Các kỹ năng cơ bản trong game DotA 2
Những kỹ năng cơ bản trong game DotA 2 dưới đây sẽ giúp các game thủ nhanh chóng nắm bắt, làm quen với cách chơi, chiến thuật trong tựa game MOBA này. Game DotA 2 đang mạnh mẽ trở lại với chế độ chơi Auto Chess và trở thành tựa game tiên phong phát triển chế độ cờ nhân phẩm.
Tựa game DotA là một trong những game chiến thuật có lối chơi phức tạp, các game thủ buộc phải làm quen với từng kỹ năng trước khi bước chân vào đấu trường. Có lẽ chính vì thế mà series game DotA kén người chơi hơn những tựa game chiến thuật trên thị trường. Tuy nhiên với những kỹ năng cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn rất nhiều trước khi gia nhập cộng đồng DotA 2.
Các kỹ năng chính trong DotA 2
Kỹ năng hỗ trợ Support trong DotA 2
Support là một kỹ năng quan trọng khi chơi theo team và supporter có vai trò hỗ trợ đồng đội, thậm chí sẵn sàng hi sinh vì lợi ích của cả đội. Ngoài ra, supporter còn đóng vai trò định hướng di chuyển cho cả nhóm bằng việc cắm ward. Những tướng Support thực sự là người hùng thầm lặng của toàn đội và không thể thiếu trong mỗi trận đấu.
Những hero thích hợp làm Supporter:
Những hero không phụ thuộc quá nhiều vào item và sở hữu khả năng hồi máu, mana, tạo bảo vệ, tăng khả năng tấn công cho động đội hoặc có khả năng khống chế đối phương, vv. Một số tướng tiêu biểu làm supporter như Warlock, Lich, Crystal Maiden, Lion, vv.
Courier:
Supporter bắt buộc phải mua courier cho toàn đội ngay từ đầu. Với việc có courier thì đồng đội có thể vận chuyển đồ được mua từ nhà tới tận tay mà không mất công đi lại, đảm bảo được việc tồn tại trên đường đi. Đặc biệt phải nâng thành Flying Courier (chim) ngay khi có thể vì có thể tiết kiệm được thời gian rất đảng kể việc chuyển đồ.
Wards:
Supporter phải mua cả hai loại mắt là Observe (quan sát) và Sentry (phát hiện tàng hình). Nếu như loại observer để cắm bảo vệ ở rune hay trong rừng tránh việc bị đánh úp thì sentry dùng để phá mắt đối phương khi xác định được vị trí họ cắm là ở đâu.
Tham gia hỗ trợ đồng đội trong trận chiến:
Trong combat, Supporter phải di chuyển rất khéo léo để bảo toàn mạng sống lâu nhất. Luôn theo dõi sát mini-map và luôn mang bên mình Town-Portal để sẵn sàng tiếp ứng đồng đội.
Trong tình huống bị rượt đuổi và bị thất thế thì supporter phải cứu được đồng đội của mình bằng mọi giá dù phải hi sinh. Những hero có vai trò quyết định chiến thắng như carry, ganker cần phải giữ được mạng sống do đó supporter phải cố gắng bảo vệ họ khi nguy hiểm.
Kỹ năng solo trong DotA
Game DotA có 5 người chơi một đội trong khi chỉ có 3 con đường (lane) do đó chắc chắn sẽ có 1 người phải chơi một mình. Vì thế, solo là một kỹ năng quan trọng trong việc kiểm soát đường đi trong game.
Một hero sẽ solo khi cần lên level hoặc cần farm (kiếm tiền bằng cách giết lính và quái rừng).
Những nuker có khả năng gây sát thương lớn thường có khả năng solo tốt bởi vì khi có được lượng XP cần thiết thì họ có khả năng lên level nhanh hơn các hero khác. Skill của các nuker càng mạnh thì họ càng có thể đi gank (tiêu diệt tướng địch) và gây áp lực lên đối phương. Những hero này thường có xu hướng solo ở lane giữa (mid) để có điều kiện tiếp cận cả hai vị trí rune tốt nhất cũng như có lợi thế về khoảng cách di chuyển tới hai lane còn lại. Những hero tiêu biểu cho việc này gồm có Tinker, Shadow Fiend, Queen of Pain, Storm Spirit...
Những hero lúc đầu yếu vì không có khả năng gây damage lớn như các nuker nhưng về sau lại trở nên mạnh hơn nhờ item cũng như skill thường đi solo. Phải kể đến một số hero loại này như: Lone Druid, Morphling, Weaver, Clinkz, vv.
