Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 2 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Bài tập cuối tuần lớp 2 sách KNTT, CTST, Cánh diều (Cả năm)

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 2 năm 2024 - 2025 Cả năm của 3 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mỗi phiếu bài tập tương ứng với 1 tuần học, bám sát chương trình.

Với bộ phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt 2 mang tới các dạng bài tập đọc hiểu, các bài tập luyện từ và câu, tập làm văn cho các em củng cố kiến thức tuần qua, để ngày càng học tốt môn Tiếng Việt lớp 2 hơn. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức

Tuần 1

A. Đọc – hiểu

I. Đọc thầm văn bản sau:

TÔI LÀ HỌC SINH LỚP HAI

Ngày khai trường đã đến.

Sáng sớm, mẹ mới gọi một câu mà tôi đã vùng dậy, khác hẳn mọi ngày. Loáng một cái, tôi đã chuẩn bị xong mọi thứ. Bố ngạc nhiên nhìn tôi, còn mẹ cười tủm tỉm. Tôi rối rít: “Con muốn đến lớp sớm nhất”.

Tôi háo hức tưởng tượng ra cảnh mình đến đầu tiên, cất tiếng chào thật to những bạn đến sau. Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười ở sân. Thì ra, không chỉ mình tôi muốn đến sớm nhất. Tôi chào mẹ, chạy ào vào cùng các bạn.

Chúng tôi tranh nhau kể về chuyện ngày hè. Ngay cạnh chúng tôi, mấy em lớp 1 đang rụt rè níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái. Trước các em, tôi cảm thấy mình lớn bổng lên. Tôi đã là học sinh lớp 2 rồi cơ mà.

Văn Giá

AI. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Chi tiết bạn nhỏ “vùng dậy”, “chuẩn bị xong mọi thứ” cho thấy:

A. Bạn nhỏ rất buồn ngủ.

B. Bạn nhỏ rất háo hức đến trường.

C. Bạn nhỏ rất chăm ngoan.

2. Bố và mẹ cảm thấy thế nào trước hành động khác hẳn mọi ngày của bạn nhỏ?

A. ngạc nhiên, thích thú

B. kì lạ

C. khó hiểu

3. Khi thấy các bạn cùng lớp, bạn nhỏ đã làm gì?

A. ngạc nhiên vì các bạn cùng đến sớm

B. ríu rít chuyện trò cùng các bạn.

C. chào mẹ, chạy ào vào chỗ các bạn.

4. Ngày Khai giảng hàng năm của nước ta thường diễn ra vào ngày nào?

A. Ngày 2 tháng 2

B. Ngày 1 tháng 6

C. Ngày 5 tháng 9

II. Luyện tập:

5. Xếp các từ sau vào bảng cho thích hợp:

bạn, nói, bố, quần áo, cặp sách, đi học, chạy, cô giáo

Chỉ người

Chỉ vật

Chỉ hoạt động

............................

............................

............................

6. Viết tiếp để có câu giới thiệu:

a. Em là ……………………………………………………………………………...

b. Trường em là ……………………………………………………………………..

c. Mẹ em là …………………………………………………………………………..

7. Điền c/k/q vào chỗ chấm:

- con … ò- con … iến- con … ông
- con … uạ- cây … ầu- cái … ìm

8. Gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật có trong khổ thơ sau:

Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em đến lớp…

9. Đặt câu có chứa từ:

a. đi học: ………………………………………………………………………………

b. nghe giảng: …………………………………………………………………………

10. Em hãy viết 2 đến 3 câu giới thiệu về bản thân mình.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….

Tuần 2

A. Đọc – hiểu

I. Đọc thầm văn bản sau:

BÉ MAI ĐÃ LỚN

Bé Mai rất thích làm người lớn. Bé thử đủ mọi cách. Lúc đầu, bé đi giày của mẹ, buộc tóc theo kiểu của cô. Bé lại còn đeo túi xách và đồng hồ nữa. Nhưng mọi người chỉ nhìn bé và cười. Sau đó, Mai thử quét nhà như mẹ. Bé quét sạch đến nỗi bố phải ngạc nhiên:

- Ô, con gái của bố quét nhà sạch quá! Y như mẹ quét vậy.

Khi mẹ chuẩn bị nấu cơm, Mai giúp mẹ nhặt rau. Trong khi mẹ làm thức ăn, Mai dọn bát đũa, xếp thật ngay ngắn trên bàn. Cả bố và mẹ đều vui. Lúc ngồi ăn cơm, mẹ nói:

- Bé Mai nhà ta đã lớn thật rồi.

Mai cảm thấy lạ. Bé không đi giày của mẹ, không buộc tóc giống cô, không đeo đồng hồ. Nhưng bố mẹ đều nói rằng em đã lớn.

Theo Tiếng Việt 2, tập 1, 1988

AI. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Bé Mai thích điều gì?

A. thích làm người lớn

B. thích làm việc nhà

C. thích học giỏi

2. Lúc đầu, Bé Mai đã thử làm người lớn bằng cách nào?

A. đi giày của mẹ, buộc tóc giống cô

B. đeo túi xách, đồng hồ

C. Cả hai đáp án trên

3. Sau đó, Mai đã làm những việc gì khiến bố mẹ đều vui?

A. quét nhà, nhặt rau

B. nhặt rau, dọn bát đũa

C. quét nhà, nhặt rau, dọn và xếp bát đũa ngay ngắn trên bàn

4. Theo em, vì sao bố mẹ nói rằng Mai đã lớn?

……………………………………………………………………………………..

II. Luyện tập:

5. Gạch dưới từ chỉ sự vật có trong câu sau:

Bé không đi giày của mẹ, không buộc tóc giống cô, không đeo đồng hồ.

6. Gạch dưới từ chỉ hoạt động có trong câu sau:

Khi mẹ chuẩn bị nấu cơm, Mai giúp mẹ nhặt rau.

7. Khoanh vào chữ cái trước dòng có tiếng viết sai chính tả s/x:

a. sim, sông, suối, chim sẻ

b. xem xét, mùa xuân, xấu xa, xa xôi c. quả sung, chim xáo, sang sông d. đồng xu, xem phim, hoa xoan

8. Hãy viết thêm từ ngữ vào chỗ trống để tạo thành câu nêu hoạt động:

a. Cô giáo …………………………………………………………………………………

b. Các bạn học sinh ……………………………………………………………………..

9. Viết câu nêu hoạt động phù hợp với mỗi tranh dưới đây:

Cảnh sát…………………………………………………
Ô tô…………………………………………………

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 Chân trời sáng tạo

I. Luyện đọc văn bản sau:

TÔI LÀ HỌC SINH LỚP HAI

Ngày khai trường đã đến.

Sáng sớm, mẹ mới gọi một câu mà tôi đã vùng dậy, khác hẳn mọi ngày. Loáng

một cái, tôi đã chuẩn bị xong mọi thứ. Bố ngạc nhiên nhìn tôi, còn mẹ cười tủm tỉm. Tôi

rối rít: “Con muốn đến lớp sớm nhất”.

Tôi háo hức tưởng tượng ra cảnh mình đến đầu tiên, cất tiếng chào thật to những bạn đến sau. Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười ở sân. Thì ra, không chỉ mình tôi muốn đến sớm nhất. Tôi chào mẹ, chạy ào vào cùng các bạn.

Chúng tôi tranh nhau kể về chuyện ngày hè. Ngay cạnh chúng tôi, mấy em lớp 1 đang rụt rè níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái. Trước các em, tôi cảm thấy mình lớn bổng lên. Tôi đã là học sinh lớp 2 rồi cơ mà.

Văn Giá

II. Đọc – hiểu:

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Chi tiết bạn nhỏ “vùng dậy”, “chuẩn bị xong mọi thứ” cho thấy:

A. Bạn nhỏ rất buồn ngủ.

B. Bạn nhỏ rất háo hức đến trường.

C. Bạn nhỏ rất chăm ngoan.

2. Bố và mẹ cảm thấy thế nào trước hành động khác hẳn mọi ngày của bạn nhỏ?

A. ngạc nhiên, thích thú

B. kì lạ

C. khó hiểu

3. Khi thấy các bạn cùng lớp, bạn nhỏ đã làm gì?

A. ngạc nhiên vì các bạn cùng đến sớm

B. ríu rít chuyện trò cùng các bạn.

C. chào mẹ, chạy ào vào chỗ các bạn.

4. Ngày Khai giảng hàng năm của nước ta thường diễn ra vào ngày nào?

A. Ngày 2 tháng 2

B. Ngày 1 tháng 6

C. Ngày 5 tháng 9

III. Luyện tập:

5. Nối từ ngữ với hình.

Nối từ ngữ với hình

6. Viết 1 câu có từ ngữ ở bài tập 5.

M: Bé Mai đang quét nhà.

......................................................................................................................................

7. Điền c/k/q vào chỗ chấm:

- con … ò

- con … uạ

- con … iến

- cây … ầu

- con … ông

- cái … ìm

8. Viết 2-3 từ ngữ:

a. Chỉ tính nết của trẻ em: M : ngoan ngoãn

......................................................................................................................................

b. Chỉ hoạt động của trẻ em: M : đọc truyện

......................................................................................................................................

9. Đặt 1 câu có chứa từ em tìm được ở bài 8.

Bài tập cuối tuần lớp 2 sách Cánh Diều

Họ và tên:……………………………

Lớp: 2…

BÀI TẬP CUỐI TUẦN – TUẦN 1

Thứ…… ngày … tháng… năm 20…

Bài 1

Đọc bài sau:

Hòn đá nhẵn

Hồi học lớp một, tôi hay bị ba mẹ mắng chỉ vì thích chơi không chịu học, không chịu vào “khuôn phép”. “Tại sao người lớn lại cứ ép trẻ con phải làm những việc mà chúng không thích? Ba mẹ chắc không yêu mình nên mới chẳng cho mình chơi.” Tôi nghĩ thế nên rất buồn và giận ba mẹ.

Một lần, bị ba mắng tôi đã chạy đến nhà bà nội. Biết chuyện của tôi, bà không nói gì mà dẫ tôi đi dạo bên bờ suối. Tôi bắt đầu tìm những viên đá, chọn kĩ lưỡng, tìm được một viên cuội tuyệt đẹp, tròn, nhẵn bóng như một viên bi.

- Nó tuyệt đẹp, phải không nội?

- Ừ, đẹp thật. Sao con không nhặt đá ở bờ suối mà lại mất công tìm dưới nước?

- Vì đá trên bờ đều thô ráp.

- Con có biết vì sao viên cuội ở dòng suối lại nhẵn được như vậy không?

Mừng rỡ vì biết rõ câu trả lời, tôi nói ngay:

- Nhờ nước ạ!

- Đúng, nước chảy đá mòn. Nhờ có nước và nhờ những viên đá cọ xát vào nhau cho đến khi những chỗ gồ ghề, thô ráp biến mất. Lúc này viên đá mới đẹp. Con người cũng vậy. Hãy nghĩ ba mẹ con giống như dòng nước. Một ngày nào đó khi con nên người, con sẽ hiểu nhờ đâu con được như thế.

Và đó là tất cả những gì quan trọng nhất bà nội đã nói với tôi trong buổi chiều đáng nhớ ấy.

(Phỏng theo Oan-cơ Mít-đơ)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Khi bị ba mẹ mắng vì ham chơi không chịu học, bạn nhỏ cảm thấy như thế nào?

a. Bạn cảm thấy rất hối hận.

b. Bạn cảm thấy ba mẹ vô lí nên bất bình với ba mẹ và buồn.

c. Bạn hiểu ba mẹ nghiêm khắc như vậy là tốt cho bạn.

2. Biết chuyện của bạn nhỏ, bà nội bạn đã làm gì?

a. Bà giảng giải, chỉ ra những sai trái của bạn.

b. Bà khuyên bạn về xin lỗi ba mẹ.

c. Bà không nói gì mà cùng bạn nhỏ đi dạo chơi.

3. Bạn nhỏ tìm nhặt những viên đá như thế nào?

a. Bạn tìm những viên đá tròn, nhẵn bóng.

b. Bạn tìm những viên đá to.

c. Bạn tìm những viên đá gồ ghề, thô ráp.

4. Bà nội giải thích vì sao những viên đá dưới nước lại đẹp?

a. Vì những viên đá đó được nước bảo vệ không bị bụi bẩn.

b. Vì dòng nước chảy và sự cọ xát của các viên đá với nhau đã bào mòn, làm mất sự thô ráp của chúng.

c. Vì những viên đá nằm sâu dưới dòng suối vốn đẹp nhưng không ai phát hiện ra.

5. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau:

a. Từ chỉ người: ba mẹ, người lớn, trẻ con, khuôn phép, bà nội, con người.

b. Từ chỉ hoạt động của học sinh: nghe giảng, học bài, đi học, ra chơi, tắm biển.

c. Từ chỉ nết tốt của người học sinh: chăm chỉ, chuyên cần, lễ phép, ham chơi, thật thà.

6. Khoanh vào từ viết đúng chính tả:

a. quyển nịch/chắc nịch

b. làng tiên/xóm làng

c. cây bàn/cái bàn

d. cái thang/hòn thang

Bài 2: Xếp các từ ngữ sau thành câu và ghi lại:

a. các bạn nam/trên sân trường/đá bóng

......................................................................................................................................

b. cả lớp/cô giáo kể chuyện/chăm chú nghe

......................................................................................................................................

Bài 3: Viết tiếp vào chỗ trống để giới thiệu với các bạn trong lớp về mình:

Mình tên là ................................................ Nhà mình ở ...................................

............................................ Mình rất thích .................................................................

......................................................................................................................................

Đáp án phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt 2 - Tuần 1

Bài 1:

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

b

c

a

b

a. khuôn phép

b. tắm biển

c. ham chơi

a. chắc nịch; b. xóm làng

c. cái bàng; d. cái thang

Bài 2: Gợi ý

  • Các bạn nam đá bóng trên sân trường.
  • Cả lớp lắng nghe cô giáo kể chuyện.

Bài 3: Gợi ý

Mình tên là Phan Mỹ An. Nhà mình ở phố Kim Mã, gần chợ Ngọc Hà. Mình rất thích đọc truyện, xem phim và ăn gà rán...

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM – TUẦN 1

Phần 1: Dựa vào nội dung câu chuyện em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào?3. Ban đầu, cậu bé trong bài có tính cách như thế nào?
a. Học rất giỏia. Làm việc gì cũng hết mình
b. Học rất dởb. Làm việc gì cũng cẩn thận
c. Rất chăm họcc. Làm việc gì cũng mau chán
2. Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?4. Câu chuyện này khuyên em điều gì?
a. Bà cụ đang học bàia. Không cần học hỏi cũng có thể thành tài
b. Bà cụ đang đi chợb. Có tính nhẫn nại và kiên trì học hỏi thì có ngày cũng thành tài
c. Bà cụ đang mài thỏi sắtc. Chỉ cần đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài là có thể học giỏi

5. Từ “nên” trong câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” có nghĩa là gì?

a, Thành công

b. Hậu quả

c. Lí do

d. Thua lỗ

Phần 2: Em hãy hoàn thành sơ đồ tư duy sau nhé!

Sơ đồ tư duy

...

>> Tải file để tham khảo Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 2 năm 2024 - 2025

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm