Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 8 Tiểu học Bài tập cuối khóa Module 8 (7 mẫu)
Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 8 Tiểu học gồm 7 mẫu đầy đủ, chi tiết nhất, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh của mình.
Qua đó, thầy cô dễ dàng hoàn thành bài thu hoạch cuối khóa Module 8 của mình đạt kết quả như mong muốn. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm bài thu hoạch Mô đun 8 THCS, THPT. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 8 Tiểu học
Bài thu hoạch Mô đun 8: Chủ đề cảm thông và chia sẻ
TRƯỜNG TH.......... LỚP.......................... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ......, ngày.... tháng.... năm 2024 |
KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH
Chủ đề: CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ
Thời gian thực hiện: Từ tháng.....đến tháng.....
I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
- Chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.
- Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.
- Vận động được cha mẹ và người thân cùng tham hỗ trợ các hoạt động chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Hiểu được truyền thống tương thân tương ái của người Việt Nam.
II. Chuẩn bị
- Nhà trường: Cần chuẩn bị các khâu tổ chức, triển khai các nội dung đến cho học sinh và PHHS, liên hệ với các lực lượng xã hội.
- Giáo viên: phối hợp với nhà trường, PHHS thống nhất về thời gian thực hiện, hình thức và địa điểm thực hiện, phối hợp đánh giá kết quả.
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1: Kế hoạch nhỏ, tiếp sức đến trường (Từ tháng 9/.... đến tháng 05/....).
1.1 . Mục tiêu hoạt động
- Chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.
1.2 . Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động
* Nội dung: HS chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.
* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động
- Phương pháp: Thảo luận nhóm
- Hình thức: Lồng ghép vào tiết HĐTN và Đạo đức.
1.3 . Đánh giá hoạt động
HS nêu được những việc làm cụ thể để thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.
2. Hoạt động 2: Phong trào “Bảo hiểm trao em” (Từ tháng 9/.... đến cuối tháng 12/....).
2.1 . Mục tiêu hoạt động:
Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.
2.2. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động
* Nội dung
- Tham gia phong trào “Kế hoạch nhỏ - Tiếp sức đến trường”.
- Tuyên truyền trong buổi sinh hoạt dưới cờ, họp CMHS đầu năm, họp Ban đại diện CMHS của trường.
* Phương pháp: Lồng ghép vào tiết SHDC, SHL hàng tuần.
* Hình thức: HS thực hiện nuôi heo đất, thu gom giấy, chai và ly nhựa bán.
2.3 . Đánh giá hoạt động
HS thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.
3. Hoạt động 3: Phối hợp với CMHS về phong trào “Bảo hiểm trao em”
3.1. Mục tiêu: Vận động được cha mẹ và người thân cùng tham gia hỗ trợ mua BHYT cho HS khó khăn.
3.2. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động
* Nội dung:
HS về vận động cha mẹ, người thân tham gia phong trào “Bảo hiểm trao em”.
* Phương pháp: thực hành
* Hình thức:
- HS về nhà vận động cha mẹ và người thân tham gia phong trào “Bảo hiểm trao em”.
- GV giải thích kế hoạch với phụ huynh về phong trào để hiểu, hỗ trợ, quyên góp.
3.3 Đánh giá hoạt động
HS vận động được cha mẹ và người thân tham gia hỗ trợ mua BHYT cho HS khó khăn.
Giáo viên lập kế hoạch |
Bài thu hoạch Mô đun 8: Chủ đề An toàn giao thông
TRƯỜNG TH.......... LỚP.......................... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ......, ngày.... tháng.... năm..... |
KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH
Chủ đề: “AN TOÀN GIAO THÔNG”
Thời gian thực hiện: Tháng 9
I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu:
- Nêu được một số hành vi tham gia giao thông an toàn và chưa an toàn.
- Ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.
- Thực hiện được những hành vi tham gia giao thông an toàn.
- Yêu cầu :
- Hội phụ huynh học sinh cử đại diện tham gia hoạt động.
- Giáo viên lập kế hoạch tổ chức hoạt động được BGH nhà trường phê duyệt và gửi các ban ngành cùng phối hợp thực hiện.
- Đoàn thanh niên và công an tham gia hỗ trợ hướng dẫn học sinh tìm hiểu về luật giao thông và trải nghiệm thực tế tham gia giao thông.
