Bộ đề đọc hiểu truyện lịch sử (Có đáp án) Đề đọc hiểu truyện lịch sử (Cấu trúc mới)

Bộ đề đọc hiểu Truyện lịch sử là tài liệu vô cùng hữu ích, tổng hợp 5 đề đọc hiểu ngoài chương trình sách giáo khoa có đáp án giải chi tiết kèm theo mỗi đề.

Bộ đề đọc hiểu Truyện lịch sử được biên soạn gồm 5 đề khác nhau theo cấu trúc mới 100% tự luận, giúp các bạn học sinh tham khảo ôn luyện kiến thức thật tốt. Vậy dưới đây là 5 đề đọc hiểu Truyện lịch sử siêu hay mời các bạn cùng theo dõi nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8.

Bộ đề đọc hiểu Truyện lịch sử (Siêu hót)

Đọc văn bản sau:

BÓP NÁT QUẢ CAM

1. Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược đủ điều, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.

2. Sáng nay, biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không gặp được, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn:

- Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.

3. Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền.

Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!

Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

Nói rồi, Vua ban cho Quốc Toản một quả cam.

4. Quốc Toản tạ ơn Vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức: “Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.

Thấy Quốc Toản trở ra, mọi người ùa tới. Cậu xòe bàn tay phải cho họ xem cam quý Vua ban. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.

(Trích “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – Nguyễn Huy Tưởng, SGK Tiếng Việt lớp 2,bộ sách Cánh diều, tr 130 – 132)

* Chú thích:

- Đoạn trích “Bóp nát quả cam” được trích từ tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Bối cảnh lịch sử của truyện là cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thời nhà Trần. Truyện kể về cậu bé Trần Quốc Toản khi bị vua Trần Nhân Tông không cho dự hội nghị bàn việc đánh giặc vì còn quá nhỏ, cậu đã bóp nát quả cam trong tay vì uất ức. Sau đó, Trần Quốc Toản tự tập hợp nghĩa quân, lập lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”, thề quyết tâm đánh giặc và trung thành với vua, với nước.

- Giặc Nguyên: nhà Nguyên – triều đình do người Mông Cổ lập ra ở Trung Quốc, bấy giờ đang âm mưu xâm lược nước ta.

- Trần Quốc Toản (1267 – 1285): em của vua Trần Nhân Tông, tuổi còn trẻ đã lập nhiều chiến công chống giặc Nguyên.

- Vương hầu: người có tước vị cao do vua ban

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra các dấu hiệu để nhận biết ngôi kể trong văn bản.

Câu 3 (1điểm): Nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn sau:

Sáng nay, biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không gặp được, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến.

Câu 4 (1điểm): Chỉ rõ lí do Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, từ đó nêu ngắn gọn cảm nhận của em nhân vật Trần Quốc Toản qua hành động này.

Câu 5 (1điểm): Chia sẻ bài học bản thân em có được từ đoạn trích.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

PHẦN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

 

ĐỌC HIỂU

4,0

 

1

- Thể loại: Truyện lịch sử

0,5

 

2

- Ngôi kể: Ngôi thứ ba

- Dấu hiệu: Người kể ẩn mình, không xuất hiện trực tiếp như một nhân vật trong truyện.

0,25

 

0,25

 

3

- Từ tượng hình: xăm xăm.

- Tác dụng:

+ làm cho lời văn gợi hình, gợi cảm, sinh động

+ gợi tả dáng đi nhanh, dứt khoát, đầy quyết tâm của

Trần Quốc Toản khi chạy xuống bến để gặp Vua.

+ Góp phần khắc họa tính cách mạnh mẽ, gan dạ, cương quyết của Trần Quốc Toản.

+ thể hiện tinh thần yêu nước, khát khao được ra trận đánh giặc của một anh hùng nhỏ tuổi.

1

 

4

- Lý do Trần Quốc Toản bóp nát quả cam: Trần Quốc Toản còn quá nhỏ nên không được vào dự hội nghị bàn việc đánh giặc nên rất tức giận, uất ức và bị tổn thương vì không được góp sức bảo vệ đất nước, Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam lúc nào không hay.

- Hành động bóp nát quả cam là một chi tiết giàu ý nghĩa trong truyện, thể hiện khát vọng bảo vệ non sông, lòng yêu nước mãnh liệt và ý chí quyết tâm đánh giặc giữ nước của Trần Quốc Toản, xứng đáng là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

0,5

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

5

- Những bài học rút ra từ câu chuyện:

- Hiểu được truyền thống dũng cảm, yêu nước của thiếu nhi Việt Nam trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.

- Biết ơn và tự hào về các thế hệ cha anh đi trước đã dũng cảm, quyết tâm đánh giặc cứu nước. Biết ơn cha mẹ, thầy cô đã nuôi dưỡng dạy bảo...Từ đó thiếu nhi hôm nay cần biết sống có trách nhiệm , nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão và sẵn sàng đóng góp công sức cho cộng đồng, đất nước, dù nhỏ bé ...

- Học tập và rèn luyện chăm chỉ để “góp sức nhỏ vào việc lớn”, không nản chí khi gặp khó khăn, thể hiện lòng yêu nước qua những việc làm cụ thể mỗi ngày...

(HS nêu tối thiểu hai bài học, thể nêu những bài học khác phù hợp thì vẫn cho điểm tối đa).

1

 

..............

Tải file về để xem toàn bộ nội dung tài liệu

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm