Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích tác phẩm Cải ơi (3 Mẫu) Cải ơi của Nguyễn Ngọc Tư
Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích tác phẩm Cải ơi tổng hợp 3 mẫu khác nhau cực hay gồm cả mẫu ngắn gọn và đầy đủ. Qua 3 dàn ý phân tích Cải ơi giúp các bạn học sinh bao quát các luận điểm, luận cứ cần triển khai, nhờ đó tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lạc ý, bỏ sót ý hoặc triển khai ý không cân xứng.
Cải ơi của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư thuộc tập truyện Cánh đồng bất tận. Tác phẩm Cải ơi miêu tả số phận con người nông thôn Việt Nam bình dị với những nỗi niềm riêng. Vậy sau đây là 3 dàn ý phân tích Cải ơi mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Dàn ý phân tích tác phẩm Cải ơi
Lập dàn ý bài Cải ơi
I. Mở bài
Giới thiệu chung:
“Cải ơi” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư thuộc tập truyện Cánh đồng bất tận
Chủ đề tác phẩm: số phận người dân làng quê nghèo.
II. Thân bài
1. Tóm tắt tác phẩm
“Cải ơi” là hành trình về người cha đi tìm con.
Các nhân vật chính: ông Năm Nhỏ, Thàn, Diễm Thương.
2. Phân tích nhân vật
a) Ông Năm Nhỏ
- Xuất hiện với dáng vẻ cô độc buồn rầu gợi nỗi buồn thương.
- Là người cha rất thương con nhưng phải gánh chịu lời ác ý của người đời khi họ quy trách nhiệm rằng vì ông ghét bỏ và đối xử tệ bạc với Cải nên nó mới bỏ đi.
- Nhân hậu, giàu lòng thương người.
b) Thàn
- Làm ca sĩ ở gánh hát, sau đó hát kẹo kéo, sống chung với ông Năm Nhỏ, coi ông như cha.
- Giàu tình thương, sống sâu sắc.
- Thàn thấu hiểu nỗi lòng của ông Năm Nhỏ và Thương và là sợi dây nối kết hai người với nhau.
c) Diễm Thương
- Hoàn cảnh đáng thương, bị cha mẹ bỏ rơi.
- Ẩn sau vẻ lạnh lùng là để che giấu sự tổn thương.
- Ba con người gắn kết với nhau như một sự bù đắp của số phận.
III. Kết luận
Giá trị của tác phẩm: dù hiện thực buồn bã nhưng tác giả vẫn cho thấy niềm tin, tình thương, lòng nhân ái và sự khoan dung.
Dàn ý phân tích Cải ơi ngắn gọn
I. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Ngọc Tư, tác phẩm Cải ơi
II. Thân bài
1. Tác giả (tiểu sử cuộc đời, phong cách nghệ thuật, sự nghiệp văn học,…)
2. Tác phẩm
- Nội dung: Kể lại hành trình tìm kiếm lại niềm hạnh phúc, ông già Năm Nhỏ tìm kiếm đứa con gái của mình trong vô vọng, và nỗi xót xa ấy đã lắng lại trong lòng người đọc một nỗi buồn man mác, sự mơ hồ về kiếp nhân sinh
- Giá trị nghệ thuật, ý nghĩa của tác phẩm.
III. Kết bài
Cảm xúc của em sau khi đọc xong tác phẩm Cải ơi
Dàn ý phân tích Cải ơi chi tiết
A. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu tác phẩm
B. Thân bài:
1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm:
a. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư:
- Sinh năm 1976, quê ở Cà Mau.
- Thường viết truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn.
- Là nhà văn nữ tiêu biểu của văn học đương đại.
- Một số tác phẩm nổi tiếng: “Cánh đồng bất tận”, “Gáy người thì lạnh”
b. Tác phẩm:
- “Cải ơi” là truyện ngắn nằm trong tập truyện “Cánh đồng bất tận” (2005).
- Bố cục:
- Đoạn 1: Từ đầu cho đến “…dứt khoát tìm được con Cải về”.
- Đoạn 2: Tiếp theo cho đến “…rủ đi ăn hủ tiếu”.
- Đoạn 3: Tiếp cho đến “…Chết lặng”.
- Đoạn 4: Còn lại.
2. Phân tích tác phẩm:
a. Nhân vật ông Năm Nhỏ:
- Xuất thân là người nông dân ở làng Cỏ Cháy.
- Hoàn cảnh đưa đẩy ông đến ngã ba Sương là sự ra đi của Cải.
- Số phận lưu lạc, đau khổ cùng phẩm chất được thể hiện qua hành trình tìm kiếm con:
Ròng rã tìm kiếm con mười hai năm, rơi vào những tình huống ngặt nghèo.
Giàu tình yêu thương con, giàu lòng tự trọng, không từ bỏ mọi cơ hội để tìm con.
Có lòng bao dung, vị tha, thương yêu những người đồng cảnh ngộ.
b. Nhân vật Thàn:
- Có ước mơ, hoài bão
- Có tình thương như ruột thịt, đồng cảm với ông Năm và tình yêu chân thành với Diễm Thương.
- Cuộc sống lưu lạc vì không thực hiện được ước mơ.
c. Nhân vật Diễm Thương:
- Có quá khứ đau buồn, bị cha mẹ bỏ rơi.
- Ngoại hình và tính cách lạnh lùng, vô cảm.
- Khao khát yêu thương vô bờ.
3. Tổng kết:
- Nội dung:
- Đồng cảm, xót thương cho số phận đáng thương của những con người lưu lạc.
- Ca ngợi những vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của con người.
- Đề ra những trăn trở, suy ngẫm về cách ứng xử của con người trong đời sống.
- Nghệ thuật:
- Trật tự sự kiện trong truyện đan xen giữa quá khứ và hiện tại.
- Ngôi kể thứ ba – người kể chuyện toàn tri.
- Hệ thống điểm nhìn linh hoạt, sự hòa quyện giữa lời người kể và lời nhân vật.
- Nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
- Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ miền Nam.
C. Kết bài.
Khái quát, nêu suy nghĩ của em sau khi đọc xong tác phẩm Cải ơi