác thường của đứa con trai
Bà “hấp háy hay con mắt nhìn Tràng” rồi băn khoăn hỏi Tràng “Có việc gì thế vậy?”
Ngạc nhiên khi nhìn thấy người đàn bà trong nhà:
- Bà “đứng sững lại”
- Trong đầu bà cụ hiện lên một loạt những câu hỏi: “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?”, “sao lại chào mình bằng u?”…
=> Băn khoăn, ngạc nhiên.
- Khi đã hiểu rõ cơ sự bà lão “cúi đầu nín lặng”, thương xót cho số kiếp đứa con mình.
- Bà cụ Tứ cảm thấy tủi thân, xót xa vì chưa làm tròn bổn phận làm cha mẹ “người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này, còn mình thì...” -> Độc thoại nội tâm thể hiện tâm lí nhân vật.
- Sau đó là “mừng lòng”, chấp nhận con dâu, khuyên nhủ các con đầy lạc quan…
* Ý nghĩa của tình huống truyện
- Tình huống truyện là một trong những yếu tố để làm nổi bật chủ đề tác phẩm đồng thời tạo điều kiện cho nhà văn miêu tả tâm lí nhân vật.
- Tạo cho tác phẩm có được kết cấu chặt chẽ. Các sự việc, các chi tiết khác được kể tới đều xoay quanh tình huống này.
- Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít đẩy con người đến bước đường cùng, biến giá trị con người thành số không.
- Thể hiện được cái tình của người lao động nghèo và tấm lòng nhân hậu đầy yêu thương của bà mẹ
- Nói lên được lòng ham sống, bản chất lạc quan của người lao động đang bị lâm vào cảnh khốn cùng.
c) Kết bài
- Khái quát ý nghĩa của tình huống nhặt vợ đối với tác phẩm
- Cảm nhận của em về tình huống.
Xem thêm: Phân tích tình huống độc đáo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân
Dàn ý phân tích tình huống truyện
A. Mở bài:
- Vợ nhặt là câu chuyện xay ra ở thời điểm nạn đói năm Ất Dậu (1945) đang hoành hành.
- Bức tranh thảm đạm về nạn đói ấy được tái hiện cụ thể. Xóm ngụ cư thì ngổn ngang kẻ sống dở, người chết, tiếng khóc, tiếng quạ kêu gào lên từng hồi thê thiết, mùi gây của xác người, càng tô đậm thêm cảm giác tang tóc, thê lương.
- Giữa lúc đó, Tràng lấy vợ, tạo nên những tình huống thật bất ngờ.
B. Thân bài: Phân tích tình huống truyện
1. Việc Tràng lấy vợ thực sự gây ngạc nhiên cho mọi người trong xóm ngụ cư. Họ ngạc nhiên vì anh chàng xấu trai, ế vợ như Tràng mà cùng lấy được vợ, Họ lại ái ngại cho anh và phàn nàn rằng: “Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”.
2. Còn bà cụ Tứ mẹ Tràng - càng bất ngờ hơn. Mãi đến khi hiểu chuyện, bà cụ lại lo lắng: “... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”.
3. Đối với Tràng, tình huống này tạo lên cảnh bi hài.
- Tràng lấy vợ trong hoàn cảnh không bình thường. Chỉ mấy câu nói đùa mà người đàn bà trở thành vợ thật. Tràng xấu lại có người theo về, lấy tiền đâu cưới vợ... Nhưng đó là một nghịch cảnh có thật chẳng biết đáng mừng hay đáng lo, đáng vui hay đáng buồn, đáng cười hay đáng khóc...
Việc Tràng lấy vợ còn cho thấy sự thật và nghịch lí:
- Do đói khát, cùng quẩn, người đàn bà kia mới lấy Tràng, cái trớ trêu trở thành cơ may để Tràng lấy được vợ một cách đáng thương.
