35 đề tập làm văn hay lớp 4 Những bài văn mẫu lớp 4 hay nhất
35 đề Tập làm văn hay lớp 4 hay nhất, có kèm theo các gợi ý chi tiết, giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức, có thêm tư liệu để hoàn thiện bài văn của mình hay hơn, nhằm đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra sắp tới.
Qua đó, còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn tập cho học sinh của mình ở nhà, củng cố kiến thức, ngày càng học tốt phân môn Tập làm văn lớp 4. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Những bài Tập làm văn lớp 4 hay nhất
Em đã từng giúp đỡ bạn bè (hoặc người thân trong gia đình) một việc, dù rất nhỏ. Hãy kể lại câu chuyện đó và nêu cảm nghĩ của em.
Gợi ý:
a) MB: Giới thiệu hoàn cảnh, nhân vật trước khi xảy ra câu chuyện: Câu chuyện xảy ra ở đâu hoặc diễn ra trong hoàn cảnh nào? Sự việc chuẩn bị cho câu chuyện bắt đầu là gì?
b) TB: Kể lại diễn biến câu chuyện từ lúc mở đầu đến lúc kết thúc:
- Sự việc mở đầu cho câu chuyện là gì?
- Những sự việc tiếp theo lần lượt diễn ra như thế nào? Kể rõ từng hành động, chi tiết cụ thể của việc làm giúp đỡ bạn hay người thân của em: làm việc gì, làm như thế nào?... nêu rõ thái độ, hành động của nhân vật khác trước việc làm của em...
- Sự việc kết thúc ra sao?
c) KB: Nêu cảm nghĩ của em về việc làm giúp đỡ bạn bè hay người thân: Việc làm giúp đỡ người khác để lại cho em những suy nghĩ và cảm xúc gì, hoặc để lại trong em ấn tượng gì khó phai?
VD: Một buổi sáng, tôi cùng bạn bè đang vui chơi trước nhà thì một đám mây đen kéo đến. Tất cả chúng tôi chạy vội về nhà mình. Phút chốc, cơn mưa rào ập tới.
Ngồi trong nhà ấm áp, nhìn ra ngoài mưa rơi lạnh buốt, tôi chợt nhớ ra một điều: sáng nay chị tôi đi học không mang áo mưa. Giờ này cũng là lúc tan học đến nơi. Tôi vội đội nón, khoác tấm ni lông, tay cầm áo mưa, chạy vội đến trường chị. Vừa vặn lớp chị tôi đang cho học sinh ra. Thấy tôi, chị tôi mừng quýnh, cầm áo mưa mặc vào người và cảm ơn tôi rối rít. Hai chị em tôi ra về dưới trời mưa xối xả. Chân chúng tôi bấm chặt xuống đất cho đỡ trơn. Gió thổi mạnh từng cơn như muốn giằng chiếc nón tôi đội trên đầu. Những giọt mưa gõ lộp bộp xuống nón tôi nghe rất vui tai.
Về đến nhà, trong lòng tôi rất vui sướng vì đã giúp đỡ được chị của mình. Câu chuyện xảy ra lâu rồi nhưng đến nay tôi còn nhớ mãi vì đó là một kỉ niệm đẹp của chị em chúng tôi.
ĐỀ 2
Em đã từng tham gia hoặc chứng kiến một việc làm giúp đỡ em nhỏ ở ngoài đường hay trong trường học. Hãy kể lại câu chuyện đó.
Gợi ý:
VD: Đi học về, tôi đang tung tăng bước trên đường thì thấy một em bé gái chừng ba, bốn tuổi đang bi bô nói. Bên cạnh là một bạn đội viên có khuôn mặt dễ mến, đang dắt em nhỏ, vừa đi vừa trò chuyện.
Chốc chốc, em bé lại hỏi: "Mẹ đâu? Mẹ đâu?". Người chị dịu dàng đáp: "Ừ, chị đang dẫn em về với mẹ đây mà!" Vừa nói, bạn vừa chỉ tay về phía trước. Bước lại gần, tôi khẽ hỏi: "Em bạn đấy à?" Bạn đó mỉm cười: "Không, em này bị lạc. Mình đang đưa em đi tìm mẹ đây!" Nói xong, bạn bế em lên, đi qua đường để đến đồn công an gần đó, chắc là bạn muốn nhờ các chú công an tìm hộ mẹ cho em bé. Vừa hay, lúc ấy có một cô trông còn trẻ, hớt hơ hớt hải chạy lại. Em nhỏ mừng rỡ reo lên:
- Mẹ! Mẹ! Mẹ đây rồi!
Cô nhớ con mình, vui sướng ôm chầm lấy và còn ngỏ lời cảm ơn chú công an. Chú công an vui vẻ đáp: "Đây không phải là công của chúng tôi mà là công của em đội viên quàng khăn đỏ này đấy!" Người mẹ nắm chặt bàn tay của người bạn gái và trầm trồ khen ngợi: "Quý hóa quá! Thật là quý hóa! Cô cảm ơn cháu nhiều lắm!"
Đề 3
Một người thân trong gia đình em (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị) đã từng làm một việc tốt làm em cảm động và nhớ mãi. Hãy kể lại câu chuyện đó.
Gợi ý:
Hôm nay nhận được tiền, chị Nhân của tôi sung sướng lắm vì đây là số tiền đầu tiên do công sức của chị làm ra. Hai chị em bàn với nhau sẽ mua tập, mua bút chì vẽ tranh, mua kẹp tóc, ăn phở, uống sữa, ai cũng phấn khởi.
Buổi chiều, ba đi làm về, áo đẫm mồ hôi. Nhìn dáng gầy gầy của ba trong chiếc áo bạc màu có vá đôi chỗ, không ai bảo ai, hai chị em đều nín lặng. Tối đến, chị Nhân bàn với tôi: “Chúng mình dành số tiền này mua tặng ba chiếc áo để đi làm. Em có đồng ý không?” Tôi nhất trí. Thế là hai chị em bí mật mua áo tặng ba. Món quà được chị Nhân gói cẩn thận, đẹp đẽ rồi phân công tôi mang đến tặng ba. Cầm món quà, ba nhìn hai chị em tôi một cách ngạc nhiên. Má cũng ngỡ ngàng không kém ba. Má giục ba mở ra xem. Khi thấy chiếc áo, ba má cùng thốt lên:
- Ồ, chiếc áo! Làm sao các con có được?
Sau khi biết rõ mọi chuyện, ba cảm động ôm cả chiếc áo và hai chị em chúng tôi vào lòng, nghẹn ngào nói:
- Các con của ba ngoan và có hiếu quá!
Thế rồi, những giọt nước mắt cứ long lanh trên đôi mắt của má.
Chuyện xảy ra đã lâu nhưng hình ảnh “chiếc áo hiếu thảo” và gương mặt thân thương của ba má còn hiện tươi rói trong tâm trí tôi. Đó là một kỉ niệm khó quên vì nó giúp tôi nhận ra một điều đẹp đẽ: vui biết bao khi mình biết quan tâm đến người khác.
Đề 4
Em đã từng tham gia hoặc chứng kiến những việc làm có ý nghĩa tốt đẹp ở địa phương mình đang sống. Hãy kể lại câu chuyện nói về việc làm đó.
Gợi ý:
Vào mùa hè, người đến xếp hàng lấy nước ở vòi nước cộng cộng phố tôi rất đông, thùng xếp thành dãy dài. Mùa thu ít người lấy nước hơn. Qua đông lại càng ít nữa. Có lẽ vì rét quá, ai cũng lạnh và không hay gội rửa ào ào.
Lứa tuổi chúng tôi còn nhiều đứa tinh nghịch, chân không bẩn mà đi qua cũng chìa chân vào rửa. Những buổi sáng tinh mơ, các bà bán rau ở ngoại ô đi chợ sớm cũng đến máy nước công cộng rửa rau rất lâu.
Một đêm trời rét buốt như kiến cắn, tôi tỉnh dậy rồi không sao ngủ tiếp được.Bỗng nghe tiếng nước chảy xè xè ở máy nước đầu ngõ, chảy mãi như không có người khóa lại. tôi nghĩ: “Chắc có cậu nào qua đó nghịch máy rồi cứ để thế mà đi. Hay là có bà nào đi chợ sớm rửa rau cải, rửa hành gì đây mà quên khóa máy lại?”
Tôi vội tung chăn nhảy xuống, xỏ vội đôi dép rồi mở cửa bước ra. Dòng nước vẫn chảy xè xè. Tôi chạy ngay đến khóa luôn máy lại. Trời rét căm căm, hai hàm răng va vào nhau lập cập nhưng lòng tôi lại thấy vui. Tôi bước vào nhà, định sớm mai viết ngay tấm biển để cạnh vòi nước công cộng: “Ai dùng xong nước thì nhớ khóa lại!”
VD2: Giúp chú thương binh qua đường tàu:
Ở bến xe, anh thương binh ấy đã không ngớt lời cảm ơn và khen ngợi một em bé đã cứu anh qua đường tàu hoả. Anh rất vui và cảm phục tấm lòng dũng cảm của em nhỏ
Hôm ấy, cảnh trời đất thật tuyệt đẹp. Xa xa, một lớp mây hồng óng ả nổi bật trên nền trời cao xanh. Ánh nắng vàng nhạt chiếu xuống đất, rải trên cánh đồng lúa xanh rờn. Một anh thương binh đang chống nạng bước đi. Một mắt anh đã bị hỏng, còn một mắt cũng chỉ nhìn thấy lờ mờ.
Đề 5
Hãy kể lại câu chuyện nói về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và người bạn thân trong lớp học.
Gợi ý:
Hôm ấy, cô giáo dẫn vào lớp một bạn gái và nói với chúng tôi: “Đây là Lan, bạn mới của lớp ta, các em hãy làm quen với nhau đi”.
Cả lớp ngơ ngác nhìn cô bé mặc bộ quần áo có chỗ vá, có đứa thì thầm: “Gớm! Ai thèm làm bạn với nó chứ!” Cô giáo xếp Lan ngồi bàn đầu với tôi. Tự dưng tôi ngồi cách xa Lan ra.
Một hôm, cô giáo giảng bài tập toán, cô gọi Lan lên làm, Lan loay hoay mãi mà không giải được. Bỗng có tiếng nói từ cuối lớp vang lên: “Bài dễ thế mà không làm được, làm mất điểm thi đua của lớp rồi đấy!”
Cô giáo không hài lòng chút nào, cô giáo cho Lan về chỗ ngồi. Lúc ra về, bọn tôi lườm Lan một cái rồi chạy đi. Lúc này nhìn Lan thật tội. Ai bảo lười học!
Chiều hôm ấy, tôi ghé vào cửa hàng mua sách thì thấy Lan gánh nước qua. Nhìn thấy tôi, bạn đi như chạy. Bỗng Lan trượt ngã lăn ra cùng hai xô nước. Một bà béo chạy lại quát ầm ĩ. Lan ôm mặt khóc rồi chạy như bị ma đuổi.
Tôi bám theo Lan đến một ngôi nhà tồi tàn. Bây giờ tôi mới hiểu rằng nhà bạn nghèo lắm! Mẹ thì bị bệnh, bố đi đạp xích lô để kiếm tiền nuôi cả nhà. Còn Lan phải đi làm thuê để có tiền mua thuốc cho mẹ. Thế mà tôi đã hiểu lầm Lan.
Sáng hôm sau, tôi đem chuyện kể cho các bạn trong lớp nghe, ai cũng xúc động, nhận ra sự vô tâm của mình. Thế là cả lớp phát động phong trào: “Góp tiền tiết kiệm, giúp đỡ các bạn nghèo vượt khó”.
Cũng từ hồi đó, chúng tôi luôn gắn bó với Lan. Bây giờ Lan đã trở thành học sinh giỏi của tỉnh. Và tôi với Lan đã trở thành đôi bạn thân từ lúc nào không biết.
Đề 6
Hãy kể lại câu chuyện nói về một việc làm thể hiện nếp sống văn minh, lịch sự ở ngoài đường hay nơi công cộng (có thể đối chiếu với việc làm chưa văn minh, lịch sự cũng xảy ra ở nơi đó, lúc đó).
Gợi ý:
Đường phố buổi sáng vào giờ cao điểm, người đông như nước chảy. Xe đạp nối đuôi nhau không ngớt. Xe máy bấm còi inh ỏi. Một chiếc xe ca đi đón khách, người phụ xe đập tay vào thành xe ầm ầm để xin đường khiến dòng người dạt về hai phía.
Một thanh niên đi xe đạp, đèo hai két bia đang giơ tay xin đường rẽ trái. Bỗng “uỳnh” một tiếng, anh học sinh lách vội, và phải bánh sau làm xe chở bia đổ nhào.
“Xoảng…xoảng”, két bia rơi xuống mặt đường. Nước bia trào ra tung tóe. Mảnh chai nhọn sắc vương vãi ra mặt đường. Hai người và xe kéo co nhau mãi một hồi rồi cũng nâng xe lên vỉa hè. Dòng người vẫn đi, chẳng ai để ý đến đoạn đường đầy mảnh chai.
Họ chỉ né tránh cho bánh xe không chạm vào các mảnh vỡ.
- Ôi dào, để thế mà đi được! Một bà cụ bán nước ở vỉa hè thốt lên. Cụ đăm đắm nhìn đám mảnh chai trên đường, vẻ ái ngại.
Một lúc sau, bà cụ quay vào trong nhà cầm chổi và hót rác. Tấm lưng còng của cụ chậm rãi đi xuống lòng đường, đến chỗ mảnh chai vương vãi. Cụ ngồi xuống, lấy chổi quét gom lại, gạt mảnh chai vào hót rác. Chợt bên kia đường có tiếng la:
- Thằng Nhẫn đâu, ra giúp bà một tay đi chứ!
Một cậu bé ở trần, mặc quần đùi chừng mười tuổi chạy ra. Cậu đỡ bà cụ đứng lên, dìu cụ vào vỉa hè. Đoạn, cậu quay trở lại bê hót rác chứa mảnh chai xuống cuối phố, đổ vào thùng rác công cộng.
Tất cả những chuyện ấy, em đứng trước cửa nhà được nhìn thấy từ đầu đến cuối. Bỗng một câu hỏi tự nhiên hiện lên trong óc em: “Sao mình không nhanh chân cùng ra giúp bà cụ làm việc ấy nhỉ?”
Đề 7
Dựa vào bài thơ dưới đây, em hãy kể lại bằng văn xuôi câu chuyện về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng.
Gọi bạn
Tự xa xưa thuở nào
Trong rừng sâu xanh thẳm
Đôi bạn sống bên nhau
Bê Vàng và Dê Trắng.
Một năm trời hạn hán
Suối cạn, cỏ héo khô
Lấy gì nuôi đôi bạn
Chờ mưa đến bao giờ?
Bê Vàng đi tìm cỏ
Lang thang quên đường về
Dê Trắng thương bạn quá
Chạy khắp nẻo tìm Bê
Đến bây giờ Dê Trắng
Vẫn gọi hoài: “Bê! Bê!”
(Định Hải)
Gợi ý:
- Cảnh mở đầu diễn biến: Thế rồi một năm trời hạn hán. Nắng như thiêu như đốt. Tre nứa nổ lốp bốp vang động khắp rừng. Chim chóc ngừng ca. Suối ngừng chảy. Đáy suối cạn khô phơi những tảng đá lớn. Cái nóng hầm hập làm cây cối, muông thú trong rừng chết khát. Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng chốc chốc lại đi ra đi vào, ngước mắt nhìn trời vẻ sốt ruột. Họ ngắc ngoải chờ đợi trong sự đói khát giày vò. Dê Trắng yếu đuối không còn sức để đứng dậy được nữa. Bộ lông trắng xốp, mịn màng của chú xù ra trông thật tội nghiệp. Đôi mắt hằng ngày tinh nhanh là thế mà giờ đây đỡ đẫn hẳn đi
- Cảnh kết thúc câu chuyện: Dê Trắng quyết định đi tìm người bạn thân thiết của mình. Hết chạy lên đầu suối, Dê Trắng lại đi vào giữa rừng rậm hoang vu. Mặc cho cây rừng cản lối, mặc cho gai cào rách thịt, lòng thương bạn khiến Dê Trắng quên cả đau đớn. Vừa đi, Dê Trắng vừa gọi hoài: “Bê Vàng, Bê Vàng ơi! Bạn ở đâu?” Chỉ có tiếng vọng từ vách núi trả lời chú. Bầu trời ảm đạm bỗng mây đen ùn ùn kéo đến. Những giọt mưa dần dần nặng hạt. Nước mưa hòa cùng nước mắt chảy lã chã trên mặt Dê Trắng. Kiệt sức, chú ngã quỵ xuống, miệng vẫn gọi trong hơi thở yếu ớt:
“Bê! Bê!”.
Tiếng gọi từ đáy lòng Dê Trắng vang vọng, mong tìm thấy người bạn thân yêu. Bộ lông của Dê trắng ướt đẫm dưới trời mưa. Từ đây, suối lại đầy ắp nước, khu rừng quê hương rồi sẽ lại xanh tươi. Nhưng Bê Vàng bạn của chú sẽ mãi mãi không bao giờ trở lại.
Đề 8
Hãy viết thư cho bạn kể lại một câu chuyện nói về công ơn của cha mẹ đối với em như câu ca dao sau:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Gợi ý:
VD về đoạn văn kể lại kỉ niệm về chiếc áo gắn với công ơn của cha mẹ (phần chính của bức thư)
Sáng hôm sau đi học về, mình dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, chờ bố mẹ đi làm về ăn. Mẹ vừa bước vào nhà, mình đã thấy trên tay mẹ những búp len màu xanh da trời. Nhìn nét mặt mẹ, mình biết mẹ rất vui. Từ hôm đó, tối nào cũng vậy, bên ngọn đèn lờ mờ, mẹ lấy cặp que đan, lấy len ra để đan áo. Mình như thấy mẹ gầy bớt đi, nét mặt xanh xao. Có lẽ mẹ thức khuya dậy sớm nên mới hại sức khỏe. Mẹ vừa đan xong một chiếc áo thì hết len. Mẹ gọi hai chị em lại. Cái Na vừa mặc xong áo vội chạy đi khoe.
Mẹ nói với mình:
- Mẹ không đủ tiền để mua nhiều len đan áo cho cả hai con. Nhìn thấy con không có áo mặc đi học, mẹ rất thương. Nhưng nhà mình nghèo. Mẹ có chiếc áo này của bà ngoại cho mẹ. Nó đã cũ lại hơi dài. Con mặc tạm vậy. Khi nào có tiền, mẹ sẽ mua cho con chiếc áo khác.
Mình rất xúc động trước tấm lòng của mẹ. Thế là từ hôm đó, mình mặc chiếc áo len cũ kĩ để đi học. Chiếc áo tuy không ấm lắm nhưng mình như thấy có vòng tay ấm áp của bà, của mẹ ôm mình suốt mùa đông.
Đề 9
Lớn lên em sẽ làm gì? Hãy hình dung khi em trưởng thành sẽ được làm công việc mình đã chọn và viết thư kể lại cho bạn (hoặc người thân) biết những điều đó.
Gợi ý:
Đoạn văn kể về những điều hình dung được khi làm người chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam trong bức thư gửi người anh:
Em thấy được hình ảnh người chiến sĩ hải quân qua đài truyền hình. Sau những buổi canh gác mệt mỏi, các cú rất vui vì được ngắm cảnh đẹp của những hòn đảo trên quê hương. Em mong muốn khi lớn lên cũng được làm những công việc như các chú.
Nghĩ đến lúc đó, em sẽ được mặc bộ đồ quần xanh áo trắng, đội chiếc mũ có dòng chữ “Hải quân nhân dân Việt Nam”. Phía trên mũ có ngôi sao năm cánh trông rất đẹp.
Em được đứng trong đội tuần tiễu trên biển. Khi mọi người đã ở vào vị trí của mình, tiếng thuyền trưởng hô to vang vọng vào vách đá gần đó: “Tất cả rời bến!” Con tàu lướt ra khơi, để lại đằng sau những cánh tay vẫy chào tạm biệt của đồng đội trên đảo.
Tàu đi xa dần, cho đến khi em nhìn thấy hòn đảo tiền tiêu chỉ còn mờ xanh trong sương. Tàu chạy qua những hòn đảo khác để làm nhiệm vụ. Khi cạn thức ăn, em cùng đồng đội trên tàu đánh cá để bồi dưỡng. Mọi người nghĩ đến anh em trên đảo ăn uống kham khổ nên tranh thủ đánh cá thật nhiều rồi ướp đá lạnh để chở về. Sau một tuần đi xa, lúc về doanh trại, anh em trên đảo ùa ra đón chúng em và khuân từ trên tàu xuống những sọt cá đầy
Đề 10
Dựa vào cốt truyện dưới đây, em hãy kể lại câu chuyện cho đầy đủ và rõ ý nghĩa.
- Hai bạn nhỏ đang say sưa đá bóng trên đường.
- Một chiếc ô tô lao tới đúng lúc một bạn đang mải chạy theo quả bóng.
- Để tránh tai nạn, người lái xe phải lái chệch lòng đường và phanh lại; không may, xe đâm vào một cây to.
- Người lái xe bị thương, phải đưa vào bệnh viện.
- Hai bạn nhỏ đến thăm và hối hận về việc làm sai trái của mình.
Gợi ý:
VD về đoạn văn kể diễn biến của câu chuyện:
Bỗng một chiếc ô tô màu xanh xuất hiện. Dũng đang mải mê đuổi theo quả bóng, không để ý gì tới chiếc xe đang lao tới. Người lái xe phanh gấp nhưng không kịp. Anh ta phải lái xe chệch lòng đường làm xe đâm ngay vào gốc cây to gần đó. Dũng hoảng quá, mặt tái mét như không còn một giọt máu. Nó đứng như trời trồng giữa đường. Người ở hai bên đường vội đổ xô đến bên chiếc xe. Người lái xe bị thương nặng, đầu bê bết máu trông rất thương. Mấy bác đi đường vội gọi xe chở ngay người bị nạn đi cấp cứu.
Đề 11
Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện người con hiếu thảo dựa vào đoạn tóm tắt cốt truyện dưới đây:
Ngày xửa ngày xưa, có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Một hôm, người mẹ bị ốm nặng và chỉ khát khao được ăn một trái táo thơm ngon. Người con ra đi, vượt qua bao núi cao rừng sâu, cuối cùng anh cũng mang được trái táo trở về biếu mẹ.
GỢI Ý
VD về một dàn ý:
a) MB: giới thiệu hoàn cảnh, nhân vật trước khi xảy ra câu chuyện: Chuyện xảy ra lâu lắm (ngày xửa ngày xưa), có hai mẹ con (nhân vật chính) sống bên nhau rất hạnh phúc
b) TB: Kể lại diễn biến câu chuyện từ lúc mở đầu đến khi kết thúc - triển khai cốt truyện.
- Sự việc mở đầu cho câu chuyện: Bà mẹ bị ốm nặng (chú ý kết hợp tả vài chi tiết về bà mẹ và hoạt động chăm sóc mẹ ốm của người con trai.
- Diễn biến những sự việc tiếp theo:
+ Bà mẹ khát khao được ăn một trái táo thơm ngon: chú ý tả thái độ và ý nghĩ của người con trước mong muốn của mẹ.
+ Cuộc hành trình đi tìm trái táo của người con: Người con đi về phía nào? Qua những đâu, gặp những khó khăn và trở ngại gì? Anh đã làm cách nào để vượt qua khó khăn trở ngại (có thể có ai giúp đỡ?...)
- Sự việc kết thúc: Người con lấy được trái táo để mạng về biếu mẹ: Chú ý tả thái độ và tâm trạng của người con khi cầm trên tay trái táo thơm ngon; kể vắn tắt hành trình mang trái táo về nhà.
c) KB: Kể lại giây phút cảm động khi người con mang trái táo về cho mẹ; suy nghĩ của em về người con trai hiếu thảo trong câu chuyện.
Link Download chính thức:
- Nguyễn Minh QuânThích · Phản hồi · 4 · 16/05/22
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Tập làm văn lớp 4: Kể về một chuyến du lịch đáng nhớ của em
100.000+ 15 -
Tập làm văn lớp 4: Tả cây cam trong vườn nhà em
100.000+ 8 -
Tập làm văn lớp 4: Tả cây phượng trên sân trường em (Sơ đồ tư duy)
1M+ 55 -
Tập làm văn lớp 4: Tả cây bàng trên sân trường em (Sơ đồ tư duy)
1M+ 36 -
Tổng hợp bài văn viết thư hay lớp 4
10.000+ 1 -
Viết thư cho bạn cũ để hỏi thăm và chúc mừng năm mới (Dàn ý + 14 mẫu)
100.000+ 1 -
Nhân dịp năm mới hãy viết thư cho người thân
100.000+ 9 -
Kể về một lần em đi viếng lăng Bác
100.000+ 1 -
Tập làm văn lớp 4: Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm (8 mẫu)
100.000+ -
Viết thư cho cô giáo cũ để thăm hỏi và chúc mừng năm mới
5.000+