II. Nội dung chi tiết của hoạt động
1. Hoạt động 1: Tuyên truyền, phổ biến Luật giao thông.
1.1 Mục tiêu hoạt động
- Biết và nêu được một số hành vi tham gia giao thông an toàn, chưa an toàn.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.
1.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động
- Nội dung: Học sinh biết và nêu được một số hành vi tham gia giao thông an toàn, chưa an toàn; ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.
- Phương thức tổ chức:
* Giáo viên phổ biến Luật giao thông đến học sinh
- Cho học sinh quan sát các biển báo giao thông để biết các loại biển báo giao thông.
- Cho học sinh quan sát tranh các hành vi tham gia giao thông và yêu cầu học sinh nêu được những hành vi nào an toàn, hành vi nào chưa an toàn.
- Học sinh nêu được ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.
1.3 Đánh giá hoạt động
- 100 % học sinh hiểu được các hành vi nào đảm bảo an toàn và chưa đảm bảo an toàn; nêu được ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.
2. Hoạt động 2: Tham gia thực hiện các hành vi an toàn giao thông.
2.1 Mục tiêu hoạt động
Học sinh thực hiện được những hành vi tham gia giao thông an toàn.
2.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động
- Nội dung: Tham gia trải nghiệm thực tế tham gia giao thông trên sân trường.
- Phương thức tổ chức:
* Đoàn thanh niên và công an hướng dẫn và tổ chức trải nghiệm tham gia giao thông an toàn đến học sinh trong Hoạt động trải nghiệm.
- Học sinh tham gia thi “ Đội mũ bảo hiểm đúng và nhanh”
- Cho học sinh trải nghiệm những hành vi tham gia giao thông an toàn.
2.3 Đánh giá hoạt động
- 100 % học sinh trải nghiệm tham gia giao thông an toàn tốt.
3. Hoạt động 3: Rèn luyện kỹ năng tham gia giao thông an toàn
3.1 Mục tiêu hoạt động
Học sinh rèn luyện và thực hiện tốt những hành vi tham gia giao thông an toàn.
3.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động
- Nội dung: Rèn luyện và thực hiện tốt những hành vi tham gia giao thông an toàn.
- Phương thức tổ chức:
* Phụ huynh học sinh rèn luyện thêm kỹ năng tham gia giao thông an toàn
- Tuyên truyền đến phụ huynh một số hành vi tham gia giao thông an toàn và chưa an toàn; ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn qua buổi Họp phụ huynh, gửi nội dung tuyên truyền qua Zalo lớp.
- Phụ huynh nhắc học sinh tham gia đội mũ bảo hiểm và thực hiện những hành vi tham gia giao thông an toàn ( rèn luyện kỹ năng đi xe đạp an toàn và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông,…)
3.3 Đánh giá hoạt động
Học sinh có kỹ năng tham gia giao thông an toàn.
Giáo viên lập kế hoạch |
Bài thu hoạch Mô đun 8: Chủ đề Quà tặng yêu thương
TRƯỜNG TH.......... LỚP.......................... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ......, ngày.... tháng.... năm.... |
KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH
Chủ đề: QUÀ TẶNG YÊU THƯƠNG
I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
- Nêu được những việc làm để thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Thưc hiện những việc làm thể hiện sư quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Vân động cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình cùng hỗ trợ.
II. Chuẩn bị
- Nhà trường: cần chuẩn bị các khâu tổ chức, triển khai các nội dung đến cho học sinh và PHHS.
- Giáo viên: phối hợp với nhà trường, PHHS thống nhất về thời gian thực hiện, địa điểm thực hiện, phối hợp đánh giá kết quả.
III. Tiến trình hoạt động
Hoạt động 1: Cho đi là niềm vui (Tháng 9/......)
a. Mục tiêu hoạt động
Nêu đươc những việc làm để thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động
* Nội dung: Học sinh nêu được những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động
- Thảo luận nhóm: Giáo viên cho học sinh xem video, tranh ảnh – Học sinh thảo luận và nêu được những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương.
- Lồng ghép vào Hoạt động trải nghiệm trong tiết sinh hoạt lớp vào ngày thứ 6 hàng tuần.
c. Đánh giá hoạt động: Học sinh nêu được nêu được những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương.
Hoạt động 2: Kế hoạch nhỏ giúp bạn vượt khó (Tháng 10, 11/.....)
a. Mục tiêu hoạt động: Thực hiện những việc làm thể hiện sư quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động
* Nội dung: Học sinh thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động
- Các tổ thảo luận và xây dựng được kế hoạch nhỏ để giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Mỗi tổ sẽ tiến hành thực hiện “Kế hoạch nhỏ”. Vào cuối học kì, sẽ tiến hành hội thu trên lớp.
- Lồng ghép vào môn Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm trong tiết sinh hoạt tập thể vào thứ Sáu hàng tuần.
c. Đánh giá hoạt động: Học sinh thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Hoạt động 3: Quà tặng yêu thương (Tháng 01/......)
a. Mục tiêu hoạt động: Vận động cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình cùng hỗ trợ.
b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động
* Nội dung:
- Học sinh vận động cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình cùng hỗ trợ.
- Trao phần quà cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện, trao đổi với cha mẹ học sinh về kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn của lớp.
- Học sinh chia sẻ kế hoạch giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp với cha mẹ, ông bà, người thân để vận động mọi người cùng tham gia thực hiện.
- Giáo viên chuẩn bị những phần quà để trao cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào dịp Tết nguyên đán (tháng 01/......).
* Lực lượng phối hợp: Tổng phụ trách, cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân, …
c. Đánh giá hoạt động: Học sinh vận động được cha mẹ, ông bà, người thân cùng tham gia vào hoạt động “Quà tặng yêu thương”.
Giáo viên lập kế hoạch |
Bài thu hoạch Mô đun 8: Chủ đề Xây dựng nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi
KẾ HOẠCH
Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh
tại trường Tiểu học ...................... Giai đoạn 2022-2025.
Chủ đề: Xây dựng nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên (gọi tắt là Chỉ thị số 31/CT-TTg) nhằm thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị TW 8 (khóa XI) về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;
- Giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh trong trường thấy rõ tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng toàn diện, coi trọng công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, trong đó chú trọng hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật, truyền thống lịch sử, văn hoá, lòng tự hào dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho học sinh; phát huy năng lực sáng tạo, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường.
- Tuyên truyền, giáo dục cho thiếu nhi trong nhà trường về những chuẩn mực văn hóa như: lòng hiếu thảo, sự kính trọng, lễ phép đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo; biết sẻ chia, giúp đỡ bạn bè, người có hoàn cảnh khó khăn... Qua đó kế thừa, bồi đắp những giá trị tốt đẹp trong văn hóa giao tiếp ứng xử của người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
2. Yêu cầu
- Việc thực hiện kế hoạch phải gắn với triển khai sâu rộng, nghiêm túc, thường xuyên và có hiệu quả với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình thực tế của mỗi nhà trường; lồng ghép, tích hợp hiệu quả giáo dục đạo đức trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý các tình huống trong cuộc sống; giáo dục văn hóa truyền thống, tinh thần đoàn kết, sự khéo léo, thông minh thông qua các trò chơi dân gian, trò chơi trí tuệ, trò chơi có tính ứng xử, từ đó giúp học sinh được ôn luyện, trau dồi thêm kiến thức về lịch sử dân tộc, văn hóa dân gian từ đó biết trân trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, sống lễ phép, trung thực, tự trọng, lành mạnh.
- Nhà trường tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp phần phát triển phẩm chất, năng lực, các kĩ năng sống cho học sinh; hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội. Qua đó người học được hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống.
II. NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Xây dựng nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử cho thiếu nhi trong gia đình
- Tuyên truyền, giáo dục cho thiếu nhi hiểu lòng hiếu thảo, lễ phép đối với ông bà, cha mẹ; sự chia sẻ, hoà thuận đối với anh, chị em; từ đó lan tỏa nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử trong gia đình cho mỗi học sinh.
- Phổ biến, nâng cao nhận thức cho các thành viên trong gia đình về văn hóa giao tiếp ứng xử truyền thống gia đình Việt Nam.
- Khơi dậy tình yêu thương, chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình về xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, làm nền tảng xây dựng cộng đồng, quốc gia phồn vinh, hạnh phúc.
- Tuyên dương thiếu nhi có hành động đẹp, việc làm tốt thể hiện sự lễ phép, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình.
.............
....
>> Tải file để tham khảo các mẫu còn lại