- Dù cho tình huống nào, con người cùng tin ở tương lai. Niềm khao khát cuộc sống gia đình khiến Tràng vượt qua hoạn nạn để lấy vợ, bản năng tự nhiên giúp con người nghĩ đến sự sống dù cái chết gần kề. Đây cùng là ý nghĩa nhân bản và tình cảm nhân đạo của tác phẩm.
- Hơn nữa, lần đầu Tràng biết người đàn bà - sau này là vợ mình - nơi đầu đường, lần hai nơi góc chợ. Rồi tự Tràng “hỏi vợ”, “cưới vợ”, “rước dâu” âm thầm, sau khi cho ăn mấy bát bánh đúc ở chợ. Cô dâu áo quần tả tơi, cái nón cũ nát cúi đầu theo Tràng về làm dâu trong sự ngạc nhiên của mọi người. Một đám cưới lạ lùng và đầy xót xa! Diễn biến tâm lí của các nhân vật trong tác phẩm cho thấy sự vận động của hình tượng từ ngạc nhiên đến sự thật, từ xa lạ đến gần gũi, từ lo sợ đến hòa hợp, từ buồn tủi đến tươi vui, từ bóng tối đến ánh sáng... Tình yêu thương làm thay đổi con người và không gian tỏa sáng.
C. Kết bài: Nhận xét nghệ thuật xây dựng tình huống truyện
- Xây dựng các kiểu tình huống như trên, Kim Lân đã đạt được cùng lúc nhiều hiệu quả nghệ thuật.
- Tố cáo chế độ thực dân, phong kiến đã đẩy xã hội và con người vào bước đường cùng, dẫn đến nạn đói và cái chết khủng khiếp nhất.
- Dù trong bất kì tình huống và hoàn cảnh nào, con người vẫn không từ bỏ niềm tin vào cuộc sống, và khát vọng sống hạnh phúc.
Dàn ý chi tiết tình huống truyện Vợ nhặt
a) Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm:
- Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với "người", với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn.
- Nạn đói năm 1945 đã đi vào nhiều trang viết của các nhà văn, nhà thơ trong đó có Vợ nhặt của Kim Lân.
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề : Tình huống truyện độc đáo trong Vợ Nhặt.
b) Thân bài
* Khái niệm tình huống truyện
- Tình huống truyện là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt mà tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, bộc lộ rõ nét nhất ý đồ tư tưởng của tác giả.
- Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại.
* Phân tích tình huống nhặt vợ
- Bối cảnh xây dựng tình huống truyện:
Bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà kết quả là hơn hai triệu người chết.
Một không khí ảm đạm, thê lương, những người sống luôn bị cái chết đe dọa.
- Tóm tắt tình huống: Vốn là một anh chàng dân ngụ cư, xấu trai, ế ẩm lại nghèo, thế mà Tràng đã “nhặt” được vợ một cách ngẫu nhiên và quá dễ dàng ngay trong những ngày đói chỉ bằng mấy câu hát, mấy lời bông đùa “tầm phơ tầm phào”, mấy bát bánh đúc…
- Các chi tiết độc đáo của tình huống truyện:
Ở Tràng hội tụ nhiều yếu tố khiến nguy cơ "ế" vợ rất cao:
- Ngoại hình xấu xí, thô kệch.
- Tính tình có phần không bình thường.
- Ăn nói cộc cằn, thô lỗ.
- Nhà nghèo, đi làm thuê nuôi mình và mẹ già.
- Nạn đói đe dọa, cái chết đeo bám.
Tràng lấy vợ là lấy cho mình thêm một tai họa (theo lô gíc tự nhiên).
Việc Tràng lấy vợ là một tình huống bất ngờ
- Cả xóm ngụ cư ngạc nhiên.
- Bà cụ Tứ cũng hết sức ngạc nhiên
- Bản thân Tràng có vợ rồi vẫn còn "ngờ ngợ".
Tình huống truyện bất ngờ nhưng rất hợp lí:
- Nếu không phải năm đói khủng khiếp thì "người ta" không thèm lấy một người như Tràng.
- Tràng lấy vợ theo kiểu "nhặt" được.
* Giá trị của tình huống truyện
- Giá trị hiện thực:
Phác họa tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói
- Cái đói dồn đuổi con người.
- Cái đói bóp méo cả nhân cách.
- Cái đói khiến cho hạnh phúc thật mỏng manh, tội nghiệp.
Tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp.
- Giá trị nhân đạo
Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật.
- Tràng rất trân trọng người "vợ nhặt" của mình.
- Thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức nơi người "vợ nhặt"
- Tình yêu thương con của bà cụ Tứ.
Con người luôn hướng đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng ở tương lai:
- Tràng lấy vợ là để duy trì sự sống.
- Bà cụ Tứ, một người già lại luôn miệng nói về ngày mai với những dự định thiết thực tạo niềm tin cho con dâu vào một cuộc sống tốt đẹp.
- Đoạn kết tác phẩm với hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người phá kho thóc Nhật.
c) Kết bài
- Khẳng định tài năng nhà văn qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
- Khẳng định giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Dàn ý tình huống truyện Vợ nhặt
1. Mở bài
- Nạn đói năm 1945 cướp đi hơn hai triệu đồng bào ta.
- Kim Lân đã dựng lên một tác phẩm với một tình huống truyện đặc sắc miêu tả con người trong nạn đói này.
2. Thân bài
a. Tình huống truyện là gì?
- Là sự kiện đặc biệt, hoàn cảnh đặc biệt trong tác phẩm mà qua đó tác giả muốn bộc lộ quan điểm của mình cũng như tính cách, số phận của các nhân vật.
- Tình huống truyện là hạt nhân, lát cắt chân thực của cuộc sống, từ đó cho ta thấy một phần của cuộc sống, xã hội, con người.
b. Tình huống truyện trong Vợ nhặt:
- Được thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm.
- Nội dung: Một anh cu Tràng xấu trai, nghèo lại "nhặt" được cô vợ giữa lúc nạn đói năm 1945 đang hoành hành dữ dội.
- Nhan đề với từ "nhặt": gợi lên sự tò mò, hấp dẫn cho tác phẩm đồng thời cũng là nét độc đáo, gây ấn tượng sâu sắc.
c. Phân tích tình huống truyện:
- Bối cảnh của tình huống truyện:
- Bối cảnh là nạn đói năm 1945 với kết quả hơn hai triệu người chết.
- Mỗi câu từ trong tác phẩm đều gợi lên sự u ám, cái chết luôn rình rập.
- Tình huống truyện vừa độc đáo, lạ lùng vừa éo le:
* Lạ lùng: Trong bối cảnh đầy run rủi ấy, con người còn chẳng thể lo nổi cho bản thân, ấy vậy mà anh cu Tràng còn rước về một cô vợ.
- Tràng: hội tụ tất cả những yếu tố khó có thể lấy vợ: ngoại hình xấu xí "cái mặt thô kệch", "đôi mắt nhỏ tí", "cái lưng to như lưng gấu", … cùng với tính cách có phần cộc cằn, thô lỗ.
- Nghèo: đi làm thuê nuôi mẹ già, có một căn nhà lụp xụp ở một xóm ngụ cư.
- Và quan trọng là nạn đói đang diễn ra trầm trọng, cái chết đeo bám mỗi con người "Người chết như ngả rạ", "Không buổi sáng …của xác người".
=> Với ngoại hình, tính cách, gia cảnh và tình cảnh như hiện tại, Tràng không thể kiếm được một cô vợ.
Thế nên, chuyện Tràng lấy vợ ở hoàn cảnh hiện tại không khác gì "đèo bòng", "rước của nợ đời".
=> Ấy thế mà Tràng lại có vợ trong lúc không ai ngờ nhất, trong hoàn cảnh mà cuộc sống đang phải giành giật từng ngày => cái lạ của tình huống truyện.
* Cái éo le:
- Việc lấy vợ là chuyện đại sự, là hạnh phúc lớn nhất của đời người lại diễn ra trong lúc "tối sầm vì đói khát", bị chen ngang bởi nỗi lo bởi cái đói, cái chết.
- Duyên phận đưa đẩy họ đến với nhau cũng là cái đói: Thị gặp hắn lần đầu khi hắn kéo thóc qua dốc, chỉ với câu hò vu vơ, thị đã "ton ton" chạy lại cũng đẩy xe với hắn.
- Lần thứ hai gặp lại, Tràng không nhận ra Thị bởi "hôm nay Thị …xám xịt". Và chỉ bằng vài bát bánh đúc và một câu nói đùa, Thị đã bằng lòng theo hắn về nhà làm vợ.
- Phản ứng của mọi người khi Tràng lấy vợ:
- Những người dân xóm ngụ cư:
- Họ ngạc nhiên "Người trong xóm lạ lắm", "Họ đứng …bàn tán".
- Thế rồi họ hiểu và vui mừng thay cho Tràng, "Những khuôn mặt ...hẳn lên", "có người …rúc".
- Thế nhưng có những người lại thở dài ngao ngán "Ôi chao, … này không", bởi họ lo cho Tràng cho Thị, lo cái chết sẽ tìm đến những con người nghèo như họ.
* Đối với Tràng:
- Ban đầu là sự ngạc nhiên khi chỉ bằng một câu nói đùa "này nói đùa …cùng về" với dăm ba bát bánh đúc mà Thị đã bằng lòng theo Tràng về nhà.
- Tiếp theo là nỗi sợ hãi, cái "chợn": "Nói thế Tràng …thật", "Thóc gạo ...đèo bòng" , thế nhưng nỗi sợ ấy qua nhanh Tràng "chặc lưỡi: chặc, kệ"
- Sự vui mừng khi cái khao khát về hạnh phúc gia đình được hiện thực hóa "hắn tủm tỉm … lấp lánh", nhìn Thị "ngượng nghịu...chân kia", hắn thích chí "cười khanh khách".
- Nỗi sợ về cái đói, cái chết đã bị niềm hạnh phúc gia đình, cái trách nhiệm đẩy lùi "Trong một lúc Tràng hình như …đi bên".
- Niềm hạnh phúc ấy khiến Tràng cứ ngỡ không có thật "hắn vẫn …không phải".
=> Niềm vui, niềm hạnh phúc đến với Tràng bất ngờ, nhanh chóng, trong lúc đói khát nhất, trong hoàn cảnh éo le nhất.
* Bà cụ Tứ:
- Bà vô cùng ngạc nhiên trước thái độ của Tràng, băn khoăn hỏi han.
- Bà càng ngạc nhiên hơn khi thấy một người đàn bà khác trong nhà mình và chào bà bằng u "quái sao …thế kia?" => bà ngạc nhiên vô cùng.
- Thế rồi khi nghe Tràng nói, bà "cúi đầu nín lặng", bà "vừa ai oán … con mình" =>Sự tủi phận của một người mẹ không làm tròn được bổn phận của mình "Chao ôi …còn mình thì …"
- Rồi bà cũng "mừng lòng", vui lòng với người dâu mợi, khuyên nhủ hai đứa con với những lời lẽ lạc quan "Nhà ta nghèo …ba đời".
- Những giọt nước mắt của người mẹ già thương con "Chúng mày …thương quá!".
- Ý nghĩa của tình huống truyện:
- Làm nổi bật chủ đề của tác phẩm, đồng thời tạo điều kiện để nhà văn khai thác nội tâm các nhân vật.
