Các kiểu sơ đồ tư duy bạn cần biết
Dùng cùng một kiểu sơ đồ tư duy cho tất cả dự án không phải ý tưởng hay. Dưới đây là một số cách vẽ sơ đồ tư duy mà bạn nên biết.
Những kiểu vẽ sơ đồ tư duy hữu ích nhất
- 0 1
Sơ đồ tư duy hình con nhện
Một kỹ thuật brainstorming trực quan, sơ đồ con nhện, giúp bạn sắp xếp ý tưởng theo hình con nhện. Ý tưởng chính nằm ở giữa, ý tưởng liên quan nằm ở “chân nhện”.
Dùng cách sắp xếp không gian, màu sắc và ảnh để chia nhỏ các chủ đề phức tạp, sơ đồ tư duy hình con nhện cho bạn hình ảnh tổng quan đơn giản nhưng toàn diện về tất cả thông tin quan trọng. Bạn luôn có thể thêm chi tiết, nghiên cứu nhiều khía cạnh hơn, tạo kết nối và lấp đầy khoảng trống.
Không có cấu trúc chung khi vẽ sơ đồ con nhện. Về cơ bản, bạn chỉ cần ghi ý chính ở giữa, rồi khoanh tròn nó. Tiếp theo, vẽ các đường phân nhánh từ ý chính để miêu tả ý liên quan.
- 0 2
Sơ đồ tư duy hình dòng chảy
Dù khái niệm “flow map” bắt nguồn từ bản đồ học, sơ đồ tư duy hình dòng chảy là cách sắp xếp thông tin độc đáo, kết hợp bản đồ, lưu đồ và sơ đồ. Nếu đang làm việc với bộ dữ liệu chi tiết và muốn trình bày chúng nhất quán, hãy dùng kiểu vẽ sơ đồ tư duy này.
Bạn có thể vẽ mind map này theo chiều ngang hoặc dọc, căn chỉnh nó theo hướng tăng hoặc giảm dần. Sơ đồ tư duy hình dòng chảy mô tả tốt nhất cho một quy trình hay tiến trình của hướng dẫn nhiều bước.
- 0 3
Sơ đồ tư duy đa luồng
Là một trong số cách vẽ sơ đồ tư duy hữu ích nhất, bản đồ đa luồng là lựa chọn hoàn hảo để thể hiện mối quan hệ nguyên nhân & hệ quả. Vị trí trung tâm trên sơ đồ là sự kiện/tình huống được nhắc tới.
Các ô bên trái chỉ nguyên nhân dẫn tới sự kiện, còn bên phải chỉ kết quả. Mũi tên đi từ trái qua phải. Thế nhưng, bạn có thể dùng bản đồ đa luồng để chỉ hiện nguyên nhân & kết quả. Đôi khi, kiểu mind map này còn được dùng để hiện mối quan hệ giữa các sự kiện.
- 0 4
Sơ đồ tư duy theo hệ thống
Đây là một trong số kiểu vẽ sơ đồ tư duy phức tạp nhất. Nó được sử dụng để chỉ ra nhiều phần của một khái niệm, mối quan hệ giữa chúng và với ý tưởng trung tâm như thế nào.
Nối các đường tương quan tích cực bằng dấu +, tiêu cực bằng dấu -. Đúng như tên gọi, bạn có thể dùng nó để hiểu cách thức làm việc bên trong một hệ thống.
- 0 5
Sơ đồ tư duy đối thoại
Nếu cần một công cụ online để hình dung tư duy phản biện theo nhóm, bạn nên dùng kiểu vẽ sơ đồ tư duy này. Nó là công cụ giải quyết vấn đề tuyệt vời cho lập trình viên, quản lý dự án và lãnh đạo tổ chức.
Các đội dùng sơ đồ tư duy đối thoại để xử lý những vấn đề phức tạp trong một dự án. Hơn nữa, bản đồ này còn cực hữu ích khi bạn muốn chia nhỏ ý, để có thể xem xét vấn đề từ nhiều góc độ.
Trên đây là một số kiểu vẽ sơ đồ tư duy. Hi vọng bài viết có lựa chọn phù hợp với bạn.
Xem thêm bài viết khác
Cách vẽ bản đồ tư duy đẹp và sáng tạo với Mind map
Cách sử dụng Coggle vẽ sơ đồ tư duy online
Cách vẽ sơ đồ tư duy bằng Microsoft Word
Những cách tạo sơ đồ tư duy đơn giản và dễ dàng
Hướng dẫn sử dụng các hình dạng trong Edraw Mind Map
Tổng hợp code Kiếm Hiệp 4.0 và cách nhập
Top ứng dụng ghép ảnh tốt nhất cho Instagram 2019
Phim kinh dị Đài Loan - Rượu Cốt Người
TOP ứng dụng tăng âm lượng tốt nhất trên Android
Top ứng dụng sao lưu dữ liệu tốt nhất cho Android
Cách tăng tốc hoặc làm chậm video
Lịch chiếu phim Thợ Săn Nói Dối