Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7
Hôm nay, Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng.
Tài liệu bao gồm 3 mẫu dàn ý, giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 khi tìm hiểu về câu tục ngữ trên. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng - Mẫu 1
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ: “Tấc đất tấc vàng”.
2. Thân bài
- “tấc” là đơn vị đo lường người xưa thường sử dụng.
- “đất” là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất
- “vàng” chính một kim loại quý giá, có giá trị kinh tế rất cao.
=> So sánh “tấc đất” với “tấc vàng” để thấy được tầm quan trọng của đất đai. Từ đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người.
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng”.
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng - Mẫu 2
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng.
II. Thân bài
1. Giải thích
- “tấc” là đơn vị đo lường, dùng để đo đất đai. “
- đất” hiểu đơn giản là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất.
- “vàng” chính một kim loại quý giá, có giá trị cao.
=> So sánh “tấc đất” với “tấc vàng” nhằm khẳng định sự quý giá của đất đai. Như vậy, câu tục ngữ muốn gửi khuyên con cháu đời sau rằng đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, cần bảo vệ và khai thác hợp lý.
2. Vì sao “Tấc đất tấc vàng”?
- Đất là nguồn tài nguyên quý giá của nhân loại, một trong những yếu tố góp phần hình thành nên Trái Đất.
- Đất cung cấp cho con người nơi sinh sống và lao động, cũng như nguồn lợi khoáng sản dồi dào.
- Đối với mỗi quốc gia, đất còn được xem là chủ quyền lãnh thổ bất khả xâm phạm, mà từ xưa đến nay, nhân dân Việt Nam đã phải đấu tranh để bảo vệ.
3. Làm gì để bảo vệ đất đai?
- Sử dụng, khai thác hiệu quả, hợp lý.
- Hạn chế những hành vi gây ô nhiễm đất đai như: vứt rác bừa bãi; sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học; chặt phá rừng…
III. Kết bài
Khẳng định giá trị của câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng”.
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng - Mẫu 3
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng”.
2. Thân bài
a. Giải thích
- “Tấc”: một đơn vị đo lường được ông cha ta sử dụng từ xưa.
- “Đất” là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất.
- “Vàng” là kim loại quý giá, có giá trị vật chất cao.
=> So sánh “tấc đất” so sánh với “tấc vàng” đã cho thấy tầm quan trọng của đai trong cuộc sống. Từ đó, khuyên nhủ mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người.
b. Mở rộng vấn đề
- Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là nơi con người sinh sống và lao động sản xuất.
- Đất đai còn mang ý nghĩ là chủ quyền lãnh thổ bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia, dân tộc.
- Mỗi người cần có hành động để bảo vệ đất đai: không vứt rác bừa bãi, hạn chế sử dụng rác thải nhựa, trong sản xuất cần hạn chế thuốc trừ sâu…
3. Kết bài
Ý nghĩa của câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” đối với con người.