- Kim Lân đã dựng lên một tình huống truyện độc nhất vô nhị: làm nổi bật tình cảnh của con người trong nạn đói năm 1945, vừa thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những số phận tăm tối của con người trước Cách mạng tháng Tám.
- Tình huống truyện éo le gieo vào lòng người đọc những cảm xúc khó tả.
- Truyện mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc:
- Về giá trị hiện thực:
- Tình cảnh người dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945
- Cái đói dồn đuổi con người, bóp méo nhân cách, biến những hạnh phúc đẹp đẽ nhất trở nên mỏng manh.
- Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít
- Giá trị nhân đạo:
- Tình người đẹp đẽ qua cách ứng xử của các nhân vật
- Gieo vào lòng người niềm hi vọng về một tương lai tốt đẹp phía trước nơi có ngọn cờ Cách mạng.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề
Lập dàn ý tình huống truyện Vợ nhặt
1. Mở bài
Giới thiệu về tình huống truyện và truyện ngắn Vợ nhặt
2. Thân bài
- Một tình huống lạ lùng:
- Một người vừa xấu, vừa nghèo lại không thông minh như Tràng lại có vợ
- Cưới vợ trong cảnh khốn khó, đói kém
- Việc lấy vợ vốn khó lại hệ trọng nhưng với Tràng lại là việc quá dễ dàng
- Tình huống truyện đầy éo le:
- Tràng lấy thị về trong cảnh cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc. Niềm hạnh phúc nhỏ bé ấy không thể thắng nổi cơn cuồng phong của đói khát đang hả hê nhấn chìm từng chút
- Lấy vợ lại thêm cảnh đèo bồng, càng khó khăn hơn
- Hạnh phúc của họ chỉ có thể được gặp gỡ trong cảnh khốn cùng
- Thái độ của mọi người trước tình huống ấy
- Dân trong xóm vừa mừng, vừa xót, họ lo lắng cho đôi vợ chồng trẻ không biết còn dìu nhau vượt qua kiếp nạn này
- Bà cụ Tứ mừng mừng, tủi tủi, thương cho con, thương cho số phận đầy bạc bẽo
- Anh cu Tràng bất ngờ, hắn cũng hạnh phúc, cũng sung sướng, thấy mình có trách nhiệm hơn với gia đình
- Ý nghĩa của tình huống truyện:
- Phản ánh hiện thực tăm tối của nạn đói
- Làm sáng lên ánh sáng của tình người
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của tình huống truyện.
Dàn ý phân tích tình huống Vợ nhặt
a. Khái niệm “tình huống truyện”
– Sự kiện có ý nghĩa, chứa đựng mâu thuẫn
- Thể hiện chủ đề tư tưởng
- Bộc lộ tính cách nhân vật
b. Tình huống truyện “Vợ nhặt”
– Giữa cảnh đói.
– Một anh nông dân nghèo lấy vợ.
– Trong sự vui mừng, lo lắng của cụ Tứ và mọi người trong xóm ngụ cư.
– Tại sao anh ta lại lấy vợ ngay trên bờ vực của cái chết?
– Tại sao mọi người không ngăn cản mà còn đồng ý, còn vui mừng?
c. Giá trị độc đáo của tình huống truyện
– Vợ nhặt – Một thiên truyện viết về cái đói
- Không gian năm đói
- Con người năm đói
- Đám cưới năm đói
=> Tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 (Nhan đề tác phẩm)
→ Niềm xót thương cho số phân con người và bản án đanh thép thực dân Pháp và phát xít Nhật
– Vợ nhặt – Một thiên truyện viết về cái tình
- Một đám cưới giữa vô vàn đám ma
- Khát khao hạnh phúc
- Tình yêu thương, đùm bọc, cảm thông
=> Bài ca về tình người, tình mẫu tử, ngợi ca phẩm chất cao đẹp của người nông dân Việt Nam
=> Niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai, vào những giá trị tốt đẹp của con người