Kỹ năng Gank và Roam trong DotA
Ganker được hiểu như một thợ săn, có đầy đủ khả năng kết thúc nhanh đối thủ mà không cần phải sở hữu quá nhiều trang bị ở giai đoạn đầu và di chuyển vô cùng linh hoạt. Những ganker đáng sợ trong DotA phải kể đến đó là Mirana, Storm Spirit, Queen of Pain, Timbersaw, Pudge, vv.
"Roam" là việc đảo các đường lane và tiêu diệt các hero đối phương ngay từ lúc ban đầu, đem lại những lợi thế nhất định cho đội vào thời điểm bắt đầu. Một hero thích hợp đi roam khi có khả năng hồi phục nhanh, tốn ít mana, vv và không phụ thuộc quá nhiều vào item cũng như level.
Tham khảo pha gank của hero Mirana:
Kỹ năng block và chạy trốn trong DotA
Cuộc giao tranh đang diễn ra ngay gần, đồng đội cần hỗ trợ, nhưng skill của người chơi vẫn chưa quay xong hay sát thương vật lí bình thường là không đủ, vậy hãy sử dụng kỹ năng block để cản trở đối phương. Đây là cách tạo lợi thế trong cả phòng thủ lẫn tấn công. Kỹ năng này có thể áp dụng với mọi hero và không phụ thuộc vào mana hay skill còn bao lâu. Bạn có thể cản trở đối phương chạy trốn, tạo thêm thời gian cho đồng đội đến để tiêu diệt.
Kỹ năng block hiệu quả với việc cản trở tướng đánh gần bên đối phương như Lycanthrope hay Clockwerk. Ngoài ra, người chơi phải phán đoán xem đối phương sẽ di chuyển thế nào để cản trở. Lách trái lách phải, hãy phán đoán thật chuẩn xác để có được những pha block hiệu quả.
Kỹ năng lasthit và deny trong DotA
Last-hit:
Last-hit là một hành động kết liễu được creep, hero cũng như tower của đối phương. Kết liễu creep sẽ đem lại một lượng tiền lớn cho hero trong DotA 2. Cho nên last-hit là công việc tối thiểu mỗi hero làm được trong mỗi trận đấu. Nếu đường lane gồm có carrier và supporter thì carrier là người được ưu tiên last-hit hơn còn support chú trọng vào việc deny creep bên mình cũng như công kích hero đối phương.
Auto-attack là hành động hero tự động tấn công vào mục tiêu đối phương. Và dĩ nhiên tỉ lệ thành công last-hit giảm đi rất nhiều, đặc biệt là khi damage và tốc độ đánh của hero thấp. Auto-attack sẽ có ích về cuối game hơn vì khi đó hero đã có đầy đủ item, và mạnh đến mức đáng kể, mục tiêu lúc đó là tiêu diệt creep đối phương thật nhanh để push.
Xem video thực hiện chiêu thức last-hit trong DotA 2:
Denying Unit:
Deny là động tác tiêu diệt creep bên phía người chơi nếu chúng có lượng HP dưới 50%. Khác với việc last-hit chỉ cần cú click chuột thì việc deny cần phải thao tác giữa tổ hợp nút A và click chuột trái lên unit đó.
Deny creep là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát đường đi và tạo lợi thế trước đối phương. Không chỉ ngăn cản đối phương có được thêm tiền từ việc last-hit, kéo creep đối phương dịch chuyển về gần tower để có chỗ farm an toàn hơn, deny còn làm giảm lượng XP đối phương nhận được, qua đó level cũng sẽ thấp hơn.
Tower sẽ chỉ có thể bị denied khi có lượng HP dưới 10%, và khi thực hiện được thì lượng tiền đối phương nhận được sẽ giảm rất đáng kể so với việc họ dứt điểm được.
Denying Hero:
Hero cũng có thể được deny trong một số trường hợp. Mặc dù không cho đối phương hưởng được gold và XP nhưng hero bị deny vẫn sẽ mất tiền như bình thường.
Những hero deny được bằng việc tấn công những hero có lượng HP dưới 25% và đang chịu tác dụng của những skill sau: Doom của tướng Doom, Shadow Strike của Queen of Pain và Venomous Gale của Venomancer. Phoenix khi đang sử dụng Super Nova cũng có thể deny đươc nếu HP khi đang sử dụng skill dưới 50%.
Một số heroes cũng có khả năng tự deny chính mình như Pudge, Alchemist, Abaddon...đặc biệt là Bane và Bloodseeker cũng có thể vừa deny chính mình vừa deny đồng đội bằng skill Nightmare hay Bloodrage.
Tham khảo cách deny hero trong video sau:
Trên đây là những kiến thức cơ bản về các loại kỹ năng mà người chơi phải vận dụng vào tùy từng tình huống trong game. Chúc các bạn sớm nắm chắc được những thông tin cơ bản đó và dễ dàng làm quen với tựa game huyền thoại này!